Đánh giá công tác quản trị rủi ro tại OCB

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp kiểm soát rủi ro và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng TMCP phương đông đến năm 2015 , luận văn thạc sĩ (Trang 50 - 51)

2.3 ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TẠI OCB

2.3.2 Đánh giá công tác quản trị rủi ro tại OCB

Hệ thống kiểm tra, kiểm soát, kiểm toán nội bộ của OCB được xây dựng và vận hành trên cơ sở luật các tổ chức tín dụng ban hành năm 1997 và Quy chế về kiểm tra, kiểm toán nội bộ của các tổ chức tín dụng ban hành kèm theo Quyết định số 03/1998/QĐ-NHNN ngày 03/01/1998 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và luật sửa đổi, bổ sung được Quốc hội thơng qua ngày 15/06/2004. Theo đó, Ban kiểm toán nội bộ thuộc Ban kiểm soát và hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ thuộc bộ máy điều hành, giúp Tổng giám đốc điều hành, thông suốt an toàn và đúng pháp luật trong mọi hoạt động nhiệp vụ. Tuy nhiên, hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ của OCB lại vẫn được hiểu và được thiết lập dưới hình thức một bộ phận chuyên trách, chịu sự quản lý, điều hành của Tổng giám đốc là khơng hợp lý và lãng phí lớn.

Do vậy, các kết quả kiểm tra, kiểm tốn khó có thể mang tính độc lập. Bên cạnh đó, chức năng kiểm sốt nội bộ bị đánh đồng với chức năng kiểm toán nội bộ và mới chỉ dừng lại ở cơng tác hậu kiểm dưới hình thức tổ chức từng đợt kiểm tra. Vì vậy, những vấn đề phát hiện thường là những sai phạm đã phát sinh, do đó hạn chế tác dụng trong việc phát hiện, ngăn ngừa và quản lý rủi ro.

Như vậy, mơ hình hiện tại về kiểm tra, kiểm soát và kiểm toán nội bộ của OCB không đảm bảo được chất lượng của hệ thống kiểm soát nội bộ. Cụ thể, việc phân định trách nhiệm giữa các cấp lãnh đạo với hệ thống kiểm soát nội bộ chưa được rõ ràng, dẫn đến công tác tự đánh giá đối với hệ thống kiểm soát nội bộ chưa được thực hiện và bị xem nhẹ, đồng thời, công tác đánh giá độc lập với hệ thống kiểm sốt nội bộ khơng đảm bảo tính độc lập.

Hiện nay, OCB chưa thể áp dụng Hiệp ước Basel II vào công tác quản lý rủi ro, chưa có quy trình kiểm sốt cụ thể, vì việc tiếp cận Basel II gặp nhiều khó khăn, địi hỏi kỹ thuật, chi phí khá cao và mất nhiều thời gian. Tuy nhiên, trước xu thế hội nhập và mở cửa thị trường dịch vụ tài chính ngân hàng với nhiều

loại hình dịch vụ ngân hàng mới, việc áp dụng Basel II là một yêu cầu cấp thiết nhằm tăng cường năng lực hoạt động và giảm thiểu rủi ro.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp kiểm soát rủi ro và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng TMCP phương đông đến năm 2015 , luận văn thạc sĩ (Trang 50 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)