Nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ thơng tin thư viện

Một phần của tài liệu Tìm hiểu công tác phát triển nguồn tin tại trung tâm học liệu đại học điện lực hà nội (Trang 87)

8. Bố cục của khóa luận

3.5. Nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ thơng tin thư viện

Trong lĩnh vực giáo dục, người cán bộ thư viện chuyên nghiệp sẽ tham dự vào cuộc chuyển hóa nền giáo dục. Ở đại học, người cán bộ thư viện chuyên nghiệp sẽ cộng tác tích cực trong việc thiết lập và điều phối hệ thống

61

tham khảo, sưu tầm cho mọi lĩnh vực của chương trình học. Người cán bộ thư viện đại học sẽ đóng vai trị một thuyết khách đối với giảng viên và hướng dẫn viên với các sinh viên trong cơng việc khởi xướng và khuyến khích sử dụng sách báo tài liệu của thư viện để tham khảo, sưu tầm, học hỏi thay cho những bài giảng và sách giáo khoa, đồng thời giúp đỡ các giáo viên cải tiến kỹ thuật và phương pháp giảng dạy.

Để đáp ứng kịp thời trình độ phát triển khoa học cơng nghệ, Trung tâm cần xây dựng đội ngũ cán bộ thư viện lành nghề, thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ và nhu cầu tin ngày càng cao của người dùng tin. Trung tâm cần thực hiện một số giải pháp:

- Đào tạo nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ đang công tác tại Trung tâm, thơng qua các lớp đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ tại các trường đại học.

- Thường xuyên tổ chức giao lưu, hội thảo nhằm trao đổi kinh nghiệm cho cán bộ tại Trung tâm.

- Tổ chức các chuyến công tác, thăm quan cho cán bộ thư viện nhằm học hỏi kinh nghiệm từ các cơ quan trong và ngoài nước.

- Tăng cường sinh hoạt nghiệp vụ nhằm trao đổi ý kiến giữa các cán bộ

tại Trung tâm.

-Tuyển dụng các cán bộ có trình độ và năng lực chun mơn nghiệp vụ đáp ứng khả năng cơng việc, có trình độ về ngoại ngữ, tin học.

- Giáo dục nâng cao kiến thức và kinh nghiệm chuyên môn giúp họ yêu nghề, thái độ tích cực, nhiệt tình làm việc.

Người cán bộ thư viện phải là người có lý tưởng, u thích cơng việc của mình, có quyết tâm và liên tục học hỏi không ngừng để đưa ngành thông tin- thư viện ngày càng phát triển. Tuy nhiên cần có sự hỗ trợ về vật chất và tinh thần của các cơ quan hữu trách.

3.6. Đa dạng hóa các sản phẩm và dịch vụ thơng tin

Sản phẩm và dịch vụ thơng tin đóng vai trò quan trọng trong hoạt động cũng như sự phát triển của thư viện nói chung. Thư viện có thể đáp ứng, thỏa mãn nhu cầu thông tin của người dùng tin hay khơng điều này hồn tồn phụ thuộc vào số lượng cũng như chất lượng các sản phẩm và dịch vụ mà thư viện đó xây dựng được. Nhằm bắt kịp với sự gia tăng ngày càng cao nhu cầu của người dùng tin, Trung tâm học liệu Đại học Điện Lực cần khắc phục những hạn chế về các sản phẩm và dịch vụ thông tin nhằm thu hút số lượng bạn đọc ngày càng lớn, Trung tâm cần tiến hành thực hiện những biện pháp mang tính cấp thiết như:

- Hồn thiện bộ máy tra cứu truyền thống bởi không phải lúc nào sử dụng máy tính, thiết bị hiện đại cũng là thuận lợi phải phụ thuộc vào trình độ tin học của người dùng tin, CSDL, cơ sở hạ tầng đường điện.

- Hồn thiện bộ máy tra cứu tìm tin hiện đại, chỉ dẫn rõ ràng quyền và mức được phép khai thác các tài liệu, các nguồn tin. Chủ động cung cấp các điều kiện thuận lợi cho bạn đọc khai thác, truy cập một cách hợp pháp trên internet đến các CSDL, ngân hàng dữ liệu, các nguồn tin theo yêu cầu của người dạy- người học.

- Xây dựng các loại CSDL toàn văn đặc biệt quan trọng như: CSDL tồn văn giáo trình, bài giảng, đề cương chi tiết các mơn học; CSDL tồn văn tài liệu tham khảo theo môn học đang đào tạo và sẽ đào tạo.

Tiến hành phát triển kho tài liệu điện tử (đặc biệt dưới dạng toàn văn): Tự xây dựng hoặc mua của các thư viện lớn trong và ngoài nước hay mua các nguồn tin điện tử trên mạng. Bước đầu xây dựng kho tài liệu số hoá đáp ứng yêu cầu của việc chia sẻ nguồn tin giữa các thư viện thông qua các mạng thông tin.

Để tạo lập nguồn tin điện tử có thể sử dụng các phương thức:

63

+ Thu thập nguồn tin trên mạng: Đây là các nguồn tin miễn phí do các

cơ quan thuộc chính phủ hay một số cơ quan khác cung cấp, tuy nhiên cần có sự đánh giá và kiểm định về giá trị và độ chính xác của các nguồn tin này, do cung cấp miễn phí nên khơng phải mọi nguồn tin đều có chất lượng tốt.

+ Mua nguồn tin trên CD-ROM của các thư viện và cơ quan thơng tin lớn trong và ngồi nước: nguồn tin này tồn tại dưới 3 dạng: CSDL thư mục,

CSDL tồn văn, và CSDL dữ kiện. Nguồn tin này có thể tra cứu dữ kiện trực tiếp trên máy tính bằng nhiều điểm truy cập khác nhau, tài liệu tồn tại lâu và ổn định.

+ Mua nguồn tin điện tử trên mạng: thực chất là việc thuê mua các

nguồn tin điện tử online theo các hợp đồng thuê mua (License Agrement) và tính giá cả của các nguồn tin điện tử theo số địa chỉ IP, số người dùng đồng thời (Current Users). Hợp đồng thuê mua cần quy định cụ thể về phạm vi quyền hạn và trách nhiệm của các bên tham gia.

3.7. Xây dựng hạ tầng cơ sở thông tin

Xây dựng hạ tầng cơ sở thông tin là vấn đề quan trọng bảo đảm chất lượng, độ ổn định, khả năng khắc phục sự cố, khả năng mở rộng nguồn tin. Cụ thể Trung tâm cần thực hiện:

- Tăng cường đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị chuyên dụng: máy tính, máy chủ…vật mang tin tạo khả năng truy cập tới toàn bộ nguồn tin khi Trung tâm phát triển thành thư viện điện tử.

- Đẩy mạnh tin học hóa, tự động hóa trong các khâu hoạt động của thư viện. Xây dựng các CSDL, đa dang hóa các phương tiện chứa tin và tài liệu điện tử: CD-ROM, đĩa, băng hình, băng nghe, vi phim vi phiếu…tới việc hồn thiện phịng đọc điện tử.

- Tin học hóa tồn bộ kho sách, tạp chí, tài liệu công bố. Kết nối mạng LAN, WAN, Internet với các cơ quan thơng tin khác nhằm đa dạng hóa nguồn tin của Trung tâm.

64

- Phối hợp với công ty cung ứng phần mềm và các cơ quan thư viện khác nhanh chóng hồn thiện việc ứng dụng phần mềm LIBOL vào hoạt động thông tin - thư viện.

3.8. Hướng dẫn người dùng tin khai thác tin

Theo Hiệp hội các thư viện Đại học và thư viện nghiên cứu Mỹ (ACRL, 1989), kiến thức thông tin là sự hiểu biết và một tập hợp các khả năng cho phép các cá nhân có thể nhận biết thời điểm cần thơng tin và có thể định vị, thẩm định và sử dụng thông tin cần thiết một cách hiệu quả.

Cần hiểu rõ rằng kiến thức thông tin không chỉ đơn thuần là những kỹ năng cần thiết để tìm kiếm thơng tin (xác định nhu cầu thông tin, xây dựng các biểu thức tìm tin, lựa chọn và xác minh nguồn tin), mà bao gồm cả những kiến thức về các thể chế xã hội và các quyền lợi do pháp luật quy định giúp người dùng tin có thể thẩm định thông tin, tổng hợp và sử dụng thông tin một cách hiệu quả.

Cũng theo Hiệp hội Các thư viện chuyên ngành và các trường đại học Hoa Kỳ (ACRL, 1989), người có kiến thức thơng tin là người “đã học được cách thức để học. Họ biết cách học bởi họ nắm được phương thức tổ chức tri thức, tìm kiếm thơng tin và sử dụng thơng tin, do đó những người khác có thể học tập được từ họ. Họ là những người được đã chuẩn bị cho khả năng học tập suốt đời, bởi lẽ họ ln tìm được thơng tin cần thiết cho bất kỳ nhiệm vụ hoặc quyết định nào một cách chủ động".[3]

Trung tâm học liệu Đại học Điện lực Hà Nội, người dùng tin chủ yếu là cán bộ, giảng viên, sinh viên trong trường. Họ là đối tượng, là khách hàng của các sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện; đồng thời là những người cung cấp cho cơ quan những thông tin phản hồi.

NDT trước hết là người biết tra cứu thông tin qua các hệ thống thông tin truyền thống, hiện đại, mục lục điện tử qua mạng và sau đó là đưa ra yêu cầu tin.

65

NDT phải biết lựa chọn, phân loại, sắp xếp lưu trữ thông tin một cách khoa học trên các phương tiện công nghệ thông tin để khi cần thiết có thể sử dụng.

Sự phát triển của công nghệ và bùng nổ thông tin cả về nội dung lẫn phương tiện, khiến người dùng tin gặp khó khăn trong khai thác và sử dụng thơng tin. Mặt khác giữa người dùng tin và nguồn tin luôn tồn tại những mâu thuẫn:

- Người dùng tin gặp khó khăn trong việc trình bày nhu cầu tin với cơ quan thơng tin.

- Người dùng tin chưa hiểu hết hệ thống các sản phẩm và dịch vụ thông tin, chưa biết lựa chọn cách tiếp cận với nguồn tin.

- Giữa nhu cầu và khả năng đáp ứng vẫn là một khoảng cách.

Vì vậy muốn tổ chức khai thác tốt nguồn thông tin cần chú ý tới vấn đề đào tạo NDT. Trước đòi hỏi cấp bách của nhu cầu thực tế Trung tâm cần thực hiện: - Tổ chức hướng dẫn sử dụng thư viện, cách thức tra cứu tìm tin cho học sinh - sinh viên năm thứ nhất lúc nhập học và tổ chức các lớp đào tạo, huấn luyện người dùng tin về “kiến thức thông tin” khai thác thông tin từ đơn giản đến phức tạp.

-Đào tạo NDT kỹ năng trình bày, diễn đạt nhu cầu tin.

- Tổ chức các buổi hội thảo, giao lưu với sinh viên lắng nghe ý kiến của họ về nhu cầu tin và khả năng đáp ứng tin của Trung tâm.

- Nâng cao trình độ tin học và ngoại ngữ cho NDT. Thông tin mà người dùng sẽ tiếp cận phần lớn là bằng tiếng nước ngoài, nhất là tiếng Anh (theo Globalsearch, có đến 68% thơng tin trên Internet là bằng tiếng Anh), đồng thời phương tiện để họ tiếp cận thông tin cũng chủ yếu giao tiếp bằng tiếng Anh (máy tính, các phương tiện truyền thơng).

3.9. Liên kết, phối hợp chia sẻ nguồn tin với các cơ quan thông tin - thư viện trong và ngoài nước. thư viện trong và ngoài nước.

Trên thế giới cũng như Việt Nam, xu hướng hoạt động thư viện là liên kết, phối hợp chia sẻ nguồn tin là một trong những vấn đề cần thiết. Vấn đề

66

hợp tác chia sẻ nguồn tin đã trở nên rất quan trọng trong xu thế tồn cầu hóa. Muốn nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ thơng tin, Trung tâm cần có biện pháp tăng cường hợp tác trao đổi nguồn lực thông tin với các trung tâm thơng tin- thư viện ở trong và ngồi nước.

- Trung tâm cần xây dựng văn bản quy định quyền và nghĩa vụ của các đơn vị thành viên khi tham gia trao đổi chia sẻ nguồn lực thông tin.

- Tăng cường nối mạng giữa các đơn vị thành viên. Hoàn thiện hệ thống phần mềm, đưa ứng dụng tin học hóa vào hoạt động thơng tin -thư viện.

-Xây dựng các CSDL để tiến hành chia sẻ thông tin.

- Nâng cao năng lực tổ chức và xử lý các nguồn tin theo chuẩn nghiệp vụ khổ mẫu, khung phân loại tạo điều kiện thuận lợi khi chia sẻ nguồn tin.

Trung tâm cần tăng cường mở rộng hợp tác quốc tế nhằm nâng cao năng lực giao lưu hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới có trình độ khoa học cơng nghệ tiên tiến với các hình thức: trao đổi thơng tin, trao đổi chuyên gia, tham gia các khoá đào tạo, tổ chức hội nghị hội thảo, giải đáp yêu cầu thơng tin từ hai phía.

Tiểu kết: Trên cơ sở khảo sát thực trạng nguồn tin của Trung tâm học

liệu Đại học Điện lực Hà Nội, căn cứ vào nhiệm vụ và xu thế đào tạo của Trường, cũng như những nguyên tắc thực hiện, tác giả đã đưa ra được các giải pháp cụ thể để nâng cấp và phát triển nguồn tin của Trung tâm học liệu Đại học Điện Lực nhằm xây dựng nguồn tin đa dạng, phong phú, có chất lượng, đáp ứng nhu cầu NDT.

Nâng cao hiệu quả công tác phát triển nguồn tin, khắc phục những tồn tại, hạn chế, đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, học tập của người dùng tin là vấn đề cấp bách đòi hỏi Trung tâm ln nỗ lực phấn đấu, tìm ra và áp dụng các hình thức phát triển nguồn tin phù hợp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của thư viện.

67

KẾT LUẬN

Nước ta đang bước vào giai đoạn hội nhập quốc tế và khu vực, vừa là thời cơ nhưng cũng là thách thức, vai trị thơng tin tri thức trở nên quan trọng. Với chức năng là cơ quan thu thập, lưu trữ, xử lý và phổ biến thông tin, các cơ quan thông tin –thư viện đang ngày càng khẳng định được vị thế của mình trong tiến trình phát triển chung của đất nước. Sự phát triển vượt bậc của kỷ ngun thơng tin tri thức, thơng tin có ý nghĩa quyết định trong mọi mặt của đời sống xã hội.

Ngày nay cùng với sự đổi mới trong phương pháp giáo dục là sự thay đổi trong hệ thống thơng tin - thư viện nói chung và các trung tâm thơng tin – thư viện các trường đại học nói riêng. Trong điều kiện tác động của công nghệ thông tin, viễn thông, thông tin được truyền đi và phổ biến dưới nhiều hình thức, phương tiện hiện đại. Do đó các cơ quan thơng tin thư viện cần được hiện đại hóa, trước tiên là hiện đại hóa từ cơ sở vật chất kỹ thuật, công tác nghiệp vụ, đến phát triển nguồn tin. Đồng thời đa dạng hóa các sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện nhằm phục vụ nhu cầu của người dùng tin. Nguồn tin có vai trị quan trọng trong các cơ quan thư viện, vừa là nhân tố duy trì, phát triển sự nghiệp thư viện, đồng thời là đối tượng phục vụ người dùng tin. Chính vì vậy mà các cơ quan thơng tin- thư viện cần xây dựng cho mình một chính sách phát triển nguồn tin. Thời gian qua, Trung tâm học liệu trường Đại học Điện lực Hà Nội đã chú trọng đến công tác phát triển nguồn tin nhằm đáp ứng như cầu tin của cán bộ, giảng viên, sinh viên nhà trường.

Trung tâm học liệu ĐHĐL là một thư viện trẻ, mới được thành lập cách đây không lâu nên vốn tài liệu, các sản phẩm, dịch vụ thơng tin cịn tương đối ít, tài liệu phong phú về lĩnh vực nhưng hạn chế về loại hình tài liệu. Chủ yếu là tài liệu truyền thống, tài liệu điện tử chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ.

Để trở thành nột thư viện điện tử , Trung tâm cần chú trọng đưa ra một chính sách phát triển đồng bộ dựa trên những nguồn lực đã có và tích cực xây

68

dựng, tăng cường bổ sung những nguồn tin có tính giá trị khoa học cao. Đồng thời đẩy mạnh hơn nữa sự quan tâm của các cấp lãnh đạo từ phía nhà trường và của Tập đoàn điện lực Việt Nam, nhằm hoàn thiện phần mềm Libol ứng dụng thực tiễn tại Trung tâm. Đây là cơ hội lớn cho Trung tâm học liệu Đại học Điện lực Hà Nội hòa nhập giao lưu học hỏi kinh nghiệm của các trường đại học có thư viện phát triển, hiện đại ở trong và ngoài nước.

Trung tâm tổ chức tuyên truyền quảng bá hình ảnh của mình trên các phương tiện thông tin đại chúng để thu hút bạn đọc đến với thư viện, đồng thời là kênh thơng tin hữu ích kêu gọi sự hợp tác tài trợ từ nhiều phía cho Trung tâm. Đặc biệt, Trung tâm nên đầu tư hơn vào trang Web riêng, một mặt giúp bạn đọc tra cứu thơng tin dễ dàng, mặt khác giúp đưa hình ảnh thư viện

Một phần của tài liệu Tìm hiểu công tác phát triển nguồn tin tại trung tâm học liệu đại học điện lực hà nội (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(105 trang)
w