Các chỉ tiêu đánh giá mức độ an toàn của NHTM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp kiểm soát rủi ro và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng TMCP phương đông đến năm 2015 , luận văn thạc sĩ (Trang 28 - 29)

1.2 QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NHTM

1.2.4 Các chỉ tiêu đánh giá mức độ an toàn của NHTM

1.2.4.1 Chỉ tiêu an toàn vốn tối thiểu (rủi ro vốn)

Lợi nhuận và rủi ro trong kinh doanh là 2 mặt gắn liền trong kinh tế thị trường. Với lẽ đó, vấn đề an tồn trong kinh doanh nói chung, của ngân hàng nói riêng là hết sức quan trọng. An toàn trong hoạt động kinh doanh ngân hàng là yếu tố quan trọng đối với hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại. Đánh giá hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại thơng qua độ an tồn tài sản của ngân hàng. Để đánh giá mức độ an toàn tài sản của ngân hàng, thơng qua đó đánh giá năng lực cạnh tranh của ngân hàng người ta áp dụng hệ số Cook hay gọi tắt là CAR.

Theo Hiệp ước Basel II, một ngân hàng thương mại có CAR ≥ 8% được coi là ngân hàng có độ an tồn chấp nhận được.

CAR = Vốn tự có / Tổng tài sản có rủi ro

Rủi ro vốn của ngân hàng chỉ rằng bao nhiêu giá trị tài sản có thể giảm trước khi vị trí của những người ký thác và các chủ nợ bị đặt vào thế nguy hiểm, có nghĩa là vốn chủ sở hữu của ngân hàng không đủ bù đắp cho các khoản ký thác vào ngân hàng khi gặp rủi ro trong hoạt động. Vì vậy, một ngân hàng có tỷ số vốn chủ sở hữu trên tài sản là 10% có thể giữ vững vị trí giảm giá trị tài sản lớn hơn một ngân hàng có tỷ số này là 5%.

Rủi ro vốn có liên quan với hệ số vốn chủ sở hữu và thu nhập trên vốn chủ sở hữu (ROE). Khi ngân hàng chọn rủi ro vốn cao hơn, hệ số vốn chủ sở hữu và ROE cao hơn, khi ngân hàng chọn làm giảm rủi ro vốn, hệ số vốn chủ sở hữu và ROE thấp hơn. Tóm lại rủi ro vốn càng cao thì ROE càng cao.

1.2.4.2 Tính thanh khoản (rủi ro thanh khoản)

Rủi ro thanh khoản chỉ sự so sánh giữa số tiền cần thiết để thanh toán cho người gởi tiền rút ra và sự gia tăng cho vay với nguồn vốn thực sự hoặc tiềm

năng trong thanh toán. Vốn cho vay là một nhu cầu về thanh khoản và nguồn vốn huy động được có thể là nguồn vốn quan trọng cho thanh khoản, mối quan hệ này cho thấy rủi ro thanh khoản của ngân hàng.

Tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn để sử dụng cho vay trung dài hạn: Để hoạt động kinh doanh của ngân hàng được diễn ra thông suốt, cần phải cân đối được nguồn vốn huy động và cho vay. Mọi ngân hàng đều nhận thấy rằng dùng tiền gửi ngắn hạn để cho vay trung dài hạn đều đem lại khoản lợi nhuận tối đa. Khi thực hiện nghiệp vụ này ngân hàng có một niềm tin là khách hàng sẽ gửi lại số tiền đó khi đáo hạn nhưng chẳng may ngân hàng khơng giữ được sự tín nhiệm, khách hàng sẽ kéo nhau đến rút tiền trong khi đó các khoản cho vay trung dài hạn khơng thể nào thu hồi ngay được và kết quả là sự vỡ nợ chắn chắn khơng thể tránh khỏi. Do đó ngân hàng một mặt tối đa hóa lợi nhuận, mặt khác phải đảm bảo an toàn theo Quyết định số 457/2005/QĐ NHNN ngày 19/04/2005 thì tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn TCTD để sử dụng cho vay trung dài hạn đối với NHTM là 40%, đối với TCTD khác là 30%.

Ngày 10/08/2009, Thống đốc ngân hàng Nhà nước đã ký ban hành Thông tư số 15/2009/TT-NHNN quy định tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn với các NHTM là 30%, với các cơng ty tài chính và cơng ty cho th tài chính là 30%, với quỹ tín dụng nhân dân trung ương là 20%.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp kiểm soát rủi ro và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng TMCP phương đông đến năm 2015 , luận văn thạc sĩ (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)