Phối hợp trao đổ i chia sẻ nguồn tin

Một phần của tài liệu Tìm hiểu công tác phát triển nguồn tin tại trung tâm học liệu đại học điện lực hà nội (Trang 62 - 65)

8. Bố cục của khóa luận

2.2. Công tác phát triển nguồn tin tại Trung tâm học liệu Đại học Điện lực Hà

2.2.2. Phối hợp trao đổ i chia sẻ nguồn tin

Ngày nay, thơng tin khơng chỉ bó hẹp trong phạm vi lãnh thổ một nước mà có xu hướng hội nhập và phát triển mang tính tồn cầu, hợp tác quốc tế là nhiệm vụ của từng cơ quan thơng tin - thư viện, góp phần làm đa dạng phong phú nguồn tin. Đồng thời phát triển cơ sở hạ tầng trong giai đoạn cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.

Cơng tác phối hợp trao đổi chia sẻ nguồn tin trong giai đoạn hiện nay đang được các cơ quan thông tin - thư viện cả nước thực hiện, xu hướng giao lưu chia sẻ nguồn lực thơng tin là một giải pháp mang tính thời đại, điều này khơng ngoại trừ với Trung tâm học liệu Đại học Điện lực Hà Nội.

Trong nước Trung tâm cần tích cực hợp tác với Thư viện Quốc gia Việt Nam, các thư viện liên ngành để có thể chia sẻ nguồn lực thơng tin. Trung tâm cần đẩy mạnh hợp tác quốc tế nhằm tiếp thu kinh nghiệm, công nghệ và chia sẻ tài nguyên. Lợi ích của việc phối hợp chia sẻ nguồn tin: Tránh mua trùng bản không cần thiết; Tiết kiệm kinh phí, kho tàng, thời gian; Tạo sự thống nhất về nghiệp vụ trong mô tả và phân loại nguồn tin; Tạo ra mức độ đầy đủ của nguồn tin.

Bên cạnh lợi ích, cơng tác phối hợp chia sẻ nguồn tin chịu sự tác động:

43

+ Sự tăng trưởng của các sản phẩm thông tin. + Ngân sách bổ sung nguồn tin.

+ Tin học hóa và cơng nghệ thơng tin thay đổi: sự phát triển lớn mạnh của công nghệ thông tin đã thúc đẩy các cơ quan TT-TV ứng dụng vào các q trình: xử lý, bổ sung, truyền tải thơng tin. Hiện nay các thư viện đã đưa tin học hóa vào các khâu hoạt động chuyên môn, đồng thời kết nối mạng LAN, WAN và mạng internet.

Với các chương trình đào tạo của trường thì việc mở rộng quan hệ hợp tác với các cơ quan thư viện trong và ngoài nước là điều cần thiết. Nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và phát triển hợp tác đào tạo quốc tế, Nhà trường thực hiện các hoạt động hợp tác liên kết đào tạo với nước ngoài như: Đại học Grenoble (Pháp), Viện Chisholm (Australia), Đại học Deakin (Australia), Đại học Palermo (Italia), CVUT (Cộng hòa Séc), Đại học Fukui (Nhật Bản), Đại học Năng lượng Kazan (Liên bang Nga), Đại học Điện lực Thượng Hải, Đại học Khoa học Kỹ thuật Điện tử Quế Lâm, Đại học Bách khoa Quế Lâm (Trung Quốc)…Đây là điều kiện giúp Trung tâm bổ sung đa dạng nguồn lực thông tin.

Hiện nay, Trung tâm đang tiến hành ứng dụng phần mềm Libol vào công tác phối hợp, trao đổi và chia sẻ nguồn tin được Libol hỗ trợ với 2 phân hệ: OPAC và Lưu thông.

- Phân hệ OPAC: là một phân hệ quan trọng có vai trị làm dẫn đường cho người đọc đến các vị trí của tài liệu, quyết định tới chất lượng sử dụng nguồn tin hay nói cách khác là định mức giá trị của nguồn tin.

OPAC là một cổng nối giúp bạn đọc và Trung tâm giao tiếp với nhau tiện lợi và hiệu quả, có thể tích hợp trên mạng Intranet/ Internet để tạo ra một môi trường phục vụ bạn đọc tra cứu và sử dụng thông tin do Trung tâm cung cấp vào mọi lúc mọi nơi. Ngược lại, Trung tâm có thể điều tra và thống kê

44

được những lĩnh vực mà bạn đọc quan tâm cũng như nhận các ý kiến phản hồi của họ.

Tính năng này hỗ trợ cho q trình bổ sung tài liệu về thư viện được diễn ra có hệ thống, nhanh chóng và thuận tiện hơn.

Mặt khác, phân hệ OPAC cịn cung cấp khả năng tìm kiếm mạnh và đa dạng, bạn đọc có thể dễ dàng tra cứu bất kỳ dạng ấn phẩm nào bằng cách đặt các điều kiện tìm kiếm trên những mẫu biểu được thiết kế sẵn ở các mức chi tiết khác nhau và có tính đặc thù riêng cho các dạng ấn phẩm khác nhau. Bạn đọc cũng có thể sử dụng các tốn tử logic để tổ hợp các điều kiện tìm kiếm đó. Với sự trợ giúp của từ điển danh mục, bạn đọc có thể tìm kiếm hiệu quả hơn rất nhiều trong trường hợp khơng biết rõ một số từ khố nào đó (tên tác giả, nhà xuất bản, từ khoá,...cũng như ý nghĩa của các chỉ số khung phân loại được thư viện áp dụng). Tìm kiếm sử dụng các ký tự đại diện cho phép người dùng có thể đưa ra các yêu cầu tìm kiếm mới, tìm kiếm gần đúng.

Phân hệ này giúp cho NDT tìm kiếm tài liệu nhanh chóng và chính xác: + Tìm đơn giản và tìm chi tiết: được bạn đọc sử dụng thường xun, có thể tiến hành tìm thơng qua: nhan đề, tác giả, từ khố...Bạn đọc có thể tự lựa chọn các phương thức tìm tài liệu cho mình và thực hiện điền thơng tin lên giao diện tìm kiếm. (Hình 2)

+ Tìm kiếm nâng cao: được thực hiện chủ yếu bởi các cán bộ thư viện và một số ít sinh viên. Với cách tìm này kết quả sẽ chính xác hơn bởi biểu thức tìm địi hỏi có mức độ chi tiết hơn cùng với khả năng kết hợp với các tốn tử AND, OR và NOT.

Ngồi những tính năng ưu việt và lợi ích mà phân hệ OPAC mang lại, phân hệ này cho phép tra cứu liên thư viện theo giao thức Z39.50 và trao đổi bản ghi biên mục theo chuẩn ISO 2709 hoặc XML giúp thư viện có thể kết nối khai thác, chia sẻ tài nguyên và dịch vụ của mình với các thư viện khác khơng chỉ trong nước mà ở bất cứ nơi nào trên mạng Internet.

45

Tuy nhiên Trung tâm được đầu tư với trang thiết bị khá đầy đủ và hiện đại đang tiến hành ứng dụng phần mềm Libol ở giai đoạn đầu, do đó phân hệ OPAC cũng chưa được phổ biến sử dụng. Đây cũng là một hạn chế lớn của Trung tâm trong công tác phục vụ NDT, đồng thời việc giao lưu chia sẻ nguồn tin cịn hạn chế và chưa có lời giải.

- Phân hệ lưu thơng: giúp cho q trình tin học hố cơng tác lưu thơng ấn phẩm giữa thư viện và bạn đọc cũng như với các thư viện với nhau. Đồng thời giúp thư viện sử dụng hiệu quả các thông tin được ghi nhận trong quá trình mượn trả để tiến hành những thống kê đa dạng. Với các tính năng như:

+ Tự động hoá tối đa hoạt động mượn trả nhằm giảm bớt thao tác thủ công của cán bộ thư viện và đảm bảo chính sách với bạn đọc của thư viện được tiến hành chặt chẽ.

+ Khả năng tích hợp mã vạch (cho thẻ bạn đọc và cho ấn phẩm) giúp cho cán bộ thư viện có thể nhanh chóng ghi mượn, trả bằng máy đọc mã vạch. Có thể tích hợp các thiết bị ngoại vi khác như thẻ từ, cổng từ.

+ Cung cấp khả năng thống kê đa dạng bằng các đồ thị về hoạt động lưu thông tài liệu theo nhiều tiêu chí khác nhau.

+ Lên danh sách những ấn phẩm mượn quá hạn và gửi thư nhắc nhở qua email hoặc in thư theo mẫu định sẵn theo thời gian biểu quy định.

Tuy nhiên, phân hệ này đang được Trung tâm triển khai. Do đó, vẫn chưa được đưa vào sử dụng thực tiễn trong hoạt động thư viện tại Trung tâm, gây khó khăn cho cơng tác lưu thơng và quản lý tài liệu. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác chia sẻ nguồn tin, Trung tâm đang cố gắng mở rộng các mối quan hệ với các thư viện trong và ngoài nước. Hy vọng trong thời gian tới Trung tâm làm tốt công tác trao đổi chia sẻ nguồn tin.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu công tác phát triển nguồn tin tại trung tâm học liệu đại học điện lực hà nội (Trang 62 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(105 trang)
w