Việt Nam thời gian qua:
2.1.1 Thực trạng của hoạt động M&A trong thời gian qua
Với sự ra đời của Luật doanh nghiệp 1999, trong Luật đã đề cập đến một
hình thức để tổ chức lại doanh nghiệp là “hợp nhất và sáp nhập” đã mở đầu cho sự xuất hiện hoạt động mua lại, sáp nhập doanh nghiệp ở thị trường Việt Nam. Như
vậy, hoạt động sáp nhập và mua lại doanh nghiệp chính thức xuất hiện ở thị
trường Việt Nam từ năm 2000 nhưng xảy ra ở những giao dịch với qui mô nhỏ và gia tăng với tốc độ rất nhanh qua từng năm.
Trong những năm gần đây, trong khi tình hình M&A trên thế giới có
dấu hiệu đi xuống, thể hiện ở sự giảm sút cả về số lượng giao dịch và giá trị
giao dịch. Theo số liệu của Thompson Reuters, giá trị giao dịch M&A trên thế giới năm 2009 đạt 1.630 tỷ, giảm 39.2% so với năm 2008; số vụ giao
dịch là 30.830, giảm 10.4% so với năm 2008.
Hình 2.1: Tình hình M&A trên thế giới từ năm 2007 - 2009
(Nguồn: Avalue VietNam – Báo cáo M&A VietNam 2009 & triển vọng 2010)
Tuy nhiên, trong bối cảnh hoạt động M&A trên thế giới giảm sút thì
hoạt động M&A tại Việt Nam lại đi ngược xu hướng đó và diễn ra rất sôi động. Theo số liệu thống kê của các tổ chức như Avalue Viet Nam, PWC thì
trong những năm gần đây hoạt động M&A ở Việt Nam tăng mạnh cả về giá
trị giao dịch và số lượng giao dịch.
Tính đến năm 2009, số lượng giao dịch tăng mạnh, tuy nhiên giá trị
giao dịch hai năm gần có xu huớng giảm, cho thấy các giao dịch M&A chủ yếu là các giao dịch nhỏ và vừa.
Hình 2.2: Thực trạng M&A tại VN trong những năm gần đây
(Nguồn: Thomson Reuters)
Qua số liệu thống kê, có thể thấy quy mô các giao dịch M&A trong năm 2009 chủ yếu là nhỏ và vừa (dưới 5 triệu $ hoặc 5 - 20 triệu $). Các giao dịch lớn thường gắn với các đối tác của các công ty nhà nước lớn cổ phần hóa chưa diễn ra do tốc độ cổ phần hóa chậm.
Hình 2.3: Quy mơ các thương vụ M&A tại Việt Nam
Các giao dịch M&A vẫn chủ yếu rơi vào hai hình thức: Doanh nghiệp nước ngoài mua doanh nghiệp Việt Nam (40%) và doanh nghiệp nước ngoài mua doanh nghiệp nước ngoài (40%). Tuy nhiên, một xu hướng mới cũng
đang mở ra gần đây đó là doanh nghiệp Việt Nam mua các doanh nghiệp Việt
Nam.
Hình 2.4: Phân loại M&A theo tính chất thương vụ
(Nguồn: Avalue VietNam – Báo cáo M&A VietNam 2009 & triển vọng 2010)
Cũng theo số liệu thống kê thì phần lớn các giao dịch M&A vẫn tập trung vào lĩnh vực Công nghiệp (35%) và Ngân hàng – Tài chính (21%). Nhưng một lĩnh vực mới cũng đang rất được quan tâm và có thể sẽ rất sơi động trong những năm tới đó là lĩnh vực Bất động sản.
Hình 2.5: Thương vụ M&A chia theo ngành
(Nguồn: Avalue VietNam – Báo cáo M&A VietNam 2009 & triển vọng 2010)
Coopers cho các năm từ 2009 đến 2013, tại Việt Nam, giá trị của thị trường giải trí và truyền thông gấp khoảng 3 lần trong khoảng thời gian 5 năm trước từ năm 2004 đến năm 2009. Dự báo, tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm của lĩnh vực này tại Việt Nam là 16,7%- mức cao nhất thế giới- kỳ vọng đạt 2,3 tỷ USD năm
2013. Và cũng theo báo cáo của Cơng ty kiểm tốn Pricewaterhouse Coopers, tổng số hợp đồng mua lại, sáp nhập tại VN trong 6 tháng đầu năm 2010 đạt 172 với giá trị 584 triệu USD, so với 112 hợp đồng và 232 triệu USD của cùng kỳ
năm 2009.
2.1.2 Một số thương vụ M&A tiêu biểu nhất năm 2009 và 2010
Viettel – Vinaconex: Tiếp sau việc trở thành đối tác chiến lược của
Ngân hàng Quân đội (MB), Viettel tiếp tục hiện diện qua thương vụ Vinaconex vào thời điểm đáy của thị trường chứng khốn. Vào tháng 2/2009, Viettel đã
hồn tất việc mua 35 triệu cổ phần của Vinaconex. Sau giao dịch mua lại này, Viettel đã nắm giữ 18.9% cổ phần của Vinaconex và có ý định mua thêm cổ
phần nữa của Vinaconex. Năm 2009, Viettel và Vinaconex cũng đã hồn tất
việc thành lập Cơng ty Cổ phần Tài chính Vinaconex – Viettel.
HSBC - Bảo Việt: Tháng 11/2009, Bộ Tài chính cũng đã đồng ý để
HSBC tăng sở hữu thêm 8% cổ phần, nâng tổng tỷ lệ sở hữu lên 18% tại Tập
đoàn Bảo Việt. Tổng giá trị của hợp đồng này là 1,88 nghìn tỷ đồng (khoảng
105,3 triệu USD). Ơng Lê Quang Bình, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Bảo Việt
cho biết, việc nâng tỷ lệ sở hữu của HSBC sẽ củng cố vị thế của Bảo Việt cũng như nâng cao tiềm lực của DN này.
Hà Tiên 1 - Hà Tiên 2: Phương án sáp nhập Công ty Cổ phần Xi măng
Hà Tiên 1 và Công ty Cổ phần Xi măng Hà Tiên 2 được thông qua tại Đại hội
cổ đông bất thường ngày 29/12/2009, với sự đồng thuận từ 144 cổ đông Công
ty Cổ phần Xi măng Hà Tiên 1. Đây là giao dịch hợp nhất giữa hai doanh nghiệp có quy mơ lớn nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam cho đến nay. Sau khi sáp nhập, Hà Tiên trở thành doanh nghiệp xi măng lớn nhất Việt Nam niêm yết trên sàn HSX với mức vốn hóa gần 2.800 tỉ đồng.
Lotte và Coralis: Thương vụ chuyển nhượng dự án nhà ở cao cấp, văn
phòng, khách sạn 5 sao Hanoi City Complex do tập đoàn lớn thứ 5 Hàn Quốc Lotte mua lại từ tập đoàn Deawoo. Dự án được tái khởi động vào ngày
22/10/2009 vừa qua sau hơn 4 tháng dừng. Nằm tại vị trí “đắc địa” đường Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội, với vốn đầu tư lên đến 400 triệu USD, cao 65 tầng, dự án này được đánh giá là tòa nhà cao thứ hai tại Việt Nam sau Keangnam.
Pomina - Thép Việt: Pomina phát hành riêng lẻ 80 triệu cổ phiếu cho cổ
đơng hiện hữu của Thép Việt để hốn đổi lấy toàn bộ cổ phiếu Thép Việt. Tỷ lệ
thực hiện là 1:1, tức cổ đông sở hữu 01 cổ phiếu TTV sẽ được đổi 1 cổ phiếu
Pomina. Sau khi hồn tất đợt phát hành, cổ đơng của TTV sẽ chuyển thành cổ
đơng của Pomina, có đầy đủ quyền và nghĩa vụ như những cổ đông hiện hữu
của Pomina. Sau đợt phát hành này, vốn điều lệ của Pomina sẽ tăng từ 820 tỷ
lên 1.720 tỷ đồng.
BIDV - PIB Campuchia: Một thương vụ khá thú vị liên quan đến đầu tư
ra nước ngồi trong lĩnh vực ngân hàng. Đó là vào tháng 7/2009, BIDV đã hồn tất việc thành lập Cơng ty Cổ phần Đầu tư và phát triển IDCC 100% vốn Việt Nam với vốn điều lệ 100 triệu USD, do BIDV và Cơng ty Phương Nam
góp vốn. IDCC đã ký hợp đồng chuyển nhượng, chính thức mua lại Ngân hàng
Đầu tư Thịnh vượng PIB (một ngân hàng tư nhân của Campuchia), cơ cấu và đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Campuchia (BIDC). Theo kế
hoạch, đến năm 2012, BIDC sẽ có tổng tài sản 303 triệu USD, tổng nguồn vốn huy động 216 triệu USD, cho vay đạt 210 triệu USD.
Lilama – VNSTEEL: Công ty Cổ phần Lilama Hà Nội và Tổng công ty
thép Việt Nam (VNSTEEL) vừa đạt được thoả thuận về mua lại và sáp nhập
(M&A) với giá trị lên tới 30 triệu USD, thông qua đơn vị tư vấn là Công ty Chứng khoán Ngân hàng Việt Nam Thịnh vượng (VPBS). Với thương vụ M&A này, VNSTEEL sẽ thông qua một pháp nhân mới để sở hữu 85% cổ phần chi phối đối với Nhà máy Thép mạ kẽm, mạ màu của Lilama Hà Nội tại Khu
VPBS, với giá trị 579 tỷ đồng (gần 30 triệu Đô la Mỹ), giao dịch này là một
trong những giao dịch M&A tiêu biểu của Việt Nam trong năm 2010.