Giai đoạn từ tháng 7/1998 đến tháng 9/

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả định giá doanh nghiệp trong cổ phần hóa vietnam airlines (Trang 40 - 42)

THỰC TRẠNG ĐỊNH GIÁ DNNN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

2.1.2. Giai đoạn từ tháng 7/1998 đến tháng 9/

2.1.2.1. Cơ sở pháp lý của việc định giá DNNN

Ngày 29/06/1998 Chính phủ đã ban hành Nghị định 44/1998/NĐ-CP thay thế cho các Nghị định và Quyết định trước đây nhằm hồn thiện hơn cơ chế,

chính sách và đẩy nhanh hơn nữa tiến trình cổ phần hóa.

2.1.2.2. Phương pháp định giá DNNN

Cơ sở số liệu để định giá doanh nghiệp:

− Các báo cáo tài chính và sổ sách, chứng từ kế tốn của doanh nghiệp trong 3 năm gần nhất trước thời điểm cổ phần hóa (đã được cơ quan có thẩm

quyền và cơng ty kiểm tốn hợp pháp xác nhận).

− Các biên bản kiểm kê thực tế về tài sản, tiền vốn, vật tư, hàng hóa, đối chiếu cơng nợ, xây dựng cơ bản dở dang, góp vốn liên doanh, đầu tư tài chính,…

− Các biên bản đánh giá hiện trạng và thị giá hiện hành của tài sản, vật tư,

Phương pháp định giá doanh nghiệp:

− Về cơ bản, định giá phần tài sản cố định, phần tài sản lưu động, phần xây

dựng cơ bản dở dang, phần giá trị góp vốn liên doanh,… có nguyên tắc giống như giai đoạn trước tháng 7/1998. Tuy nhiên, để đẩy nhanh hơn tiến

độ cổ phần hóa Nghị định 44/1998/NĐ-CP của Chính phủ đã nhấn mạnh

“Giá trị thực tế doanh nghiệp tại thời điểm cổ phần hóa là giá trị tồn bộ

tài sản hiện có của doanh nghiệp mà người mua, người bán đều có thể chấp nhận được”.

− Định giá phần lợi thế kinh doanh của doanh nghiệp: Để xác định giá trị

phần lợi thế kinh doanh của doanh nghiệp, ta lấy tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh bình quân của doanh nghiệp 03 năm gần nhất trước khi cổ phần hóa so với tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh bình quân của các doanh nghiệp nhà nước cùng ngành nghề kinh tế kỹ thuật trên cùng địa bàn hoạt động (tỉnh, thành phố) theo phân loại ngành kinh tế của Nhà

nước. Giá trị lợi thế bằng tối đa 30% của phần chênh lệch về tỷ suất lợi

nhuận trên vốn kinh doanh của doanh nghiệp nhân với giá trị doanh nghiệp sau khi định giá phần (tài sản cố định, tài sản lưu động, xây dựng cơ bản

dở dang, góp vốn liên doanh,… trừ đi các khoản nợ phải trả, trừ đi giá trị

quỹ khen thưởng, phúc lợi,…).

− Xác định giá trị doanh nghiệp: Giá trị doanh nghiệp = Giá trị phần tài sản cố định + Giá trị phần tài sản lưu động + Giá trị phần xây dựng cơ bản dở dang + Giá trị phần góp vốn liên doanh + Giá trị phần lợi thế doanh nghiệp

Đồng thời với việc xác định giá trị doanh nghiệp, sẽ tiến hành xác định

nước, vốn vay, vốn liên doanh liên kết, nợ phải trả, quỹ phúc lợi và khen thưởng, các khoản lỗ kinh doanh.

2.1.2.3. Đánh giá, nhận xét thực trạng định giá DNNN

Giai đoạn này tổng cộng có khoảng 745 DNNN hồn tất việc cổ phần hóa,

nhiều gấp gần 25 lần giai đoạn trước 1998. Giai đoạn này vẫn sử dụng phương pháp tài sản trong định giá doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong giai đoạn này quy định hướng dẫn định giá DNNN đã quan tâm hơn đến quan điểm ‘giá trị doanh nghiệp được định giá là một sự thống nhất tương đối giữa bên bán

và bên mua – quy luật giá trị của kinh tế thị trường’ (thể hiện ở nội dung “Giá trị thực tế của doanh nghiệp là giá toàn bộ tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm cổ phần hóa mà người mua, người bán cổ phần đều chấp nhận được” của Nghị định 44/1998/NĐ-CP).

Giá trị lợi thế kinh doanh của doanh nghiệp vẫn được tính tốn theo phương

pháp trước đây, mặc dù ở giai đoạn này chỉ tính tối đa 30% giá trị lợi thế kinh doanh của doanh nghiệp vào giá trị doanh nghiệp khi định giá. Sự thay đổi này cũng chẳng mang lại ý nghĩa kinh tế nhiều hơn cho phương pháp tính giá trị lợi thế doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả định giá doanh nghiệp trong cổ phần hóa vietnam airlines (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)