Nguồn tin hiện đại

Một phần của tài liệu Tìm hiểu công tác phát triển nguồn tin tại trung tâm học liệu đại học điện lực hà nội (Trang 42 - 46)

8. Bố cục của khóa luận

2.1. Thực trạng nguồn tin tại Trung tâm học liệu trường Đại học Điện lực Hà

2.1.2. Nguồn tin hiện đại

Sự phát triển của khoa học hiện đại đã kéo theo sự ra đời và phát triển của một loại tài liệu mới, đó là tài liệu điện tử được lưu giữ trên CD - ROM, DVD - ROM, trên mạng cục bộ, mạng internet... với sự phát triển của công nghệ kỹ thuật hiện đại ra đời nguồn tin điện tử (e-book, e-journal, e- magazine), các cơ sở dữ liệu điện tử đã và đang tạo ra nguồn tin phong phú. NDT không nhất thiết phải đến thư viện mới có thể tìm được thơng tin, mà ở bất cứ đâu cũng có thể nắm bắt được tin tức nhanh chóng thơng qua các tài liệu điện tử, ngày càng chiếm ưu thế trong đời sống xã hội. Các cơ quan Thơng tin - thư viện có xu hướng xây dựng các ngân hàng dữ liệu, nhằm tăng thêm nguồn thơng tin số hóa và từng bước trở thành thư viện số.

Hiện nay, Trung tâm đang sử dụng phần mềm Libol của công ty Tinh Vân, là phần mềm hữu hiệu để quản lý tài liệu và các vấn đề liên quan đến hoạt động thư viện.

Libol (Library OnLine) là bộ phần mềm giải pháp thư viện điện tử - thư viện số được Công ty Công nghệ tin học Tinh Vân phát triển từ năm 1997. Phần mềm Libol 6.0 với các tính năng nội bật như sau:

+ Hỗ trợ chuẩn biên mục Marc 21 (Machine Readable Cataloguning), AACR2 (Anglo- American Cataloguing Rules), ISBD (International Standard Bibliographic Description)

+ Hỗ trợ khung phân loại: DDC (Deway Decimal Classification), hỗ trợ

đề mục chủ đề.

+ Nhập xuất dữ liệu theo ISO 2709

+ Liên kết với các thư viện qua giao thức Z39.50

+ Tích hợp các thiết bị mã vạch, thẻ từ, và RFID (Radio Fequency Identification)

+ Tích hợp các thiết bị mượn trả tự động. + Hỗ trợ đa ngôn ngữ, hỗ trợ các bảng mã.

- Cấu trúc của phần mềm Libol gồm các phân hệ chính sau:

+ Phân hệ tra cứu trực tuyến OPAC: Là cổng thông tin chung cho mọi đối tượng để khai thác tài nguyên và dịch vụ thư viện theo cách riêng phù hợp với nhu cầu của từng cá nhân; Là môi trường giao tiếp và trao đổi thông tin giữa NDT với nhau, giữa NDT với thư viện và giữa NDT với các thư viện khác.

+ Phân hệ bổ sung: Quy trình quản lý ấn phẩm chặt chẽ và xuyên suốt kể từ lúc phát sinh nhu cầu bổ sung, đặt mua, kiểm nhận, gán số đăng kí cá biệt, xếp giá tới lưu kho và đưa ra khai thác.

+ Phân hệ biên mục: Công cụ mạnh, thuận tiện và mềm dẻo giúp biên mục mọi dạng tài nguyên thư viện theo các tiêu chuẩn thư mục quốc tế; Giúp trao đổi dữ liệu biên mục với các thư viện khác trên mạng Internet và giúp xuất bản các ấn phẩm thư mục phong phú và đa dạng.

+ Phân hệ ấn phẩm định kỳ: Tự động hóa và tối ưu hóa các nghiệp vụ

quản lý đặc thù cho mọi dạng ấn phẩm định kì (báo, tạp chí, tập san…) như bổ sung, đăng ký, kiểm nhận, đóng tập, khiếu nại thiếu số và tổng hợp số có số thiếu.

+ Phân hệ bạn đọc: Quản lý thông tin cá nhân và phân loại bạn đọc giúp thư viện áp dụng được những chính sách phù hợp với mỗi nhóm bạn đọc và tiến hành các xử lý nghiệp vụ dựa trên lô hoặc từng cá nhân.

+ Phân hệ lưu thơng: Tự động hóa những thao tác thủ cơng lặp đi lặp lại trong quá trình mượn trả và tự động hóa tính tốn, áp dụng mọi chính sách lưu thơng do thư viện đặt ra, cung cấp các số liệu thơng kê về tình hình mượn trả tài liệu phong phú và chi tiết.

+ Phân hệ sưu tập số: Theo dõi và xử lý các yêu cầu đặt mua tài liệu điện tử qua mạng, quản lý kho tư liệu số hóa.

+ Phân hệ mượn liên thư viện: Quản lý những giao dịch trao đổi tư liệu với các thư viện khác theo chuẩn quốc tế dưới các vai trò là thư viện cho mượn và thư viện yêu cầu mượn, cho phép NDT của thư viện này có thể mượn sách tại các thư viện khác.

+ Phân hệ quản lý: Quản lý, phân quyền người dùng và theo dõi toàn bộ hoạt động của hệ thống.

Nguồn tin điện tử của Trung tâm là đĩa CD, sinh viên khi nộp luận án luận văn…đều phải nộp bản word và dạng sách. Đây chính là nguồn tin nội lực cơ bản để có thể đáp ứng tốt nhu cầu của NDT tại trường.

Trung tâm sưu tập khoảng 280 tài liệu được số hóa dưới dạng đĩa CD, nội dung chủ yếu là luận án, luận văn, đồ án.

Trung tâm cũng tăng cường bổ sung sách điện tử nhằm làm phong phú nguồn tin và đa dạng hóa các sản phẩm và dịch vụ thư viện. Lợi ích của sách điện tử mang lại rất lớn như:

+ Mua một lần có thể dùng được nhiều năm.

+ Có thể phục vụ nhiều bạn đọc cùng một thời gian. + Không hạn chế lượng truy cập và khai thác.

+ Tiết kiệm kinh phí, diện tích kho, cơng sức của cán bộ thư viện.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu công tác phát triển nguồn tin tại trung tâm học liệu đại học điện lực hà nội (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(105 trang)
w