Những vấn đề hạn chế của hoạt động M&A dưới góc độ tài chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động mua lại sát nhập ở các doanh nghiệp việt nam dưới góc độ tài chính , luận văn thạc sĩ (Trang 42 - 45)

2.4.1 Sự hiểu biết về hoạt động M&A còn hạn chế

Hoạt động mua lại, sáp nhập doanh nghiệp là một hoạt động rất mới ở thị

trường Việt Nam. Mặc dù theo đánh giá tốc độ tăng trưởng các giao dịch M&A

thị trường này đang phát triển khá nhanh nhưng thực chất lượng giao dịch chưa tương xứng với tiềm năng. Một trong những nguyên nhân là do sự hiểu biết hạn chế của doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước có thể liên quan đến hoạt động mua lại, sáp nhập.

2.4.1.1 Về phía doanh nghiệp

Theo số liệu điều tra của Cơng ty First Asia Limited thì sẽ có hơn 50%

doanh nghiệp Việt Nam phải đóng cửa sau 6 năm hoạt động. Chúng ta nhận thấy rằng, các nhà quản trị doanh nghiệp Việt Nam chưa thực sự quan tâm nhiều hoạt

động mua lại, sáp nhập doanh nghiệp. Các nhà quản trị chưa nhận thấy được

những tác động tích cực của hoạt động mua lại, sáp nhập doanh nghiệp đối với

hoạt động của doanh nghiệp đó chính là một cơng cụ để thực hiện tái cấu trúc lại

doanh nghiệp cho phù hợp với điều kiện mới của thị trường. Hơn nữa, đối với các doanh nghiệp rơi vào tình huống phải thực hiện hoạt động M&A thì sự khơng

hiểu biết cặn kẽ về hoạt động này hay thiếu sự chuẩn bị đã gây nên những hậu quả khó lường cho doanh nghiệp và làm cho hoạt động M&A không thành công như

mong muốn. Chẳng hạn như phải gánh quá nhiều nghĩa vụ của công ty mục tiêu, hay bị thiệt hại trong quá trình tham gia như mua với giá cao hoặc phải bán với giá thấp hơn giá trị thực tế, xuất hiện những tranh chấp khơng đáng có đối với người tư vấn,…

2.4.1.2 Về phía cơ quan quản lý nhà nước

Hiện nay, chưa có qui định về hoạt động mua lại tài sản của doanh nghiệp mà chỉ có qui định về việc thực hiện mua lại cổ phần của doanh nghiệp trong Luật chứng khoán. Việc mua lại tài sản doanh nghiệp, nhất là đối với tài sản vơ hình (thương hiệu) là rất phổ biến. Cần bổ sung những qui định về hình thức mua lại tài sản vơ hình vì đây là một mảng giao dịch rất phổ biến trên thị trường M&A. Hơn nữa đến nay vẫn chưa xác định cơ quan nào sẽ quản lý trực tiếp thị trường M&A. Hiện tại có qui định Cục quản lý cạnh tranh là cơ quan quản lý khía cạnh tập trung kinh tế của các hoạt động mua lại sáp nhập doanh nghiệp. Còn đối với các vụ

M&A chưa đến mức chiụ sự quản lý của Cục quản lý cạnh tranh thì chưa ai quản lý. Có rất nhiều vấn đề phát sinh từ phía cơ quan quản lý Nhà nước đối với hoạt

động M&A, điều đó gây đến một thực trạng hiện nay là khung pháp lý cho hoạt động này cịn bỏ trống rất nhiều chỗ. Ngun nhân chính cho những vấn đề trên

chính là sự thiếu hiểu biết của một bộ phận lớn các nhà quản lý, lãnh đạo và làm luật về hoạt động khá mới mẻ, một hoạt động là hệ quả tất yếu của quá trình phát triển nền kinh tế và thị trường chứng khoán.

2.4.2 Sự thiếu minh bạch trong việc công bố thông tin của doanh nghiệp

Hiện tại hoạt động M&A ở Việt Nam đã có một số công ty được xem là

chuyên nghiệp trong việc cung cấp các dịch vụ liên quan đến hoạt động M&A,

trong đó có mơi giới mua lại, sáp nhập doanh nghiệp như: IDJ, Tigerinvest, First Asia Limited, Công ty cổ phần mua lại doanh nghiệp và kết nối quốc tế ICE. Số lượng cơng ty có nhu cầu tham gia các sàn môi giới giao dịch này ngày càng tăng nhưng chưa thực sự nhiều so với nhu cầu thực sự. Đồng thời do các doanh nghiệp có nhu cầu thường nhờ một công ty tư vấn thực hiện từ cơng việc đăng tin tìm

kiếm đối tác cho đến tất cả các khâu còn lại nhưng hệ thống liên kết giữa các công ty tư vấn, môi giới lại chưa có nên việc tìm kiếm đối tác gặp khá nhiều khó khăn.

Đối với người muốn mua họ khơng thể nhanh chóng tìm được cơng ty mục tiêu,

hay ngược lại vì thế làm tốn nhiều thời gian và chi phí cho một thương vụ giao dịch. Ngồi ra, khi đã xác định được đối tác giao dịch thì việc tìm kiếm các thơng

tin liên quan để đánh giá và định giá giá trị doanh nghiệp cũng gặp khơng ít khó khăn. Hiện nay đối với các doanh nghiệp là công ty cổ phần được niêm yết thì kiểm sốt cơng bố thơng tin khá chặt chẽ, được qui định trong Luật chứng khoán hiện hành (điều 102), nên các thông tin của các công ty này được đưa ra thị trường một cách đầy đủ, chính xác và kịp thời mặc dù trong thời gian qua cũng có những trường hợp bất trắc do việc cơng bố chậm hay thơng tin được cơng bố chưa chính xác. Điều này đòi hỏi một sự tăng cường quản lý từ cơ quan chủ quan và cơ quan trực tiếp điều hành thị trường chứng khoán. Và đối với các công ty cổ phần chưa

được niêm yết và là cơng ty cổ phần đại chúng thì việc cơng bố thơng tin thì được điều tiết bởi điều 101 Luật chứng khốn. Cơ quan quản lý các thơng tin liên quan

đến doanh nghiệp được báo cáo với Ủy ban chứng khoán Nhà nước. Nhưng đối

với các doanh nghiệp không phải là công ty cổ phần đại chúng thì theo qui định của Luật kế tốn các doanh nghiệp này phải thực hiện nghĩa vụ báo cáo tài chính cho Sở Kế hoạch và đầu tư và cơ quan thuế tại địa phương nơi mà doanh nghiệp hoạt động. Ngồi ra vấn đề về tính trung thực của các báo cáo tài chính đó cũng là một vấn đề cần quan tâm, các báo cáo này chủ yếu để đáp ứng nhu cầu về quản lý

đầu tư trên địa bàn và cơng tác thu thuế. Vì vậy, việc cơng ty đối tác rất khó khăn

bởi việc tiếp nhận báo cáo tài chính của các doanh nghiệp này. Hiện tại họ dường như phải chủ yếu dựa vào nguồn thông tin được cung cấp bởi công ty mơi giới. Chính điều đó là tăng mức độ rủi ro, làm giảm khả năng thành công đối với các giao dịch M&A. Bởi vì sự khơng rõ ràng, cơng khai minh bạch các thông tin liên quan đến doanh nghiệp bị hạn chế cơng bố sẽ làm:

• Doanh nghiệp khơng tìm được những thơng tin tài chính trong quá khứ của đối tác để đánh giá và lựa chọn đúng mục tiêu.

• Làm ảnh hưởng đến cơng tác định giá giá trị doanh nghiệp

• Làm ảnh hưởng đến việc lập kế hoạch thanh toán và kế hoạch thực hiện hoạt động M&A đạt được yêu cầu tốt nhất.

• Cuối cùng, vấn đề chung của các đối tượng liên quan đến hoạt động này

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động mua lại sát nhập ở các doanh nghiệp việt nam dưới góc độ tài chính , luận văn thạc sĩ (Trang 42 - 45)