1.2 QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NHTM
1.2.5 Ảnh hưởng của rủi ro đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng và nền
nền kinh tế xã hội
Rủi ro xảy ra sẽ gây tổn thất về tài sản cho ngân hàng. Những tổn thất thường gặp là mất vốn khi cho vay, gia tăng chi phí hoạt động, giảm sút lợi nhuận, giảm sút giá trị của tài sản,…
Rủi ro làm giảm uy tín của ngân hàng, sự tín nhiệm của khách hàng và có thể đánh mất thương hiệu của ngân hàng. Một ngân hàng kinh doanh bị lỗ liên tục hoặc thường xuyên không đủ khả năng thanh khoản có thể dẫn đến một cuộc rút tiền quy mơ lớn và con đường phá sản là tất yếu.
Rủi ro khiến ngân hàng bị lỗ và bị phá sản sẽ ảnh hưởng đến hàng ngàn người gửi tiền, hàng ngàn doanh nghiệp không được đáp ứng vốn… làm cho nền kinh tế bị suy thoái, giá cả tăng cao, sức mua giảm sút, thất nghiệp tăng, gây rối loạn trật tự xã hội, và hơn nữa sẽ kéo theo sự sụp đổ của các ngân hàng khác. Ngoài ra, sự phá sản của một ngân hàng sẽ ảnh hưởng xấu đến toàn bộ nền kinh tế.
Rủi ro trong hoạt động ngân hàng còn ảnh hưởng đến kinh tế thế giới, bởi lẽ trong điều kiện hội nhập và tồn cầu hóa về kinh tế như hiện nay, nền kinh tế của mỗi quốc gia đều phụ thuộc vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Mặt khác, mối liên hệ về tiền tệ, đầu tư giữa các nước gia tăng rất nhanh nên rủi ro hoạt động ngân hàng ở một nước luôn ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế các nước khác. Thực tiễn đã được chứng minh qua các cuộc khủng hoảng tiền tệ Châu Á (1997), cuộc khủng hoảng tài chính Nam Mỹ (2001-2002) và Mỹ (2008).