3.1 Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động M&A dưới góc độ tài chính
3.1.5 Xác định hình thức thu xếp vốn phù hợp:
Hình thức thu xếp vốn phù hợp là hình thức phải tương xứng với tình hình tài chính hiện tại của cả công ty tiến hành tiếp quản lẫn cơng ty mục tiêu, cũng như những kỳ vọng có thể đạt được sau khi kết hợp lại, và nhất thiết không được gây thiệt hại giá trị cổ đông cho cả hai cơng ty và truyền đạt những tín hiệu xấu
đến nhà đầu tư.
Ảnh hưởng của phương thức thu xếp vốn khác nhau lên kết quả EPS
Một công ty được xem là thành công trong thương vụ M&A khi cơng ty có EPS tăng sau khi mua lại, sáp nhập. Vì suy cho cùng, EPS là cách đo lường thường được lựa chọn nhất để đưa ra một chỉ số nhanh về kết quả kinh doanh
M&A nên biết rằng lựa chọn các phương thức thu xếp khác nhau có thể đem lại những kết quả EPS khác nhau đối với cùng một thương vụ.
Trong trường hợp bên mua mua một công ty mục tiêu với tỷ số giá/thu nhập (P/E) thấp hơn P/E của chính mình, kể cả khi thương vụ khơng tạo ra một khoản giá trị nào, thì bản thân yếu tố đó đã dẫn đến EPS kết hợp của cơng ty mua lại, sáp nhập tăng lên. Cịn nếu thương vụ cũng tạo ra giá trị, phần tăng EPS sẽ trợ nên nổi bật hơn. Hiệu ứng này độc lập với lựa chọn phương thức thu xếp vốn
Nếu tỷ lệ P/E của công ty mục tiêu lớn hơn hoặc bằng với P/E của công ty bên mua thì vẫn có thể làm tăng EPS của cơng ty mua lại, sáp nhập kể cả việc lựa chọn cách thu xếp vốn thích hợp. Nếu vụ mua lại được thu xếp bằng vốn vay, thì kể cả khi P/E của công ty mục tiêu lớn hơn của bên mua, ý tưởng nâng cao EPS vẫn đạt được. Miễn là tỷ lệ P/E của công ty mục tiêu thấp hơn số nghịch đảo của chi phí vay nợ sau thuế đã được sử dụng để thu xếp vốn cho thương vụ (tính bằng số phần trăm), chỉ số EPS của công ty mua lại, sáp nhập sẽ được nâng cao.