Ảnh hưởng của rủi ro tới kết quả hoạt động kinh doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp kiểm soát rủi ro và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng TMCP phương đông đến năm 2015 , luận văn thạc sĩ (Trang 51 - 54)

2.3 ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TẠI OCB

2.3.3 Ảnh hưởng của rủi ro tới kết quả hoạt động kinh doanh

ƒ Ảnh hưởng của rủi ro tới tỷ suất sinh lợi (ROE)

Để thấy được mức độ ảnh hưởng của rủi ro tới tỷ suất sinh lời hay hiệu quả hoạt động kinh doanh như thế nào, các rủi ro của ngân hàng cao hay thấp thì tác giả sử dụng mơ hình hồi quy để kiểm chứng ảnh hưởng của các biến số rủi ro tới suất sinh lợi.

Bảng 2.2: Kết quả hồi quy tỷ suất sinh lời theo các nhân tố rủi ro.

Model Unstandardized Coefficients Standardized Coefficients t Sig.

B Std. Error Beta B Std. Error

1 (Constant) 22.148 46.526 .476 .717

Rủi ro thanh

khoản -.416 .225 -.339 -1.847 .316

Rủi ro tín dụng -6.958 2.068 -1.085 -3.366 .184

Rủi ro lãi suất 15.299 38.201 .140 .400 .757

Từ kết quả hồi quy trên ta nhận thấy rằng nhân tố rủi ro lãi suất không ảnh hưởng tới suất sinh lợi của ngân hàng. Tác giả bỏ nhân tố rủi ro lãi suất thì kết quả hồi quy như sau:

Bảng 2.3: Kết quả hồi quy tỷ suất sinh lợi theo yếu tố rủi ro thanh khoản và rủi

ro tín dụng.

Coefficients(a)

Model Unstandardized Coefficients Standardized Coefficients T Sig.

B Std. Error Beta B Std. Error

1 (Constant) 40.554 5.526 7.339 .018

Rủi ro thanh

khoản -.466 .143 -.380 -3.273 .082

Rủi ro tín dụng -6.229 .744 -.971 -8.370 .014

a Dependent Variable: ROE

Từ kết quả hồi quy trên hệ số Sig<0,1 điều này cho ta biết 2 biến số rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng có ảnh hưởng tới tỷ suất sinh lợi của ngân hàng.

Hệ số R2 = 98,7% cho ta thấy 2 nhân tố rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng đã giải thích được 98,7% sự thay đổi của tỷ suất sinh lợi.

Hệ số hồi quy của yếu tố rủi ro thanh khoản là -0,466 điều này thể hiện rằng trong điều hiện các yếu tố khác khơng thay đổi thì rủi ro thanh khoản tăng lên 1% thì tỷ suất sinh lợi của ngân hàng giảm đi khỏang -0,466%.

Tương tư với hệ số beta của yếu tố rủi ro tín dụng là -6.229 điều này cho thấy rằng trong điều kiện các yếu tố khác khơng thay đổi thì khi rủi ro tín dụng tăng lên 1 % thì tỷ suất sinh lợi của ngân hàng giảm đi khoảng 6,229%.

Theo kết quả trên ta thấy rằng rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng tương quan nghịch với suất sinh lợi của ngân hàng. Tức là khi mức rủi ro càng cao thì suất sinh lợi của ngân hàng càng giảm. Để có thể cho vay được nhiều trong khi nguồn vốn huy động thấp thì ngân hàng đã tăng mức rủi ro thanh khoản lên gần như tối đa mức NHNN cho phép, tuy nhiên việc tăng rủi ro thanh khoản mà tỷ lệ nợ xấu chưa kiểm sốt tốt thì sẽ rất nguy hiểm, làm cho lợi nhuận giảm.

ƒ Đánh giá quan hệ giữa hệ số an toàn vốn và tỷ suất sinh lợi (ROE):

Mục tiêu kinh doanh là lợi nhuận nhưng an tồn vốn cũng vơ cùng quan trọng. Do đó, ngân hàng Phương Đông cần cân đối giữa hai chỉ số này. Để đánh giá mối quan hệ giữa 2 chỉ số tài chính này tác giả sử dụng biểu đồ Scatter.

Biểu đồ 2: Biểu đồ thể hiện mối quan hệ của ROE và CAR.

0.00 5.00 10.00 15.00 20.00 25.00 30.00 35.00 0.00 2.00 4.00 6.00 8.00 10.00 12.00 14.00 16.00 18.00 ROE Ca r

Qua biểu đồ trên thấy rằng hệ số an toàn vốn (Car) và tỷ suất sinh lợi có mối quan hệ nghịch với nhau. Tức là khi tỷ lệ an tồn vốn tăng thì tỷ suất sinh lợi sẽ có xu hướng giảm và điều này hồn toàn phù hợp với lý thuyết. Ngân hàng Phương Đơng có tỷ lệ an tồn vốn q cao từ 13,21 (2005) đến 28,71 (2009), trong khi các ngân hàng khác như NH Á Châu, NH Thương Tín, NH Sài Gịn Hà Nội và NH Đại Dương tỷ lệ này lần lượt là 9,73%, 11,41%, 17,06% và 9,59%. Kết quả là NH Phương Đơng có ROE thấp hơn so với các ngân hàng trên. Nhìn ra quốc tế cho thấy nhiều nước đã cho áp dụng Basel II theo mức an toàn vốn tối thiểu là 12%. Cụ thể, khu vực Đông Á là trên 12% và khu vực Châu Á – Thái Bình Dương đã trên 13%. Như vậy, trong thời gian tới, OCB nên đặt ra mục tiêu đưa chỉ số CAR về mức 15%-16% là hợp lý. Khi đó, chỉ tiêu an tồn vốn ở mức chấp nhận được và lợi nhuận sẽ tăng lên. Để đạt được điều này, OCB nên tập trung mọi nguồn lực để huy động vốn, sử dụng nguồn vốn đó cho vay, kinh doanh và tăng tỷ lệ đầu tư vào các cơng ty kinh doanh hiệu quả. Bên cạnh đó, nên tăng tỷ lệ doanh thu ngồi lãi bằng các sảm phẩm dịch vụ hiện đại đáp ứng tốt yêu cầu của khách hàng.

Tóm lại, qua phân tích trên ta thấy được mối quan hệ giữa rủi ro, tỷ lệ an toàn vốn và tỷ suất sinh lợi của NH Phương Đông. Đồng thời cũng nhận ra được một số điểm yếu cần phải khắc phục, đó là tình hình nợ xấu và hệ số an tồn vốn quá cao. Do đó, trong thời gian tới Ngân hàng cần cân đối một mức tỷ lệ an toàn vốn và nợ xấu phù hợp hơn để có thể kích thích suất sinh lợi tăng lên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp kiểm soát rủi ro và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng TMCP phương đông đến năm 2015 , luận văn thạc sĩ (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)