Thực tiễn thương vụ mua lại Shell Lào của PV OIL

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động mua lại sát nhập ở các doanh nghiệp việt nam dưới góc độ tài chính , luận văn thạc sĩ (Trang 45)

2.5.1 Những động cơ thúc đẩy thương vụ này:

2.5.1.1 Động cơ của Shell

Sở dĩ Shell rút khỏi thị trường Lào là nằm trong kế hoạch thoái vốn đầu tư

ở những thị trường mà Shell không có ưu thế. Ở khu vực này Shell khơng có

nguồn cung cấp trực tiếp. Hơn nữa, đối với Shell, Lào là thị trường nhỏ tiềm

năng phát triển so với mong đợi của Shell khơng cao, ít có cơ hội đầu tư và lọc

hóa dầu và khơng kết hợp được với những nhà máy lọc hóa dầu của Shell. Do

vậy mà thị trường Lào khơng cịn đáp ứng với tiêu chuẩn định hướng và chiến

lược phát triển Shell. Tương tự thương vụ này thì Shell đã từng thoái vốn ở các thị trường lân cận như Cambodia và các nước khác như New Zealand và một số nước Nam Mỹ, Châu phi,..

2.5.1.2 Động cơ của PV OIL:

Ngày 06/06/2008 Tổng công ty Dầu Việt Nam (PV OIL) chính thức được thành lập trên cơ sở hợp nhất hai đơn vị hàng đầu của Tập đồn Dầu khí Quốc gia Việt Nam là Tổng cơng ty thương mại dầu khí (PETECHIM) và Cơng ty chế biến và kinh doanh sản phẩm dầu mỏ (PDC). PV OIL kế thừa và phát huy tối đa những thành quả và thế mạnh của PETECHIM và PDC trước đây trong các lĩnh vực xuất nhập khẩu, kinh doanh dầu thô; sản xuất, chế biến, kinh doanh sản phẩm dầu; và kinh doanh, nhập khẩu ủy thác vật tư thiết bị cho các cơng trình dầu khí. Vì vậy, việc Shell rút khỏi thị trường Lào, bán toàn bộ cơ sở vật chất tại Lào là một cơ hội tốt cho PV OIL khuyếch trương thương hiệu ra nước ngoài. Hơn nữa nó giúp PV OIL tiết kiệm được rất nhiều thời gian đầu tư xây dựng và ngay lập tức có thể

kinh doanh và treo biển hiệu của mình tại khắp các tỉnh của Lào. Hiện nay, PV OIL là đơn vị bao tiêu sản phẩm từ Nhà máy Lọc dầu Dung quất nên thương vụ này sẽ có rất nhiều thuận lợi cho việc cung cấp xăng dầu sang Lào. Ngồi ra, PV OIL cịn hướng đến việc đón đầu Nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn – Thanh Hóa

cũng như đón đầu cơng trình trọng điểm của Chính phủ 02 nước đó là thiết lập đường ống Xăng dầu từ Việt nam sang Lào;

2.5.2 Tổng quan về Shell Lào:

2.5.2.1 Tổng quan về chủ sở hữu Shell Lào:

Shell Eastern Petroleum Pte., Ltd là công ty thuộc lĩnh vực kinh doanh xăng dầu, trực thuộc tập đoàn Shell, một trong những tập đồn kinh doanh xăng

dầu có danh tiếng. Shell Eastern Petroleum Pte., Ltd bắt đầu kinh doanh xăng dầu tại Lào năm 1956. Về sở hữu: Shell Lào do 3 công ty con làm chủ chiếm 99,9% cổ phần công ty, Ban Giám đốc 0,1% (gồm 6 thành viên), cơ cấu cổ phần như sau:

• Shell UK Limited: 24%.

• Shell Petroleum Company Limited: 44%.

• Asiatic Petroleum Company Limited: 32%.

• Ban Giám đốc: 0,1%.

Hình 2.6: Tỷ lệ cổ đông nắm giữa CP của Shell Lào

Shell Laos Shareholders

Shell Petroleum Company Limited 44.0% Asiatic Petroleum Company Limited 32.0% Directors 0.1% Shell UK Limited 24.0%

Bảng 2.1: Danh sách cổ đông nắm giữ Cổ phần Shell Lào

Shell Laos Shareholders

Shareholder # of Shares

Dividened -

(US$ 2007)* Additional Notes

Shell UK Limited 5543 239957 Primary Stakeholder Shell Petroleum Company Limited 10154 439567 Primary Stakeholder Asiatic Petroleum Company Limited 7390 319913 Primary Stakeholder

Mr. Lamphoune Phimphavong 1 43 Director

Mr. Tiraphot Vajrabhaya 8 346 Director

Mr. Indresh Kumar 1 43 Director

Mrs. Yupa Siribodhi 1 43 Director

Mr. Somsak Saengripa 1 43 Director

Mrs. Kulwadee Phonghanyudh 1 43 Director

Directors 13 563 Secondary Stakeholders

Total 23100 1000000

* Share value based on 2007 dividened of $43.29/share - source: Shell

Nguồn: Shell Group

2.5.2.2 Giới thiệu chung và đánh giá tài sản của Shell Lào:

Hệ thống kinh doanh xăng dầu của Shell tại Lào với mạng lưới 72 trạm kinh doanh xăng dầu và 5 kho chứa xăng dầu tọa lạc tại 11 tỉnh thành của Nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.

Về quyền sử dụng đất: Shell sở hữu 05 khu đất gồm:

• Khu đất trụ sở chính tại thủ đơ Viêng Chăn,

• 01 khu đất trống gần trụ sở chính,

• Đất kho Thakaek,

• Đất kho Savannakhet

• 01 trạm bán lẻ.

Cơng trình xây dựng: Shell sở hữu cơng trình xây dựng tại 4 trạm xăng (1 trạm trên đất Shell làm chủ, 3 trạm trên đất thuê).

5 kho của Shell đều nằm ở các vị trí chiến lược, đơng dân cư, có nhiều khả năng phát triển. Đó là các tỉnh sau:

• Thủ đô Viêng Chăn (2 kho: Thanaleng và Wattay),

• Tỉnh Champassak (01 kho: Pakse),

• Savannakhet (01 kho),

Bảng 2.2: Danh mục kho chứa Xăng dầu của Shell Lào

Terminals

Name Location - Province Ownership

Capacity (1,000 liters)

Throughput

(1,000 liters) Utilization Products

Thakhek Depot (THK) Khammouane Owned 745 6,700 15% 91, Gasoil, Lubricants Savannakhet Depot (SVK) Savannakhet Owned 653 14,900 38% 91, Gasoil, Jet A-1, Lubricants Pakse Depot (PKS) Champassak Leased 445 7,600 28% 91, Gasoil, Lubricants

Thanaleng Depot (TNL) Vientiane Capital Leased 2,099 78,000 61% 91, 95, Gasoil, Fuel Oil, Lubricants Wattay Depot* (WTY) Vientiane Capital Leased 800 0 0% Jet A-1

Nguồn: Shell Group

• 72 cây xăng của Shell nằm trải suốt 11/17 tỉnh thành của Lào. Các tỉnh thành này là các khu đông dân và họat động nông nghiệp.

Bảng 2.3: Danh sách các Cửa hàng xăng dầu của Shell Lào

Retail Network

Province # of Stations

Station Throughput (1,000 liters)

Total Throughput

(1,000 liter) C-store Canopy Fascia Driveway Pole Sign Shell Retail Stations

Vientiane Capital 20 1915 38300 4 11 14 10 14 Xieng Khuang 1 1400 1400 1 1 1 1 Xayabury 1 1200 1200 1 1 Khammuane 5 1140 5700 1 1 1 1 1 Luang Prabang 4 900 3600 1 2 2 2 3 Savannakhet 15 800 12000 1 2 4 2 5 Vientiane 7 786 5500 2 2 2 5 Attapeu 1 620 620 1 Champasack 10 620 6200 1 1 Saravane 3 433 1300 Bolikhamxay 5 360 1800 1 2 1 1 Total 72 1078 77620 7 20 29 19 32 Competitors Caltex 40 975 39000 Others 112 500 56000 LSFC 245 453 111000 Total Industry 469 605 283620

Nguồn: Shell Group

Tài sản là xe: Đội xe của Shell Laos gồm 23 chiếc trong đó có 5 xe bồn. Tài sản khác của Shell: 177 trụ bơm ở 72 cây xăng; 106 bồn chứa nhiên liệu tại 5 kho; 66 bồn chứa nhiên liệu ở 24 cây xăng; Bảng hiệu ở 17 cây xăng; Mái vòm ở 16 cây xăng; 18 hạng mục cơng trình xây dựng (trạm và kho).

2.5.2.3 Thị phần, đối thủ cạnh tranh và thương hiệu:

• Shell có một thị phần tốt ở Lào cả hai mặt hàng là xăng và dầu DO. Cụ

thể dầu DO chiếm 37.9%, xăng 33.1%. DO bán lẻ 64%, bán buôn 37%. Xăng chủ yếu là bán lẻ. Các sản phẩm khác: Shell nắm giữ 30% thị phần dầu mỡ nhờn, 15% thị phần nhiên liệu khác (FO - 22.7%, Jet A1 – 9.7%)

• Hệ thống bán lẻ của Shell được đặt ở các vị trí tốt: khu đơng dân, gần đường lớn (27% thị phần xăng dầu bán cho xe, trong đó xăng 95R chiếm gần như

tuyệt đối thị phần).

• Đối thủ chủ yếu là Caltex và LSFC. PTT cũng là đối thủ đáng quan tâm

khi hiện nay sản phẩm chính bán vào Lào là LPG nhưng có thể sẽ phát triển để

chiếm lĩnh thị trường.

• Thị phần bán lẻ: Shell xếp thứ 2 với 27.2% sau LSFC (Lao State Fuel Company) với 39.2%, thứ 3 là Caltex 13.8%

2.5.2.4 Tình hình kinh doanh 04 năm gần đây (2006-2009):

Bảng 2.4: Tình hình kinh doanh từ năm 2006 - 2009 của Shell Lào

Đvt: Ngàn USD

Stt Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

1 Doanh số bán 83,806.05 93,041.98 117,306.98 145,893.02 2 Chi phí bán hàng 72,947.33 82,214.30 106,455.35 132,457.67 3 Chi phí vận chuyển 5,538.72 5,585.70 5,284.65 6,112.67 4 Lợi nhuận gộp 5,320.00 5,241.98 5,566.98 7,322.67 5 Chi phí vận hành 1,351.98 1,659.53 2,400.81 2,376.28 6 Phí tập đồn 590.58 658.95 1,070.12 1.321.74 7 EBITDA 3,377.44 2,923.49 2,096.05 3,624.65 8 Khấu hao 738.14 874.88 917.56 948.60 9 EBIT 2,594.30 2,048.60 1,178.49 2,676.05 10 Thuế 518.84 409.77 235.70 535.23 11 Lợi nhuận thực 2,075.47 1,638.95 942.79 2,140.81

Nguồn: Shell Group

2.5.3 Xác định giá trị doanh nghiệp của Shell Lào

Theo kết quả định giá của Công ty TNHH Thẩm Định Giá EIC Việt Nam (EIC VALUATION) về Shell Lào như sau:

Phương pháp định giá: Là phương pháp hiện giá dòng tiền NPV (Giá trị hiện tại ròng). Tổng giá trị doanh nghiệp = Vốn lưu động + Tài sản cố định

Bảng 2.5 : Kết quả định giá giá trị của Shell Lào như sau:

Tỷ giá USD/LAK: 8.698

Stt Hạng mục Triệu Lak Triệu USD

1 Vốn lưu động 7.386 0,85

2 Giá trị tài sản cố định 139.066 15,99

3 Tổng giá trị doanh nghiệp chưa bao gồm đất 146.453 16,84

4 Giá trị đất 3.447 0,40

5 Giá trị doanh nghiệp đã bao gồm đất 149.899 17,23

Nguồn: Công ty TNHH Thẩm Định Giá EIC Việt Nam

Như vậy, với phương pháp định giá là hiện giá dịng tiền NPV thì Cơng ty TNHH Thẩm Định Giá EIC Việt Nam (EIC VALUATION) đã xác định được giá trị của Shell Lào là 17,23 triệu USD.

2.5.4 Phân tích SWOT và đánh giá hiệu quả tài chính của thương vụ: 2.5.4.1 Phân tích SWOT: 2.5.4.1 Phân tích SWOT:

Điểm mạnh: Việt Nam là nước có đường biên giới với Lào dài nhất khoảng 2.067 km đường biên; Hệ thống cung cấp và phân phối sẵn có; Khả năng bán buôn mạnh; Bộ máy nhân sự Công ty dày dặn kinh nghiệm và đã hoạt động

rất hiệu quả trong nhiều năm chủ yếu là người Lào và người Thái; Nhà máy Dung quất là thế mạnh để cung cấp xăng dầu sang Lào; Hệ thống của Shell có doanh số bán cao và đặt ở các vị trí tốt

Điểm yếu: Thương hiệu PV OIL chưa được biết đến ngoài Việt Nam trong

lĩnh vực bán lẻ xăng dầu; Tái xây dựng uy tín tại kho Wattay; Đường bộ giữa Lào – VN còn xấu; Khoảng cách từ Viêng chăn đến miền Trung và miền Nam Việt Nam xa; Nhu cầu tiêu thụ ở Lào thấp khơng bù đắp cho chi phí hạ tầng cao

Cơ hội: Dự kiến Chính phủ 02 nước sẽ thiết lập đường ống Xăng dầu từ

Việt nam sang Lào; Đón đầu nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn – Thanh Hóa; Nhiều khả năng giảm chi phí do đưa hàng bằng đường bộ từ Việt Nam sang có chi phí

Nam trong tương lai.

Thách thức: PV OIL sẽ gặp khó khăn trong việc giữ các đại lý sau khi nhận bàn giao từ Shell Lào, vì người dân Lào đã quá quen thuộc với thương hiệu của Shell trong 56 năm vừa qua; Cạnh tranh gay gắt với nguồn hàng từ Thái Lan và Cơng ty Xăng dầu Quốc gia Lào; Chưa rõ chính sách thuế xuất khẩu từ nhà máy lọc dầu Việt Nam, chính sách xuất khẩu sản phẩm NMLD của Việt Nam; Không được nhận chuyển nhượng đất.

2.5.4.2 Đánh giá hiệu quả tài chính của thương vụ:

• Theo kết quả thẩm định giá của Công ty TNHH Thẩm Định Giá EIC Việt Nam (EIC VALUATION) đã xác định được giá trị của Shell Lào là 17,23 triệu

USD. Tuy nhiên, sau các vòng đàm phán thì 02 bên đã thống nhất thương vụ này là 8,5 triệu USD. Nhìn vào bảng 2.5: Tình hình kinh doanh của Shell Lào từ năm 2006 đến 2009 ta nhận thấy kết quả kinh doanh của công ty rất tốt, tăng đều qua từ năm chỉ có năm 2008 là giảm do ảnh hưởng của cục khủng hoảng kinh tế trên tồn cầu. Với lợi nhuận thực bình qn xấp xỉ khoảng 2 triệu USD thì dự kiến 04 năm PV OIL sẽ thu hồi vốn đầu tư tại Shell Lào nên hứa hẹn đây sẽ là thương vụ rất thành công của PV OIL, tỷ suất sinh lợi trên vốn xấp xỉ 24%.

• Với thương vụ này PV OIL đã tăng cường thị phần và danh tiếng trong ngành kinh doanh sản phẩm dầu và trở thành Công ty đầu tiên của Việt Nam kinh doanh sản phẩm dầu tại nước ngoài. Các đầu mối kinh doanh xăng dầu khác như Petrolimex, Petimex, … cũng kinh doanh sản phẩm dầu tại thị trường Campuchia nhưng đây chỉ là hoạt động kinh doanh thơng qua hình thức tạm nhập tái xuất, chứ không phải là một đầu mối kinh doanh sản phẩm dầu thực sự tại nước ngoài cùng với hệ thống kho bãi, cửa hàng xăng dầu trực thuộc và các khách hàng thân thiết. Ngoài ra từ thương vụ này đã làm tăng doanh thu của PV OIL thêm khoảng 145 triệu USD và lợi nhuận tăng thêm khoảng 2 triệu USD;

• Như ta đã biết Shell là Tập đoàn kinh doanh năng lượng hàng đầu trên

thế giới với bề dày thành tích và kinh nghiệm trong cơng tác quản lý và kinh doanh sản phẩm. Nên việc tiếp nhận toàn bộ mơ hình quản lý cùng với thiết bị rất hiện

đại về kinh doanh xăng dầu như phần mềm hệ thống quản lý doanh nghiệp SUN –

ERP, hệ thống đo và kiểm soát bồn bể tự động, thiết bị quản lý xe bồn, các quy

trình, quy định chuẩn mực về an tồn, PCCC…sẽ là tài sản vơ cùng quý giá cho PV OIL để nhân rộng và áp dụng cho các đơn vị thành viên của mình;

• Ngồi ra, PV OIL cịn được tiếp nhận đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp và cơng nhân có trình độ chun mơn cao trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu, dẫn

đến tiết kiệm chi phí đào tạo so với thành lập mới;

• Thêm vào đó PV OIL đã tiết kiệm được đáng kể chi phí Marketing khi

tiếp quản thị phần của Shell vì thương hiệu của Shell đã quá quen thuộc và rất

được yêu chuộng đối với người dân Lào trong hơn 56 năm nay;

• Mặt khác với việc Shell Lào chính thực hoạt động kinh doanh xăng dầu

tại Lào từ những năm 1954 nên tồn bộ 05 lơ đất mà Shell Lào đang sở hữu được Chính phủ Lào cấp sở hữu vĩnh viễn nên khi định giá thì giá trị của các bất động sản này thấp hơn rất rất nhiều so với giá trị thực của nó. Ngồi ra, PV OIL còn tiếp hệ thống phân phối gồm 05 kho xăng dầu tại 04 tỉnh và 72 cửa hàng xăng dầu tại 11/17 tỉnh của Lào đã giúp cho PV OIL tiết kiệm thời gian từ khi xây dựng đến khi

đưa vào hoạt động. Cũng như giảm chi phí và rủi ro trong q trình xây dựng cơ

sở vật chất và cơ sở khấu hao ban đầu;

Kết luận chương 2

Nội dung Chương đã đi sâu vào việc tìm hiểu thực trạng hoạt động mua lại, sáp nhập doanh nghiệp ở các doanh nghiệp Việt Nam, thực trạng các lợi ích cũng như các tác

động tiêu cực ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như những bất cập

trong việc định giá giá trị doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay. Ngoài ra, việc đi vào

thực tiễn thương vụ mua lại Shell Lào của Tổng Công ty Dầu Việt Nam đã cho thấy

được M&A không chỉ được các Cơng ty nước ngồi thực hiện với các công ty Việt

Nam mà là Công ty Việt Nam thực hiện thương vụ M&A tại nước ngoài với hiệu quả tài chính rất cao.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG M&A Ở CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM DƯỚI GĨC ĐỘ TÀI CHÍNH 3.1 Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động M&A dưới góc độ tài chính 3.1.1 Giải pháp xây dựng khung pháp lý điều chỉnh hoạt động xác định giá

trị doanh nghiệp

3.1.1.1 Đối với việc định giá tài sản vơ hình:

Một trong các tài sản quan trọng nhất, đóng góp rất lớn vào tổng giá trị

doanh nghiệp, đó là tài sản vơ hình của doanh nghiệp. Tuy nhiên, tại Việt Nam

các chuẩn mực để xác định hợp lý giá trị này còn rất sơ khai, chưa có phương

pháp định giá nào xác định đúng giá trị thực của tài sản vơ hình, từ đó làm thất

thốt khá lớn giá trị của doanh nghiệp. Đặc biệt là khi các công ty đa quốc gia tiến hành mua lại các thương hiệu Việt trong công cuộc thâm nhập thị trường, thông thường doanh nghiệp VN sẽ bị thua thiệt ở khoản này vì khơng định giá đúng giá trị của doanh nghiệp mình. Do đó, Nhà nước cần ban hành khung pháp lý với các tiêu chuẩn cụ thể giống như các nước phát triển đã và đang làm hiện nay

3.1.1.2 Đối với khung pháp lý điều chỉnh công tác định giá:

Tuy hoạt động định giá doanh nghiệp đã có Thơng tư của Bộ Tài Chính

hướng dẫn xác định giá doanh nghiệp, tuy nhiên nội dung trong Thơng tư nhìn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động mua lại sát nhập ở các doanh nghiệp việt nam dưới góc độ tài chính , luận văn thạc sĩ (Trang 45)