Các nguyên tắc vàng cho các doanh nghiệp Việt Nam khi thực hiện M&A

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động mua lại sát nhập ở các doanh nghiệp việt nam dưới góc độ tài chính , luận văn thạc sĩ (Trang 64 - 65)

Nguyên tắc 1: Xác định cách tiếp cận phù hợp với công ty. Đừng nghĩ rằng phương pháp M&A truyền thống là lựa chọn duy nhất.

Các doanh nghiệp có thể tận dụng phương tiện sản xuất, thương hiệu nổi tiếng, mạng lưới phân phối và kinh doanh cũng như nhân tài của đối tác. Vấn đề nằm ở chỗ, các doanh nghiệp hiểu được tại sao họ muốn làm đối tác và làm sao để giải quyết những bất đồng về văn hóa. Haier, Hãng Đồ gia dụng TQ, đang học hỏi nhân việc làm đối tác của “đại gia” Mỹ General Electric để phát triển sản phẩm liên doanh. General Electric cũng hưởng lợi với việc thâm nhập được vào thị

trường Trung Quốc thông qua các đối tác phân phối của Haier.

Nguyên tắc 2: Xác định được lý do tại sao cần chiếm hữu. Nắm được

nguyên tắc cơ bản về cạnh tranh và tạo ra dự án đầu tư.

Một trong những cách tốt nhất để tránh M&A thất bại là phải minh chứng

được việc mua lại công ty khác sẽ làm tăng giá trị. Kết quả nghiên cứu những

công ty chiếm hữu thành công cho thấy, 80% giao dịch sinh lợi đều dựa trên dự án

đầu tư rõ ràng. Với những vụ M&A thất bại, tỷ lệ này chỉ có 40%. Thơng thường,

nhiều công ty không xác định được những cơ hội tốt nhất cho việc sinh lợi hay

đánh giá rủi ro. Một thương vụ M&A thành công sẽ giúp công ty cạnh tranh mạnh

mẽ hơn về chi phí, sức mạnh thương hiệu, khách hàng, cách tiếp cận và lòng trung thành của khách hàng.

Nguyên tắc 3: Xác định được giao dịch nào cần tiếp cận. Hãy đặt ra vài câu hỏi và trả lời để kiểm tra dự án đầu tư.

Việc nhận diện các mục tiêu M&A tiềm năng và sàng lọc chúng thành một hoặc hai lựa chọn ưu việt đòi hỏi phải có phương pháp. Thay vì vội vàng phản ứng ngay với những mục tiêu M&A khi chúng xuất hiện trên thị trường, những

thương thuyết gia giàu kinh nghiệm hiểu được nguyên tắc cơ bản của cạnh tranh và chọn ra những kiểu thương thảo thích hợp. Những nhóm M&A đưa ra các mục

tiêu ưu tiên và mỗi nhóm có dự án đầu tư tùy biến. Do biết được mục tiêu cần đạt

được trong thương vụ M&A, họ sẵn lòng đầu tư thêm hay hành động nhanh hơn đối thủ.

Nguyên tắc 4: Xác định vị trí cần sáp nhập trước và nắm được những nguồn giá trị chính nhanh chóng.

Các nghiên cứu cho thấy, những thương vụ M&A quốc tế và quốc nội có tỷ lệ thành cơng tương đương nhau, nhưng nói chung, vấn đề hịa nhập lại phức tạp hơn nhiều. Đó là những khó khăn bao gồm: việc điều chỉnh dự án sáp nhập sao

cho phù hợp từng hoàn cảnh khu vực, giải quyết những dị biệt về văn hóa, xem xét vấn đề về cổ đông và những hoạt động bị phân tán do vị trí địa lý cũng như

các quy định luật pháp vốn có thể làm việc sáp nhập thất bại. Muốn thành công, công ty chiếm hữu cần xác định các nguồn phối hợp tốt nhất. Các doanh nghiệp phải bảo đảm q trình sáp nhập khơng quá phức tạp và cần quyết định nhanh

chóng để khơng bỏ sót những chi tiết quan trọng.

Ngun tắc 5: Chuẩn bị giải pháp đối phó khi việc mua lại đã đi chệch

hướng.

Cần thiết lập hệ thống cảnh báo sớm và hành động nhanh chóng bởi vì khơng phải mọi thương vụ M&A đều đi đúng theo kế hoạch đã định. Những

người thực hiện cần chuẩn bị hệ thống cảnh báo sớm để phát hiện trục trặc và giải quyết vấn đề ngay khi vừa sáp nhập. Các doanh nghiệp cần phân biệt giữa việc hệ thống chạy khơng trơn tru và tín hiệu thông báo những vấn đề nghiêm trọng hơn. Công ty chiếm hữu phải hành động cương quyết để mọi việc diễn ra theo đúng kế hoạch.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động mua lại sát nhập ở các doanh nghiệp việt nam dưới góc độ tài chính , luận văn thạc sĩ (Trang 64 - 65)