Hướng dẫn người dùng tin khai thác tin

Một phần của tài liệu Tìm hiểu công tác phát triển nguồn tin tại trung tâm học liệu đại học điện lực hà nội (Trang 92 - 93)

8. Bố cục của khóa luận

3.8. Hướng dẫn người dùng tin khai thác tin

Theo Hiệp hội các thư viện Đại học và thư viện nghiên cứu Mỹ (ACRL, 1989), kiến thức thông tin là sự hiểu biết và một tập hợp các khả năng cho phép các cá nhân có thể nhận biết thời điểm cần thơng tin và có thể định vị, thẩm định và sử dụng thông tin cần thiết một cách hiệu quả.

Cần hiểu rõ rằng kiến thức thông tin không chỉ đơn thuần là những kỹ năng cần thiết để tìm kiếm thơng tin (xác định nhu cầu thông tin, xây dựng các biểu thức tìm tin, lựa chọn và xác minh nguồn tin), mà bao gồm cả những kiến thức về các thể chế xã hội và các quyền lợi do pháp luật quy định giúp người dùng tin có thể thẩm định thơng tin, tổng hợp và sử dụng thông tin một cách hiệu quả.

Cũng theo Hiệp hội Các thư viện chuyên ngành và các trường đại học Hoa Kỳ (ACRL, 1989), người có kiến thức thơng tin là người “đã học được cách thức để học. Họ biết cách học bởi họ nắm được phương thức tổ chức tri thức, tìm kiếm thơng tin và sử dụng thơng tin, do đó những người khác có thể học tập được từ họ. Họ là những người được đã chuẩn bị cho khả năng học tập suốt đời, bởi lẽ họ ln tìm được thơng tin cần thiết cho bất kỳ nhiệm vụ hoặc quyết định nào một cách chủ động".[3]

Trung tâm học liệu Đại học Điện lực Hà Nội, người dùng tin chủ yếu là cán bộ, giảng viên, sinh viên trong trường. Họ là đối tượng, là khách hàng của các sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện; đồng thời là những người cung cấp cho cơ quan những thông tin phản hồi.

NDT trước hết là người biết tra cứu thông tin qua các hệ thống thông tin truyền thống, hiện đại, mục lục điện tử qua mạng và sau đó là đưa ra yêu cầu tin.

65

NDT phải biết lựa chọn, phân loại, sắp xếp lưu trữ thông tin một cách khoa học trên các phương tiện công nghệ thông tin để khi cần thiết có thể sử dụng.

Sự phát triển của cơng nghệ và bùng nổ thông tin cả về nội dung lẫn phương tiện, khiến người dùng tin gặp khó khăn trong khai thác và sử dụng thơng tin. Mặt khác giữa người dùng tin và nguồn tin luôn tồn tại những mâu thuẫn:

- Người dùng tin gặp khó khăn trong việc trình bày nhu cầu tin với cơ quan thông tin.

- Người dùng tin chưa hiểu hết hệ thống các sản phẩm và dịch vụ thông tin, chưa biết lựa chọn cách tiếp cận với nguồn tin.

- Giữa nhu cầu và khả năng đáp ứng vẫn là một khoảng cách.

Vì vậy muốn tổ chức khai thác tốt nguồn thông tin cần chú ý tới vấn đề đào tạo NDT. Trước đòi hỏi cấp bách của nhu cầu thực tế Trung tâm cần thực hiện: - Tổ chức hướng dẫn sử dụng thư viện, cách thức tra cứu tìm tin cho học sinh - sinh viên năm thứ nhất lúc nhập học và tổ chức các lớp đào tạo, huấn luyện người dùng tin về “kiến thức thông tin” khai thác thông tin từ đơn giản đến phức tạp.

-Đào tạo NDT kỹ năng trình bày, diễn đạt nhu cầu tin.

- Tổ chức các buổi hội thảo, giao lưu với sinh viên lắng nghe ý kiến của họ về nhu cầu tin và khả năng đáp ứng tin của Trung tâm.

- Nâng cao trình độ tin học và ngoại ngữ cho NDT. Thông tin mà người dùng sẽ tiếp cận phần lớn là bằng tiếng nước ngoài, nhất là tiếng Anh (theo Globalsearch, có đến 68% thơng tin trên Internet là bằng tiếng Anh), đồng thời phương tiện để họ tiếp cận thông tin cũng chủ yếu giao tiếp bằng tiếng Anh (máy tính, các phương tiện truyền thông).

Một phần của tài liệu Tìm hiểu công tác phát triển nguồn tin tại trung tâm học liệu đại học điện lực hà nội (Trang 92 - 93)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(105 trang)
w