Phương pháp định giá DNNN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả định giá doanh nghiệp trong cổ phần hóa vietnam airlines (Trang 35 - 40)

THỰC TRẠNG ĐỊNH GIÁ DNNN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

2.1.1.2. Phương pháp định giá DNNN

Cơ sở số liệu để định giá doanh nghiệp:

− Các báo cáo tài chính và sổ sách, chứng từ kế toán của doanh nghiệp trong 3 năm gần nhất trước thời điểm cổ phần hóa (đã được cơ quan có thẩm

quyền hoặc cơng ty kiểm tốn hợp pháp xác nhận).

− Các biên bản kiểm kê thực tế về tài sản, tiền vốn, vật tư, hàng hóa, đối chiếu cơng nợ, xây dựng cơ bản dở dang, góp vốn liên doanh, đầu tư tài chính,…

− Các biên bản đánh giá hiện trạng và thị giá hiện hành của tài sản, vật tư,

hàng hóa,…

Phương pháp định giá doanh nghiệp:

− Định giá phần tài sản cố định (bao gồm cả tài sản hữu hình và tài sản vơ

hình): xác định danh mục tài sản cố định phân loại theo hiện trạng sử dụng (đang dùng, chưa dùng, chờ thanh lý,…) bao gồm thông tin về nguyên giá, giá trị hao mịn và giá trị cịn lại. Sau đó, đánh giá hiện trạng sử dụng, chất lượng sử dụng còn lại và khảo sát thị giá để xác định giá trị thực còn của tài sản cố định. Riêng đối với nhà cửa, vật kiến trúc sẽ được xác định giá

trị dựa theo biểu giá hiện hành của địa phương nơi doanh nghiệp có trụ sở chính. Khơng tính giá trị đất vào giá trị doanh nghiệp, nếu như doanh

nghiệp đã nộp một số khoản như: tiền đền bù, tiền san lấp mặt bằng trước khi cồ phần hóa thì những khoản tiền này sẽ được tính vào giá trị doanh

nghiệp.

− Định giá phần tài sản lưu động: cũng tương tự như định giá phần tài sản cố định, định giá phần tài sản lưu động dựa trên nguyên tắc đánh giá hiện

giá trị thực còn của tài sản lưu động (các khoản tài sản bằng tiền hoặc

tương đương tiền thì ghi nguyên giá trị khi định giá). Giá trị tài sản lưu động thực tế = Vốn bằng tiền + Giá trị vật tư hàng hóa sau khi đánh giá lại + Các khoản phải thu – Nợ khó địi + Giá trị tài sản lưu động khác

− Định giá phần xây dựng cơ bản dở dang: chỉ thực hiện đối với những công

trình xây dựng dở dang gắn liền với hoạt động sản xuất kinh doanh của

doanh nghiệp mà công ty cổ phần sau này có nhu cầu xây dựng tiếp. Phương pháp định giá như đối với phần tài sản cố định.

− Định giá phần giá trị góp vốn liên doanh: vốn liên doanh bao gồm vốn

bằng tiền, vật tư hàng hoá, tài sản cố định, giá trị đền bù và san lấp mặt

bằng (đối với góp vốn bằng quyền sử dụng đất). Phần giá trị này được đánh giá lại theo nguyên tắc bằng với giá trị thực theo mặt bằng giá thị

trường tại thời điểm định giá.

− Định giá phần lợi thế doanh nghiệp: lợi thế doanh nghiệp được tạo lập bởi

những yếu tố như: thương hiệu có uy tín, vị trí địa lý thuận lợi, trình độ quản lý, hiệu quả kinh doanh,… và đặc thù ở Việt Nam với chế độ đất đai thuộc sở hữu tồn dân thì những doanh nghiệp có quyền sử dụng đất tại

những vị trí trung tâm tài chính, thương mại vơ hình chung cũng mang lại lợi thế rất lớn mặc dù theo quy định tại giai đoạn này thì giá trị đất khơng

được tính vào giá trị doanh nghiệp. Để xác định giá trị phần lợi thế doanh

nghiệp, ta lấy tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh bình quân của doanh nghiệp 03 năm gần nhất trước khi cổ phần hóa so với tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh của các doanh nghiệp cùng loại trong cùng ngành nghề kinh tế kỹ thuật theo phân loại ngành kinh tế của Nhà nước. Giá trị lợi thế bằng phần chênh lệch về tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh của doanh

nghiệp nhân với giá trị doanh nghiệp sau khi định giá các phần nêu trên (tài sản cố định, tài sản lưu động, xây dựng cơ bản dở dang, góp vốn liên doanh,… trừ đi các khoản nợ phải trả, quỹ khen thưởng, phúc lợi,…).

Ví dụ về xác định lợi thế doanh nghiệp (Công ty cổ phần cáp và vật liệu viễn thơng–Mã chứng khốn SAM)

Tóm tắt lịch sử hình thành:

− Năm 1986: Tổng cục bưu điện quyết định thành lập Nhà máy vật liệu

bưu điện II

− Năm 1989: đổi tên thành Nhà máy cáp và vật liệu viễn thông

− Ngày 07/02/1998: chuyển đổi thành Công ty cổ phần cáp và vật liệu

viễn thơng (SACOM). Vốn điều lệ 120.000.000.000 đồng, trong đó

Nhà nước giữ 49%.

Số liệu 3 năm trước thời điểm định giá doanh nghiệp:

Đơn vị tính: triệu đồng

Nội dung 1995 1996 1997 Tỷ suất lợi nhuận / vốn

kinh doanh bình quân

Lợi nhuận sau thuế (P) 14.950 17.043 19.514 17.169 Vốn kinh doanh (V) 215.040 255.200 294.500 254.913

Tỷ lệ (P/V) 6,95% 6,68% 6,63% 6,74%

Bảng 2.1: Số liệu tài chính của Cơng ty SACOM Nguồn: Thơng tin tài chính SACOM

Thống kê các doanh nghiệp cùng ngành với Cơng ty SACOM, có tỷ lệ P/V là 6,23% (nguồn: Tổng Cục thống kê)

Giá trị doanh nghiệp sau khi định giá phần tài sản cố định, tài sản lưu động, xây dựng cơ bản dở dang, góp vốn liên doanh,… và trừ đi các khoản

nợ phải trả, trừ đi giá trị quỹ khen thưởng, phúc lợi,… là 183.913,75 triệu

đồng (nguồn: Thông tin tài chính SACOM).

Vậy, giá trị lợi thế doanh nghiệp của Công ty cổ phần cáp và vật liệu viễn thông (SACOM) là: 183.913,75 x (6,74% – 6,23%) = 937,96 triệu đồng

− Xác định giá trị doanh nghiệp: Giá trị doanh nghiệp = Giá trị phần tài sản cố định + Giá trị phần tài sản lưu động + Giá trị phần xây dựng cơ bản dở dang + Giá trị phần góp vốn liên doanh + Giá trị phần lợi thế doanh nghiệp

Đồng thời với việc xác định giá trị doanh nghiệp, sẽ tiến hành xác định

nguồn vốn hình thành để phân loại nguồn vốn theo: vốn chủ sở hữu nhà nước, vốn vay, vốn liên doanh liên kết, nợ phải trả, quỹ phúc lợi và khen thưởng, các khoản lỗ kinh doanh.

2.1.1.3. Đánh giá, nhận xét thực trạng định giá DNNN

Giai đoạn này tổng cộng chỉ có khoảng 30 DNNN hồn tất việc cổ phần hóa,

đa số là các doanh nghiệp có quy mơ nhỏ, chiếm một tỷ lệ không đáng kể trên

tổng số gần 6000 DNNN. Có nhiều nguyên nhân khiến cho cổ phần hóa DNNN giai đoạn này khơng được như mong muốn, trong đó có nguyên nhân xuất phát từ những vướng mắc, khó khăn trong cơng tác định giá doanh nghiệp. Giai đoạn này, việc định giá DNNN còn mới mẻ và sơ khai, thiếu các văn bản pháp lý hướng dẫn chi tiết và phương pháp định giá doanh nghiệp còn chưa phù hợp.

Phương pháp định giá doanh nghiệp sử dụng trong giai đoạn này là phương pháp tài sản. Điều kiện để có thể áp dụng phương pháp tài sản một cách hiệu quả, đó là: phải có đầy đủ các chứng từ, hồ sơ lý lịch của tài sản; phải có thị

trường giao dịch tài sản phát triển để có thể tham khảo thị giá tài sản; và đương nhiên phương pháp tài sản cũng chỉ phù hợp với những loại hình

doanh nghiệp nhất định, môi trường kinh doanh nhất định.

Trong giai đoạn này, việc sử dụng phương pháp tài sản để định giá DNNN

gặp phải một số vấn đề sau:

Thứ nhất: Thực hiện theo quan điểm không làm thất thốt tài sản của Nhà

nước, nên tồn bộ các tài sản có trong danh mục kiểm kê đều được định giá

để tính trong giá trị doanh nghiệp, kể cả những tài sản khơng cịn giá trị sử

dụng đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Điều này dẫn đến việc doanh nghiệp có thể được định giá cao hơn giá trị thực của nó.

Thứ hai: Việc xác định giá trị sử dụng còn lại và thị giá của tài sản gặp nhiều

khó khăn, ngun do: khơng có thước đo để so sánh khi xác định giá trị sử

dụng còn lại của tài sản, gần như hoàn toàn phụ thuộc vào đánh giá chủ quan; thị trường giao dịch tài sản trong nước chưa phát triển, khả năng tiếp cận thị trường giao dịch tài sản trên thế giới còn hạn chế do chưa có những hướng dẫn, quy định cụ thể về quy trình, thủ tục áp thị giá tài sản trên thị trường thế giới vào định giá doanh nghiệp. Giá trị tài sản có thể được định giá cao hơn

hay thấp hơn giá trị đích thực của nó hồn tồn tùy thuộc vào ý chủ quan của bên định giá, khó xác định thước đo để so sánh.

Thứ ba: Cách tính giá trị lợi thế doanh nghiệp mang nhiều tính chủ quan và

hình thức. Hướng dẫn cách tính giá trị lợi thế doanh nghiệp cho thấy giá trị lợi thế doanh nghiệp phụ thuộc vào hai yếu tố, đó là: tỷ suất lợi nhuận trên vốn

kinh doanh của doanh nghiệp trong 3 năm trước liền kề và tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh của các doanh nghiệp khác cùng ngành được lựa chọn

vào ‘rổ’ để so sánh. Thực tế giai đoạn này, các DNNN trước cổ phần hóa hoạt

động dưới sự bảo trợ của Nhà nước, tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh

(cũng như các chỉ số tài chính khác của doanh nghiệp) khơng nói lên được thực chất kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Việc lựa chọn các doanh nghiệp khác cùng ngành đưa vào ‘rổ’ để so sánh hoàn toàn phụ thuộc

vào ý chủ quan của Hội đồng định giá, nếu chọn các doanh nghiệp có kết quả kinh doanh cao thì doanh nghiệp được định giá coi như khơng có lợi thế mà

nếu chọn các doanh nghiệp có kết quả kinh doanh thấp thì doanh nghiệp được

định giá coi như có lợi thế. Giai đoạn này, chưa có chỉ số tổng hợp về đánh

giá kết quả kinh doanh trung bình của ngành nên cũng khơng cịn lựa chọn nào khác ngoài cách làm trên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả định giá doanh nghiệp trong cổ phần hóa vietnam airlines (Trang 35 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)