Đánh giá, nhận xét thực trạng định giá DNNN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả định giá doanh nghiệp trong cổ phần hóa vietnam airlines (Trang 52 - 58)

THỰC TRẠNG ĐỊNH GIÁ DNNN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

2.1.4.3. Đánh giá, nhận xét thực trạng định giá DNNN

Ngoài phần đánh giá, nhận xét về phương pháp định giá về cơ bản giống như

ở giai đoạn từ tháng 9/2002 đến tháng 12/2004, ở giai đoạn này có thêm một

số đánh giá, nhận xét chung như sau:

Thứ nhất, đổi mới nội dung và phương pháp xác định giá trị DNNN: Ngoài

việc hướng dẫn sử dụng hai phương pháp định giá theo tài sản hoặc định giá theo dịng tiền chiết khấu thì quy định đã cho phép được sử dụng các phương pháp định giá khác với sự thỏa thuận của Bộ Tài chính. Thay đổi này mở đường cho việc định giá các doanh nghiệp có tính chất đặc thù, nâng cao hiệu

quả định giá doanh nghiệp do đó đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa DNNN. Nâng cao tính chun nghiệp trong công tác định giá bằng việc hướng dẫn lựa chọn hay chỉ định các tổ chức định giá chuyên nghiệp (trong nước hoặc nước

ngồi). Việc tính giá trị quyền sử dụng đất của doanh nghiệp đã được hướng

dẫn chi tiết hơn và thay đổi theo hướng tính giá trị quyền sử dụng đất vào giá trị doanh nghiệp định giá, giải quyết được vướng mắc về giá trị lợi thế vị trí

địa lý của doanh nghiệp.

Thứ hai, khó khăn trong việc xác định giá trị thực tế tài sản:

Giá trị thực tế tài sản =

Nguyên giá tính theo giá thị trường x

Chất lượng còn lại của tài sản tại thời

điểm xác định giá trị doanh nghiệp Đối với những tài sản được sản xuất từ quá lâu hoặc mới sản xuất nhưng do

thay đổi công nghệ trên thị trường khơng cịn loại tài sản này nữa thì việc xác

định “Nguyên giá tính theo giá thị trường” gặp nhiều khó khăn: khơng thể

tham khảo giá trên thị trường và nếu lấy theo nguyên giá ghi trên sổ kế tốn (theo hướng dẫn) thì lại khơng có ý nghĩa về mặt kinh tế. Để minh chứng rõ

Thứ ba, khó khăn trong việc xác định giá trị thương hiệu: Mặc dù Nhà nước

đã có hướng dẫn về cách xác định giá trị lợi thế kinh doanh (trong đó gồm giá

trị thương hiệu) nhưng qua đợt cổ phần hóa các DNNN lớn như: Bảo Việt, Vietcombank, Vinaconex, đạm Phú Mỹ,… thì vấn đề khó khăn nhất đối với

doanh nghiệp là không định được giá trị thương hiệu. Các doanh nghiệp đã

thử định giá thương hiệu theo hướng dẫn của Nhà nước nhưng kết quả tính

cho thấy sự chênh lệch khá lớn so với thông lệ của quốc tế (nguồn Interbrand 2007 cho thấy rằng giá trị thương hiệu chiếm từ khoảng trên 10% cho đến trên 70% giá trị doanh nghiệp), ví dụ: Vinaconex có giá trị doanh nghiệp khoảng 3.700 tỷ đồng nhưng giá trị lợi thế kinh doanh là 6,6 tỷ đồng, trong đó giá trị thương hiệu là 3,5 tỷ đồng (0,09%); Vietcombank, Bảo Việt và đạm

Phú Mỹ thì khơng xác định giá trị thương hiệu mà để giá trị thương hiệu ẩn trong giá trị doanh nghiệp; Vinamilk có giá trị doanh nghiệp khi định giá khoảng 100 triệu USD (gồm cả giá trị thương hiệu), nhưng khi bán đấu giá cổ phần thì thị trường định giá doanh nghiệp Vinamilk vào khoảng 150 triệu

USD, vậy có thể cho rằng chênh lệch 50 triệu USD là có một phần của giá trị thương hiệu chưa được định giá. Qua thực tế như trên, thấy rằng các hướng

dẫn hiện tại của Nhà nước vẫn chưa giải quyết được hiệu quả vấn đề định giá lợi thế kinh doanh của doanh nghiệp, trong đó có giá trị thương hiệu.

Thứ tư, thực tế áp dụng phương pháp xác định giá trị DNNN: Theo báo cáo

tham luận tại Hội thảo “Hoàn thiện các phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp trong cổ phần hóa và chuyển đổi DNNN ở Việt Nam” tổ chức ngày

14/04/2005 tại Hà Nội thì hầu hết các DNNN cổ phần hóa lựa chọn phương pháp định giá theo tài sản thay vì phương pháp hiện giá dòng tiền nguyên do chủ yếu do phương pháp tài sản có vẻ “thân thuộc” hơn phương pháp hiện giá dịng tiền; và do có rất ít các doanh nghiệp thỏa điều kiện tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn nhà nước bình quân 5 năm liền kề trước khi cổ phần hóa cao

hơn lãi suất trả trước của trái phiếu Chính phủ có kỳ hạn 10 năm trở lên tại thời điểm gần nhất với thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp” (nguồn: Ths.

Trần Việt Đức, PGĐ tư vấn Cơng ty kiểm tốn Việt Nam).

2.2. Thuận lợi và khó khăn của định giá DNNN hiện nay

2.2.1. Thuận lợi

Thứ nhất, thuận lợi từ môi trường kinh tế: Cùng với chủ trương cổ phần hóa

DNNN được đẩy mạnh, nền kinh tế nước ta đang trong giai đoạn tăng trưởng mạnh mẽ cả về lượng và về chất, hội nhập và mở cửa với kinh tế thế giới.

Định giá doanh nghiệp đang trở thành không thể thiếu và ngày càng phổ biến

trong nền kinh tế Việt Nam, phục vụ cho cơng tác cổ phần hóa, sát nhập, mua bán doanh nghiệp. Theo xu hướng phát triển chung, phương pháp định giá trong nước sẽ ngày càng hoàn thiện hơn, hội nhập với thế giới hơn.

Thứ hai, thuận lợi từ doanh nghiệp: Khi cổ phần hóa DNNN và bán bớt một

phần vốn nhà nước ra cơng chúng, Nhà nước sử dụng hình thức bán đấu giá cổ phần. Do vậy, giá trị DNNN sau định giá được chỉ mang tính tham khảo và là cơ sở ban đầu để xác định giá khởi điểm khi bán đấu giá cổ phần. Hình

thức bán đấu giá đã phần nào hạn chế bớt những khuyết điểm của phương

pháp định giá DNNN trong giai đoạn hiện nay.

2.2.2. Khó khăn

Thứ nhất, khó khăn từ mơi trường kinh tế: Để có thể áp dụng hiệu quả các

phương pháp định giá doanh nghiệp, đòi hỏi phải có các yếu tố ngoại vi từ

mơi trường kinh tế hỗ trợ. Ví dụ như, để có thể áp dụng hiệu quả được

phương pháp tài sản kết hợp định giá lợi thế doanh nghiệp thì cần phải có thị trường trao đổi, mua bán tài sản phát triển, phải có mơi trường kinh tế cạnh tranh lành mạnh, minh bạch thông tin,… Để áp dụng được hiệu quả phương

như: chỉ số về mức sinh lời, chỉ số về rủi ro, chỉ số về tăng trưởng,… của các doanh nghiệp, ngành kinh tế, nền kinh tế. Ngồi ra, cịn cần phải có sự phát triển đồng bộ của các thị trường, ví dụ như: thị trường chứng khoán, thị

trường mua bán doanh nghiệp,…

Thứ hai, khó khăn từ quy định hướng dẫn: Nghị định số 187/2004/NĐ-CP

quy định chi tiết về loại hình DNNN được sử dụng phương pháp định giá theo tài sản hay phương pháp định giá theo hiện giá dòng thu nhập, hoặc phương pháp khác với sự thống nhất đồng ý của Bộ Tài chính. Quy định này vơ hình chung làm hạn chế khả năng lựa chọn phương pháp định giá của DNNN. Quy

định về phương pháp định giá DNNN đơn thuần là về lý thuyết, trong thực tế ứng dụng gặp nhiều vướng mắc, lại thêm hạn chế về lựa chọn phương pháp

thành ra định giá DNNN hiện nay gặp rất nhiều khó khăn, phần lớn các DNNN đều phải xin cơ chế riêng cho việc định giá doanh nghiệp của mình.

Điều này rất dễ dẫn đến sự không thống nhất về chủ trương, tạo điều kiện cho

các tiêu cực phát sinh.

Thứ ba, khó khăn từ phương pháp xác định giá trị lợi thế kinh doanh của doanh nghiệp theo hướng dẫn: Giá trị lợi thế kinh doanh của doanh nghiệp

được xác định dựa vào ba yếu tố, đó là:

− Tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh bình quân trong 3 đến 5 năm gần nhất của doanh nghiệp cần định giá và;

− Tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh bình quân của ngành / Lãi suất trái phiếu Chính phủ dài hạn và;

− Giá trị phần tài sản của doanh nghiệp sau khi đánh giá hiện trạng và định giá (trừ đi nợ phải trả và giá trị quỹ phúc lợi, khen thưởng).

Cách xác định giá trị lợi thế kinh doanh của doanh nghiệp theo hướng dẫn chưa mang nhiều ý nghĩa kinh tế, nguyên do như sau:

− Cả ba yếu tố nêu trên đều là số liệu quá khứ, lại được dùng để tính ra giá trị tuyệt đối của một yếu tố sẽ xảy ra trong tương lai, không đề cập tới sự thay đổi thuận lợi hay bất lợi của các yếu tố nội vi cũng như ngoại vi

doanh nghiệp.

Ví dụ minh họa: Doanh nghiệp VASCO cần xác định giá trị lợi thế kinh

doanh hoạt động trong lĩnh vực vận chuyển hàng không nội địa. Trong

thời gian 3 năm trước thời điểm cổ phần hóa, VASCO hoạt động độc

quyền dưới sự bảo trợ của Nhà nước, ngoài hoạt động kinh doanh có thu

thì VASCO cịn cung cấp miễn phí dịch vụ có tính chất hành chính sự nghiệp theo chỉ định của Chính phủ. Vì hoạt động độc quyền dưới sự bảo trợ của Nhà nước nên chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh không là áp lực đáng kể

đối với ban lãnh đạo công ty. Tại thời điểm xác định giá trị lợi thế doanh

nghiệp, tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh bình quân trong 3 năm gần nhất của VASCO rất là thấp, do vậy giá trị lợi thế của VASCO được tính ra cũng rất là thấp thậm chí là số âm. Nhưng liệu giá trị lợi thế doanh nghiệp của VASCO có thấp như vậy khơng? Để lý giải cho điều này, chúng ta nhìn nhận lợi thế doanh nghiệp của VASCO từ góc độ kinh tế khác. Trong suốt thời gian hoạt động khoảng 10 năm cho đến thời điểm cổ phần hóa, thương hiệu của VASCO đã hồn toàn quen thuộc với các

đường bay nội địa (đặc biệt các đường bay đến vùng núi, hải đảo xa xơi).

Ít nhất trong vịng 5 năm tới theo lộ trình mở rộng hợp tác kinh tế thương mại của Chính phủ, VASCO sẽ tiếp tục độc quyền khai thác các chuyến

bay nội địa. Chính phủ thay đổi chính sách khơng sử dụng miễn phí dịch

vụ của VASCO nữa mà sẽ sử dụng dịch vụ trả tiền. Tiềm năng tăng trưởng của VASCO trong thời gian tới được các nhà đầu tư đánh giá rất cao. Từ

những yếu tố thuận lợi sẽ xảy đến trong tương lai đối với VASCO như thế này thì nhà đầu tư sẽ sẵn sàng trả cho doanh nghiệp một khoản tiền “giá trị

lợi thế doanh nghiệp” khá cao chứ không phải là thấp như số liệu tính tốn bên trên.

− Giá trị phần tài sản của doanh nghiệp được xác định dựa vào đánh giá chủ quan của doanh nghiệp nên khơng thể tránh khỏi việc có thể chủ ý đánh giá tăng thêm hoặc giảm đi giá trị phần tài sản này nhằm mục đích tác động đến giá trị lợi thế doanh nghiệp.

− Cả ba yếu tố nêu trên chưa đủ làm đại diện để tính tốn giá trị lợi thế

doanh nghiệp. Như đã lý luận ở phần “Các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị

doanh nghiệp”, ta thấy rằng có rất nhiều yếu tố khác ba yếu tố nêu trên có

ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến giá trị lợi thế doanh nghiệp.

Thứ tư, khó khăn từ việc tính giá trị quyền sử dụng đất vào giá trị doanh

nghiệp: Mặc dù đã hướng dẫn về việc tính giá trị quyền sử dụng đất vào giá

trị doanh nghiệp nhưng trong thực tế doanh nghiệp rất khó khăn trong việc xác định giá trị lợi thế có được từ quyền sử dụng đất. Ln có sự chênh lệch

khá lớn giữa giá trị quyền sử dụng đất do thị trường định giá và do khung giá Nhà nước quy định, do đó doanh nghiệp phân vân không biết áp giá trị nào. Trong một số trường hợp đặc biệt, doanh nghiệp có góp vốn liên doanh với

nước ngoài bằng quyền sử dụng đất trước đây, nay phải tính lại giá trị vốn

góp liên doanh để đưa vào giá trị doanh nghiệp định giá, điều này rất khó

khăn vì chưa có hướng dẫn thực hiện.

Thứ năm, tính minh bạch về thơng tin khi cổ phần hóa DNNN: Nhìn chung

cịn thiếu và chưa có một quy định rõ ràng, rành mạch về những thông tin phải công bố, trách nhiệm đảm bảo công bằng đối với những thông tin không phải cơng bố. Chính vì điều này mà chưa tạo được sân chơi bình đẳng giữa

Thứ sáu, các tổ chức có chức năng định giá doanh nghiệp chưa nhiều, kinh

nghiệm ít và tính chuyên nghiệp chưa cao: Điều này đặc biệt khó khăn đối với

những doanh nghiệp lớn hoạt động trong lĩnh vực chuyên môn sâu, thông

thường không thể lựa chọn tổ chức tư vấn định giá doanh nghiệp trong nước mà phải chọn tổ chức tư vấn định giá doanh nghiệp từ nước ngoài. Điều này dẫn đến mất thời gian hơn trong quá trình xin phép chủ trương từ Nhà nước, mất thời gian hơn trong việc thống nhất phương pháp, kết quả định giá doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả định giá doanh nghiệp trong cổ phần hóa vietnam airlines (Trang 52 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)