Vai trò cho vay hộ nghèo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay hộ nghèo tại chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội tây ninh (Trang 25 - 28)

1.3 Tổng quan về cho vay hộ nghèo

1.3.3.5 Vai trò cho vay hộ nghèo

Tín dụng là cơng cụ để ngân hàng thực hiện trung gian tài chính đưa nguồn vốn đến người nghèo để thực hiện mục tiêu tiêu quốc gia nên nó có vai trị rất quan trọng.

™ Tạo động lực giúp người nghèo và các đối tượng chính sách khác vượt qua khó khăn thốt nghèo

Trong xã hội người nghèo đói do nhiều ngun nhân như đơng con, lười biếng lao

động, già yếu, thiên tai dịch bệnh, thiếu phương tiện sản xuất, chăn ni, chính sách

của Nhà nước, do thiếu kiến thức trong SXKD hoặc người nghèo có các kỹ năng mà chưa được tận dụng hết. Họ hồn tồn có khả năng phát triển kinh tế, SXKD, từ đó gia tăng cuộc sống gia đình khi được tiếp cận các nguồn vốn với một cơ chế cho vay thích hợp và linh hoạt, họ khơng phải là những người khơng có khả năng làm ăn, họ coi trọng việc được tiếp cận tín dụng và họ chấp nhận cơ chế lãi suất sòng phẳng như các đối tượng vay khác, thậm chí họ tự nguyện trả thêm để được vay. Ý thức vươn lên thoát nghèo của họ là rất lớn, tiềm năng của họ được khai thác và có cơ chế

cung cấp dịch vụ tài chính thích hợp cho họ thì nhất định họ sẽ thốt nghèo thành

cơng và tiến đến cuộc sống trung bình và khá giả trong tương lai. Trong thực tế bản chất của người nông dân Việt Nam là cần cù, tiết kiệm nhưng nghèo đói chủ yếu là do thiếu vốn để mua vật liệu, cây giống, con giống, phân bón để sản xuất, thâm canh tạo ra năng suất và sản phẩm hàng hóa, tăng thu nhập cải thiện cuộc sống. Vì vậy

đối với họ vốn là điều kiện quan trọng nhất, là động lực giúp họ vượt qua khó khăn để thốt nghèo.

Trong cuộc sống không thể đo lường trước được sự khó khăn, túng thiếu nhất là

người nghèo do hồn cảnh bắt buộc nào đó, ví dụ như họ phải chi dùng cho sản xuất, chi phí cho con em đi học, duy trì cuộc sống của họ…, họ phải đi vay, mặc dù với lãi suất quá cao họ cũng phải đi vay để trang trải cuộc sống của họ. Chính vì vậy

cho vay người nghèo (nhất là ở nông thôn) đã hạn chế và đi đến xóa bỏ tình trạng

cho vay nặng lãi.

™ Giúp người nghèo nâng cao kiến thức tiếp cận với thị trường

Dù vay với lãi suất ưu đãi nhưng họ phải trả gốc khi đến hạn nên khi nhận vốn vay,

người vay phải tính tốn chăn ni con gì, trồng cây gì, làm nghề gì…và làm như

thế nào để có hiệu quả kinh tế, nếu khơng tính tốn kỹ thì khơng thể trả nổi số tiền

vay khi đến hạn, đa số tâm lý người nghèo họ rất sợ nợ, nhất là nợ của Nhà nước.

Chính vì vậy họ ln học hỏi về kỹ thuật sản xuất, khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, tìm tịi trao đổi kinh nghiệm các gia đình khác trong nơng thơn, học hỏi

kinh nghiệm trong công tác quản lý kinh tế. Đa số người nghèo tạo ra sản phẩm

hàng hóa thơng qua việc trao đổi trên thị trường làm cho họ tiếp cận được với nền kinh tế thị trường một cách trực tiếp.

™ Góp phần vào việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, thực hiện phân công lại lao động

Để một nền sản xuất hàng hóa có hiệu quả đòi hỏi sử dụng vốn vay phải gắn liền với

chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, khuyến nơng, khuyến lâm, khuyến ngư…, đó là vấn đề cốt lõi hiện nay trong lĩnh vực nông thôn. Thực chất là tổ chức lại sản suất , chuyển dịch cơ cấu mùa vụ, cây trồng, vật nuôi, đưa các loại giống mới có năng

suất cao vào áp dụng trong thực tiễn sản xuất và phải được thực hiện trên phương

diện rộng. Thông qua chuyển nguồn vốn đầu tư vào khu vực nông thôn vừa tạo việc

làm trong nông nghiệp là khâu đột phá rất quan trọng giải quyết được số lao động

thất nghiệp lớn hiện nay, tạo ra những sản phầm có giá trị kinh tế cao và tham gia xuất khẩu…, điều đó góp phần vào việc phân cơng lại lao động trong nơng nghiệp

và lao động xã hội, trực tiếp góp phần vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông

thôn thông qua áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tạo ra các ngành, nghề, dịch vụ mới trong nông nghiệp nông thôn hiện nay.

™ Góp phần nơng thơn giảm cách biệt giàu nghèo trong xã hội

Để thực hiện thắng lợi sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vì mục tiêu

dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Việc XĐGN gắn với

xây dựng nơng thơn mới hiện nay là một chủ trương, chính sách lớn của Đảng và

Nhà nước nhằm thực hiện tăng trưởng bền vững gắn với bảo đảm công bằng và tiến bộ xã hội.

Tình hình nơng thơn hiện nay đã có bước phát triển mới, song bên cạnh đó vẫn cịn nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế nơng nghiệp nơng thơn. Vì vậy nguồn vốn cho vay người nghèo trong thời gian qua đã được triển khai, phối hợp chặt chẽ giữa các tổ chức tín dụng, các tổ chức CTXH đã có tác dụng tăng cường hiệu lực quản lý

của cấp ủy, chính quyền trong chỉ đạo kinh tế ở địa phương tạo ra sự gắn bó giữa

hội viên, đồn viên với các tổ chức hội như HND, HPN, HCCB, HĐTN, đoàn thể

của mình. Đây cũng là dịp để anh chị em trao đổi, giao lưu, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau trong chăn nuôi, trồng trọt, chuyển đổi giống cây trồng vật nuôi, tạo ra những ngành nghề phụ, nghiệp vụ quản lý vốn, chuyển giao KHKT, kinh nghiệm quản lý kinh tế của gia đình, quyền lợi kinh tế của các tổ chức hội đối với hội viên thông qua việc vay vốn. Thông qua tổ TK&VV đã thông tin, tuyên truyền về chính sách tín dụng ưu đãi của Đảng và Nhà nước đối với hộ nghèo, tạo điều kiện để những người vay vốn có cùng hồn cảnh tiếp cận được nguồn vốn tín dụng ưu đãi. Qua sinh hoạt tổ TK&VV tình làng nghĩa xóm được phát huy, cùng hỗ trợ nhau trong sinh hoạt và

đời sống, làm quen với các hoạt động tín dụng, vay vốn giúp hộ nghèo đổi mới cách

nghĩ, cách làm, hướng đầu tư, biết tính tốn lợi ích kinh tế từ vốn mang lại, tiết kiệm trong chi tiêu, tìm tịi học hỏi kinh nghiệm về sản xuất và chăn ni…, các gia đình khác trong nơng thơn, phổ biến các tiến bộ KHKT, để cùng nhau phát triển kinh tế hộ gia đình đồng đều, xóa được đói, giảm được nghèo, đưa đời sống vật chất và tinh

thần của người dân ngày càng được nâng cao. Nhờ nguồn vốn ưu đãi của NHCSXH

cho vay đối với hộ nghèo, nên đã làm thay đổi đời sống kinh tế ở nông thôn, giữ

vững an ninh, trật tự xã hội, hạn chế được những mặt tiêu cực, tạo ra một bộ mặt

mới trong đời sống ở nơng thơn và kinh tế- xã hội, góp phần xây dựng khu vực nông thôn ngày càng giàu đẹp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay hộ nghèo tại chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội tây ninh (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)