Những hiệu quả tài chính mà M&A mang lại trong thời gian qua

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động mua lại sát nhập ở các doanh nghiệp việt nam dưới góc độ tài chính , luận văn thạc sĩ (Trang 35 - 39)

Về mặt lý thuyết hoạt động M&A có thể mang đến rất nhiều lợi ích cho các chủ thể tham gia vào hoạt động này và nó cũng có tác dụng tích cực đối với nền kinh tế, nhưng trong điều kiện có sự kiểm sốt và giám sát một cách hợp lý đối với hoạt động đó. Trong thời gian qua hoạt động này đã mang lại một số hiệu quả tài chính nhất định cho các doanh nghiệp Việt Nam, bao gồm:

2.2.1 Đa dạng hóa nguồn vốn huy động cho các doanh nghiệp

Để có thể tiếp tục hoạt động và phát triển trong môi trường kinh doanh

cạnh tranh ngày càng trở nên gây gắt, các doanh nghiệp trong nước cần phải có đủ năng lực tài chính để đáp ứng yêu cầu đầu tư và phát triển. Trong khi đó, nguồn

vốn đầu tư trong nội bộ nền kinh tế có giới hạn, các doanh nghiệp cần chủ động

để huy động nguồn vốn bổ sung. Chính vì thế mà đã xuất hiện nhiều hình thức

huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau. Việc phát hành cổ phần là một hướng

giải quyết khá thuận lợi được thơng qua thị trường chứng khốn. Số vốn của cổ đông hiện hữu đã cạn kiệt, các nhà đầu tư mới trên thị trường trong nước thì có

giới hạn nhất định, như vậy, việc phát hành cổ phiếu trực tiếp cho các doanh

nghiệp khác (trong và ngồi nước) là một hình thức huy động vốn bằng cổ phiếu rất nhanh và tiện lợi. Với đặc điểm hoạt động mua lại doanh nghiệp Việt Nam hầu hết có sự tham gia của yếu tố nước ngồi thì việc bán cổ phiếu phát hành bổ sung cho các đối tác này là góp phần làm tăng nguồn vốn có thể huy động cho doanh nghiệp. Đây được xem là hiệu quả tài chính rất lớn của các doanh nghiệp ở Việt

Nam trong thời gian vừa qua khi thực hiện hoạt động mua lại, sáp nhập doanh

nghiệp. Có thể nói rằng, trong bối cảnh nguồn vốn đầu tư trong nước đang khan hiếm, lãi suất cho vay mức cao như hiện nay thì đây được xem là một kênh huy động vốn rất tốt cho các doanh nghiệp trong nước. Chính vì thế đó cũng là nguyên

2.2.2 Khai thác được những lợi thế lẫn nhau

Hầu hết các giao dịch mua lại hay sáp nhập doanh nghiệp ở doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian qua đều mang tính thân thiện và dựa trên tinh thần hợp tác giữa hai bên đối tác. Sự hỗ trợ lẫn nhau để khai thác những lợi thế của nhau cùng phát triển là điểm thành công của hoạt động M&A ở các doanh

nghiệp Việt Nam trong thời gian qua. Nhưng trong đó thường là sự khai thác lợi thế giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài.

Đối với doanh nghiệp trong nước lợi thế mà họ có thể nhận được từ các đối tác nước ngồi đó là cơng nghệ, tính hiện đại trong công tác quản lý, tiếp thị

mở rộng thị trường, sản phẩm, tính chuyên nghiệp trong việc khai thác và cung cấp các dịch vụ hiện đại, lợi thế về năng lực tài chính lớn,… Đổi lại doanh

nghiệp trong nước chấp nhận sự tham gia của phía nước ngồi vào việc chia lợi nhuận kinh doanh trên một thị trường mới phát triển và phát triển với tốc độ khá nhanh. Đây là điều mà các doanh nghiệp nước ngồi rất mong muốn có được.

Điển hình cho sự khai thác lợi thế của nhau trong các thương vụ giao dịch

M&A ở Việt Nam trong thời gian qua như:

• Trong vụ HSBC mua cổ phần của Techcombank thì: HSBC đưa một số nhà quản lý có trình độ quốc tế tham gia bộ máy điều hành và một số hoạt động của Techcombank với vai trò tư vấn cao cấp, hỗ trợ Techcombank về công nghệ và kỹ thuật để ngân hàng này trở thành ngân hàng được ưa thích nhất Việt Nam. Mở rộng thị trường kinh doanh tại Việt Nam là điều mà HSBC mong muốn ở thương vụ này.

• Tập đồn Goldan Sachs trong thương vụ mua cổ phần của cơng ty Diana thì hữa sẽ hỗ trợ Diana trong việc xây dựng chiến lược phát triển kinh doanh ở Việt Nam và nước ngồi, nâng cao cơng sản xuất hiện tại và mở rộng sản xuất sang các mặt hàng khác. Goldan Sachs nhận lại từ Diana lợi nhuận xứng đáng cho khoản đầu tư của họ thông qua cổ tức và sự gia tăng giá trị cổ phần.

2.2.3 Thực hiện tái cấu trúc lại doanh nghiệp

Mục đích của việc tái cấu trúc lại doanh nghiệp là nhằm tháo gỡ bớt

chức lại các hoạt động trong doanh nghiệp để có thể khai thác tốt hơn hoặc bổ

sung thêm các nguồn lực nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh

doanh của doanh nghiệp. Có rất nhiều hình thức để tiến hành tái cấu trúc lại

doanh nghiệp, tiến hành mua lại, bán, hay sáp nhập với doanh nghiệp khác là một trong nhiều cách đó. Điển hình là các cơng ty chứng khốn tiến hành hoạt

động M&A để thực hiện tái cấu trúc doanh nghiệp nhằm để khắc phục khó khăn

hiện tại của chúng là kinh doanh thu lỗ, năng lực tài chính, cung cấp dịch vụ yếu nên làm cho khả năng cạnh tranh thấp. Hình thức các cơng ty chứng khốn thực hiện M&A là bán lại đa số cổ phần hiện tại của công ty cho đối tác. Các

doanh nghiệp trong các lĩnh vực khác (sản xuất hành thực phẩm, tiêu dùng, kinh doanh bán lẻ và cả ngân hàng) thực hiện tái cấu trúc doanh nghiệp cũng chủ yếu bằng hình thức bán lại số cổ phần của cơng ty cho đối tác để bổ sung thêm một số nguồn lực hiện tại mà doanh nghiệp đang thiếu. Như vậy có thể nói dù chỉ là

ở giai đoạn mới thâm nhập vào thị trường, còn rất mới mẻ đối với nhiều đối

tượng trên thị trường nhưng bước đầu hoạt động M&A đã giúp doanh nghiệp có

được những lợi ích rất quan trọng khi tiến hành hoạt động M&A.

Tóm lại, bước đầu hoạt động M&A ở các doanh nghiệp Việt Nam trong

thời gian qua đã đạt được nhiều thành công nhất định. Tuy nhiên, cần luôn nhớ

rằng hoạt động này luôn tiềm ẩn những tác động không tốt đối với doanh

nghiệp và nền kinh tế.

2.2.4 Một số thương vụ mang lại hiệu quả tài chính cao khi thực hiện M&A

Một trong những thương vụ M&A thành công trên TTCK Việt Nam năm 2009 phải kể đến cuộc "bắt tay" giữa Tổng công ty Viễn thông Quân đội

(Viettel) và Tổng công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Xây dựng Việt Nam (Vinaconex). Tháng 3/2009, Viettel tuyên bố đạt được thỏa thuận mua 18,9% số cổ phần của Vinaconex với giá 20.000 đồng/cổ phiếu, cao hơn giá cổ phiếu Vinaconex đang giao dịch trên sàn Hà Nội cùng thời điểm khoảng 15%. Nhiều

NĐT tỏ ra nghi ngờ sự thành cơng của thương vụ này, khi vào thời điểm đó,

nhìn ra tiềm năng lớn của đối tác, nhất là lĩnh vực kinh doanh xây dựng khu đô thị, đầu tư bất động sản nên Viettel vẫn không ngần ngại bỏ ra 700 tỷ đồng để

sở hữu 35 triệu cổ phiếu Vinaconex, bất chấp một số quỹ đầu tư nước ngoài rút lui. Vào thời điểm thăng hoa nhất của TTCK Việt Nam năm 2009, khi VCG đạt gần 80.000 đồng/cổ phiếu (tháng 10/2009), khoản đầu tư của Viettel tính trên sổ sách có lãi gấp gần 4 lần. Có thể nói Viettel đã có một thương vụ M&A thành công vượt mong đợi. Kết quả của cú "bắt tay" này là sự ra đời của Công ty cổ phần Tài chính Vinaconex - Viettel giúp Vinaconex có thể tận dụng một phần nguồn tài chính hùng mạnh của Viettel vào đẩy nhanh tiến độ các dự án bất

động sản xung quanh khu vực Trung Hòa - Nhân Chính, nhằm đem lại lợi

nhuận đột biến trong những năm tiếp theo.

Một trong những thương vụ M&A được đánh giá là đình đám của năm

nay thuộc về Cơng ty cổ phần tập đồn giấy Tân Mai (Tân Mai Group) hồi cuối tháng 3. Công ty này đã mua lại toàn bộ nhà máy bột và giấy ở Quebec -

Canada, với tổng giá trị lên đến 99,5 triệu USD. Sau khi mua nhà máy giấy này, Tân Mai Group đã tháo dỡ toàn bộ hệ thống máy móc, thiết bị… đưa về Việt

Nam để lắp đặt tại bốn dự án lớn của mình tại Kom Tum, Quảng Ngãi, Đồng

Nai và Lâm Đồng. Ông Trần Đức Thịnh - Tổng giám đốc Tân Mai Group cho biết, sau khi hoàn thành lắp đặt và đưa vào vận hành vào năm 2010 thì cơng

suất sẽ tăng thêm 460.000 tấn bột giấy và 350.000 tấn giấy mỗi năm (chưa tính nhà máy Kom Tum), trong khi cơng suất hiện nay chỉ đạt 150.000 tấn. Điều này sẽ tăng khả năng cạnh tranh của Tân Mai Group trên thị trường giấy Việt Nam, cũng như khu vực.

Các thương vụ như Tập đồn Tài chính ngân hàng Hồng Kơng - Thượng Hải (HSBC) tăng sở hữu thêm 8% cổ phần tại Tập đoàn Bảo Việt, nâng tổng tỷ lệ sở hữu tại đây lên 18% cũng được coi là một vụ M&A thành công. Với giá trị của thương vụ lên tới 1,88 nghìn tỷ đồng (khoảng 105,3 triệu USD) trong bối

cảnh hậu khủng hoảng tài chính, các tập đoàn đa quốc gia khá thiếu vốn mới

mở ra các lĩnh vực đầu tư mới đầy triển vọng là điều Bảo Việt đang kỳ vọng

nhận được từ HSBC. Ngược lại, truyền thống, vị thế và cơ sở hạ tầng Bảo Việt

đang có tại Việt Nam là điều HSBC có thể dễ dàng khai thác, đi trước các đối

thủ nước ngoài tiềm năng trong việc chiếm lĩnh thị phần dịch vụ tài chính cịn khá nhỏ bé của Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động mua lại sát nhập ở các doanh nghiệp việt nam dưới góc độ tài chính , luận văn thạc sĩ (Trang 35 - 39)