Các bước tiến hành định giá doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả định giá doanh nghiệp trong cổ phần hóa vietnam airlines (Trang 63 - 69)

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP TRONG CỔ PHẦN HÓA VIETNAM AIRLINES

3.2.4 Các bước tiến hành định giá doanh nghiệp

Giả định các thủ tục hành chính trước khi định giá đã thực hiện xong.

Bước 1: Kiểm kê và phân loại tài sản, công nợ

Kiểm kê và phân loại tài sản:

Dựa vào danh mục tài sản trên sổ kế tốn khóa sổ tại thời điểm 31/12/2007

để tiến hành kiểm kê thực tế toàn bộ tài sản. Phân loại tài sản theo các tiêu

chí: có nhu cầu hay khơng có nhu cầu sử dụng (khơng cần dùng, chờ thanh lý,…); nguồn vốn hình thành tài sản (vốn của doanh nghiệp, vốn từ quỹ phúc lợi, khen thưởng hay tài sản thuê ngoài, mượn,…);

Kết quả kiểm kê và phân loại tài sản: ngoại trừ một số điều chỉnh nhỏ tăng, giảm giá trị thực tế so với giá trị sổ sách của tài sản thì đáng lưu ý rằng có một số tài sản khơng cịn sử dụng được nữa do đã quá hạn và đã lạc hậu.

™ Đối với tài sản cố định: qua mấy đợt thay đổi chủng loại máy bay, một

số tài sản cố định khơng cịn mang lại lợi ích kinh tế trong kinh doanh của Vietnam Airlines nữa, đó là:

− Giá trị cịn lại của 6 chiếc máy bay TU134 do Liên Xô sản xuất

− Giá trị tồn kho của phụ tùng, khí tài của chủng loại máy bay TU134 Theo chuẩn mực kế tốn, các tài sản cố định này khơng được ghi nhận là tài sản của doanh nghiệp nữa nên loại trừ phần giá trị tài sản này ra khỏi giá trị doanh nghiệp định giá, điều chỉnh giảm giá trị sổ sách của tài sản là 35.677,49 triệu đồng (Phụ lục 4).

™ Đối với tài sản ngắn hạn:

Nguyên liệu, vật liệu: có một số đồ uống và dụng cụ sử dụng trên

chuyến bay đã quá hạn sử dụng và đã hư hỏng, tiến hành lập biên bản hủy bỏ, đó là:

− Giá trị tồn kho của một số loại nước trái cây và rượu sữa Balley

− Giá trị tồn kho của một số dụng cụ ăn bằng nhựa và inox

Như vậy, trong kết luận kiểm kê và phân loại nguyên liệu, vật liệu: loại trừ phần giá trị nguyên liệu, vật liệu này ra khỏi giá trị doanh nghiệp

định giá, điều chỉnh giảm giá trị sổ sách của tài sản là 1.596,77 triệu đồng (Phụ lục 4).

Hàng hóa: có một số vật phẩm khuyến mãi và xúc tiến thương mại đã

lạc hậu qua đợt thay đổi logo Vietnam Airlines, tiến hành lập biên bản hủy bỏ. Như vậy, trong kết luận kiểm kê và phân loại hàng hóa, loại trừ phần giá trị hàng hóa này ra khỏi giá trị doanh nghiệp định giá, điều

chỉnh giảm giá trị sổ sách của tài sản là 163,56 triệu đồng (Phụ lục 4).

Đối chiếu, xác nhận và phân loại công nợ phải thu:

Dựa vào danh mục các khoản nợ phải thu trên sổ kế tốn khóa sổ tại thời

điểm 31/12/2007 để tiến hành đối chiếu, xác nhận công nợ với đối tác.

Phân loại cơng nợ phải thu theo các tiêu chí: có khả năng thu hồi hay khơng có khả năng thu hồi.

Kết quả đối chiếu, xác nhận và phân loại cơng nợ phải thu: có một số

khoản hồn tồn khơng có khả năng thu hồi do khách hàng đã giải thể, trốn

đi nước ngoài hoặc lĩnh án tù và khơng có khả năng đền bù bằng vật chất.

Kết luận đối với công nợ phải thu: loại trừ phần giá trị các khoản phải thu khơng có khả năng thu hồi ra khỏi giá trị doanh nghiệp định giá, tổng cộng là điều chỉnh giảm giá trị sổ sách của công nợ phải thu là 1.150,49 triệu đồng (Phụ lục 4).

Đối chiếu, xác nhận và phân loại công nợ phải trả:

Dựa vào danh mục các khoản nợ phải trả trên sổ sách kế tốn khóa sổ tại thời điểm 31/12/2007 để tiến hành đối chiếu, xác nhận công nợ với đối tác.

Phân loại cơng nợ phải trả theo các tiêu chí: nợ trong hạn, nợ quá hạn, nợ gốc, nợ lãi, nợ khơng phải thanh tốn do chủ nợ khơng cịn tồn tại hoặc chủ nợ khơng địi.

Như vậy, kết quả đối chiếu, xác nhận và phân loại công nợ phải trả: các

khoản nợ phải trả đều là nợ trong hạn. Giữ nguyên giá trị nợ phải trả như

đã ghi trong sổ sách kế toán (Phụ lục 4).

Bước 2: Định giá phần xây dựng cơ bản dở dang

Dựa vào danh mục các hạng mục xây dựng cơ bản dở dang trên sổ kế tốn khóa sổ tại thời điểm 31/12/2007 để tiến hành kiểm kê và xác định giá trị. Kết quả kiểm kê và xác định giá trị phần xây dựng cơ bản dở dang: các hạng mục xây dựng cơ bản dở dang đều có giá trị sử dụng cho doanh nghiệp sau cổ phần hóa và giá trị phần xây dựng cơ bản dở dang được giữ nguyên như trên sổ sách kế toán (Phụ lục 4).

Bước 3: Định giá phần giá trị góp vốn liên doanh

Dựa vào danh mục các hạng mục góp vốn liên doanh trên sổ sách kế tốn khóa sổ tại thời điểm 31/12/2007 để tiến hành xác định giá trị.

Kết quả xác định giá trị phần góp vốn liên doanh: giá trị góp vốn liên doanh toàn bộ bằng tiền và sẽ được tiếp tục quản lý bởi doanh nghiệp sau

cổ phần hóa nên giá trị phần góp vốn liên doanh được giữ nguyên như trên sổ sách kế toán (Phụ lục 4).

Bước 4: Định giá phần giá trị lợi thế kinh doanh

Dựa vào Báo cáo tài chính 3 năm (2005, 2006, 2007) và một số số liệu liên quan khác, ta có bảng tính giá trị lợi thế kinh doanh như tại Phụ lục 4. Kết quả xác định giá trị lợi thế kinh doanh của Vietnam Airlines bằng 0

Bước 5: Xác định giá trị thực tế doanh nghiệp của Vietnam Airlines tại thời điểm 01/01/2008 Giá trị thực tế doanh nghiệp = Giá trị thực tế phần tài sản + Giá trị phần lợi thế kinh doanh Bằng: 21.919.415,15 + 0 = 21.919.415,15 triệu đồng 3.3 Nhận xét

Qua kịch bản định giá Vietnam Airlines tại thời điểm 01/01/2008 như trên,

thấy có một số vấn đề cần xem xét như sau:

Vấn đề thứ 1: Giá trị lợi thế kinh doanh (giá trị thương hiệu) của Vietnam

Airlines được tính tốn theo phương pháp trên là 0 đồng.

Bảng so sánh tương quan giữa một số Hãng hàng không trong khu vực:

Đơn vị tính: triệu Đơla Mỹ; Tỷ giá quy đổi VND/USD: 16.100

Stt Chỉ tiêu Vietnam Airlines Pacific Airlines Thai Airways Cathay Pacific Singapore Airlines 1 Doanh thu 1.173,59 307,16 5.951,12 5.073,57 8.901,56 2 Giá trị thương hiệu 0 ≈40,00 ≈789,00 ≈962,00 ≈1.978,00 3 Tỷ lệ tạo ra doanh thu từ 1 USD giá trị thương hiệu (gọi tắt là hệ số α) +∞ 7,68 7,54 5,27 4,50

Bảng 3.1: Giá trị thương hiệu của một số Hãng hàng không trong khu vực

Nguồn: Doanh thu năm 2007 trên trang thông tin điện tử của các Hãng hàng không; Giá trị thương hiệu năm 2007 trên trang www.brandfinance.com, riêng giá trị thương hiệu của Pacific Airlines lấy từ Bản tin hàng không (bài Quantas Airways mua cổ phần của Pacific Airlines)

Theo xu hướng tương quan giữa doanh thu và giá trị thương hiệu ở bảng trên thấy rằng doanh thu càng cao thì hệ số α càng thấp. Mặt khác, theo số liệu

thống kê chung thì những Hãng hàng khơng hàng đầu thế giới thuộc danh sách Fortune 500 có hệ số α nằm trong khoảng từ 4,40 đến 4,60. Nếu như so

sánh hệ số α của Vietnam Airlines với hệ số α của các Hãng hàng không

trong bảng trên thì thấy có một sự chênh lệch vơ cùng lớn (+∞). Mặt khác, so sánh giá trị thương hiệu của Vietnam Airlines và Pacific Airlines thì thấy rằng: Vietnam Airlines có lợi thế kinh doanh nhiều hơn Pacific Airlines, có doanh số cao hơn, có thị phần chiếm ưu thế hơn nhưng lại có giá trị thương

hiệu (0) thấp hơn của Pacific Airlines (40 triệu USD) rất nhiều. Điều này cho thấy rằng giá trị lợi thế kinh doanh (giá trị thương hiệu) của Vietnam Airlines có khả năng là chưa xác thực.

Vấn đề thứ 2: Việc định giá Vietnam Airlines theo phương pháp trên chưa

tính đến yếu tố: Vietnam Airlines là Hãng hàng không quốc gia nên hoạt động kinh doanh trong các năm trước cổ phần hóa và sau cổ phần hóa sẽ được sự hỗ trợ rất nhiều từ phía Chính phủ, ví dụ như: vốn kinh doanh và đặc biệt là các hỗ trợ của Chính phủ trong việc bảo lãnh vay vốn giá rẻ, bảo lãnh mua máy bay, bảo lãnh mở đường bay,… Vậy, có thể coi sự hỗ trợ từ Chính phủ là một đặc lợi đối với Vietnam Airlines. Cần thiết phải định giá tách riêng lợi

thế kinh doanh này khi định giá doanh nghiệp của Vietnam Airlines.

Vấn đề thứ 3: Đặc thù của các Hãng hàng khơng có một loại nguồn lực (tài

sản) vơ hình rất giá trị, đó là đội ngũ phi cơng, tiếp viên và các nhân viên

phục vụ chuyên môn. Loại tài sản đặc thù này không được ghi nhận trong

mục tài sản của bảng cân đối kế toán, do vậy cũng khơng được xác định khi tính giá trị doanh nghiệp. Loại nguồn lực đặc thù này có giá trị vơ hình cao

nguyên do từ việc để có được đội ngũ lao động này, các Hãng hàng không

cập nhật thường xuyên và đội ngũ lao động này sẽ có giá trị ngày càng tăng cùng với bề dày kinh nghiệm làm việc. Đặc thù riêng đối với Vietnam

Airlines thì chỉ tính đội ngũ tiếp viên là một lợi thế. Việc định giá Vietnam Airlines nêu trên chưa đề cập đến giá trị loại tài sản đặc thù này trong giá trị thực tế của doanh nghiệp.

Vấn đề thứ 4: Trong giá trị doanh nghiệp của Vietnam Airlines không bao

gồm giá trị quyền sử dụng các khu đất mà Vietnam Airlines đang sử dụng, nếu tính tốn đầy đủ giá trị quyền sử dụng đất của Vietnam Airlines thì cũng

đóng góp tỷ lệ đáng kể vào giá trị Vietnam Airlines khi định giá.

3.4 Giải pháp nâng cao hiệu quả định giá Vietnam Airlines

Giải pháp nâng cao hiệu quả định giá Vietnam Airlines tập trung vào xác định cấu thành giá trị doanh nghiệp và thay đổi phương pháp định giá doanh nghiệp, cụ thể:

Cấu thành giá trị doanh nghiệp của Vietnam Airlines bao gồm:

(1) Giá trị các mục tài sản theo danh mục trình bày trên bảng cân đối kế toán (tài sản bằng tiền, đầu tư tài chính ngắn hạn, các khoản phải thu ngắn hạn, hàng tồn kho, tài sản ngắn hạn khác, các khoản phải thu dài hạn, tài sản cố định, bất động sản đầu tư, đầu tư tài chính dài hạn, tài

sản dài hạn khác)

(2) Giá trị thương hiệu của Vietnam Airlines (3) Giá trị lợi thế do Chính phủ mang lại (4) Giá trị quyền sử dụng đất

(5) Giá trị nguồn lực (đội ngũ tiếp viên)

Phương pháp định giá doanh nghiệp là: sử dụng phối hợp phương pháp tài sản, phương pháp hiện giá dòng tiền và phương pháp so sánh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả định giá doanh nghiệp trong cổ phần hóa vietnam airlines (Trang 63 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)