2.4 Đánh giá hiệu quả cho vay hộ nghèo
2.4.2 Những tồn tại
NHCSXH là một định chế tài chính mới, đã chủ trương tập trung các nguồn vốn tín dụng có nguồn gốc từ Ngân sách vào một đầu mối để cho vay hộ nghèo. Hoạt động của NHCSXH đã tạo ra những dấu ấn tốt đẹp được nhân dân đồng tình ủng hộ, đặc
biệt là nông dân nghèo rất phấn khởi. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt
được, NHCSXH vẫn cịn một số khó khăn, hạn chế, phần nào chi phối đến kết quả
hoạt động của mình. Đó là
Về tổ chức
Bên cạch sự hoạt động có hiệu quả của Ban đại điện Hội đồng quản trị (BĐD
HĐQT) các cấp, có một số nơi thiếu chỉ đạo, kiểm tra, giám sát của BĐD HĐQT.
Công tác chỉ đạo phối hợp với các ban ngành, đồn thể chưa thường xun, cịn
nhiều bất cập, việc lồng ghép các chương trình kinh tế xã hội với nơng nghiệp, nơng thơn, nơng dân cịn nhiều vấn đề khó khăn, bức xúc. Bởi vì chỉ đạo phải thực hiện các chương trình, mục tiêu theo định hướng riêng của từng ngành, từng cấp nên điều kiện nâng cao hiệu quả các chương trình đến nay cịn nhiều tồn tại, gây lãng phí tài sản, vốn và hiệu quả đầu tư thấp.
Về nguồn vốn
Thứ nhất là, nguồn vốn cho vay hộ nghèo chủ yếu dựa vào nguồn vốn Trung ương
là chủ yếu, chưa khai thác hết nguồn vốn nhận ủy thác từ ngân sách địa phương,
nguồn vốn huy động tiết kiệm có kỳ hạn cịn phụ thuộc vào mức khống chế của NHCSXH cấp trên, bởi vì cho vay với lãi suất thấp, trả lãi tiết kiệm có kỳ hạn với lãi suất cao thì Trung ương phải cấp bù chênh lệch lãi suất huy động, trong khi đó
nguồn vốn NSNN thì có hạn, nguồn vốn huy động tiết kiệm trong cộng đồng người
nghèo đến cuối năm 2009 chưa thực hiện. Chưa có quy định hộ nghèo khi vay vốn phải gửi tiết kiệm bắt buộc và tiết kiệm tự nguyện, trong khi đó ngân hàng Grameen
ở nước Bangladesh quy định bất kỳ người nghèo nào vay vốn cũng phải gửi tiền tiết
kiệm bắt buộc. Nếu huy động được hết thì đây là nguồn vốn khá lớn, bởi vì hộ
nghèo nhiều. Chính lý do đó mà trong những năm qua nguồn vốn có tăng trưởng nhưng chưa đáp ứng nhu cầu vay vốn của người nghèo trong quá trình phát triển.
Thứ hai, do nguồn vốn cịn hạn chế nên quy mơ đầu tư cho một hộ nghèo còn thấp,
tuy hàng năm bình qn cho vay số tiền/hộ có nâng lên nhưng chưa đáp ứng nhu cầu của hộ vay, điều này đã tác động làm hạn chế hiệu quả sử dụng vốn vay.
Thứ ba, bản thân Chi nhánh NHCSXH tỉnh Tây Ninh chưa tự xây dựng được chiến
lược tạo nguồn để có nguồn vốn lớn, ổn định, lâu dài; chưa tiếp cận được các nguồn vốn có lãi suất thấp để mở rộng hoạt động hơn nữa.
Về quy mơ tín dụng
Tỷ trọng dư nợ tín dụng ngày càng giảm qua các năm từ 77,2% (năm 2006) xuống còn 39% (2009). Điều này thể hiện 2 mặt: một là số hộ nghèo ngại vay vốn ngân hàng, hoặc là họ đã thoát nghèo, hai là hoạt động của ngân hàng không đáp ứng tốt nhu cầu vốn vay của hộ nghèo.
Đối tượng khách hàng
Đối tượng khách hàng của NHCSXH đặt ra cho hộ gia đình nghèo là căn cứ theo
phải là hộ nghèo có sức lao động nhưng thiếu vốn sản xuất và có khả năng hồn trả vốn, nhưng mức này đưa ra là quá thấp. Vì vậy đối tượng phục vụ người nghèo chỉ thu hẹp trong phạm vi duy nhất là hộ nghèo. Trong khi đó những hộ cận nghèo rất
cần nguồn vốn vay ưu đãi để họ phát triển sản xuất, kinh doanh…thì khơng được
vay. Theo số liệu điều tra hộ cận nghèo năm 2009 là: 3.438 hộ (số hộ cận nghèo
130%TW là: 1.314 hộ, 150% TW: 2.094 hộ). Mặt khác một số địa phương chỉ quan tâm khía cạnh xã hội, cho vay bình qn, lan tràn, khơng chú trọng đến khía cạnh kinh tế. Do đó đã cho vay các hộ nghèo khơng có điều kiện sản xuất ổn định, hoặc
những hộ vay vốn với số tiền quá nhỏ không đủ đáp ứng nhu cầu chăn nuôi, trồng
trọt…,vì thế có thể sử dụng sai mục đích, chẳng hạn lấy số tiền đó trang trải chi phí cho cuộc sống của họ, dẫn đến khơng có khả năng hoàn trả vốn, làm cho nợ quá hạn tăng. Trong khi đó cũng có nhiều địa phương lại cho vay các hộ gia đình có thu nhập cao hơn chuẩn của Bộ lao động Thương binh và xã hội (vì chuẩn mực quá thấp) dẫn
đến số hộ được vay lại khơng có trong danh sách hộ nghèo, số hộ thực sự nghèo thì
khơng tiếp cận được nguồn vốn vay ưu đãi này, đây là điều bức xúc của người dân hiện nay, vì vậy chúng ta cần phải quan tâm và giải quyết càng sớm càng tốt thì chương trình xố đói giảm nghèo mới thực sự có hiệu quả.
Thời hạn cho vay
Theo nguyên tắc là phải căn cứ vào chu kỳ sản xuất kinh doanh của đối tượng vay,
khả năng trả nợ của hộ vay và nguồn vốn, nhưng trong thời gian qua Chi nhánh NHCSXH tỉnh Tây Ninh việc xác định thời hạn cho vay chưa gắn với chu kỳ sản
xuất kinh doanh của từng đối tượng vay, thông thường cứ cho vay ngắn hạn là 12
tháng, trung hạn là 60 tháng (chẳng hạn:chăn nuôi heo, nuôi cá là 12 tháng, chăn ni bị, trâu, là 60 tháng...). Điều này dẫn đến nguồn vốn vay sử dụng khơng đúng mục đích và khơng hiệu quả.
Đối tượng sử dụng vốn vay trong thời gian qua tại Chi nhánh NHCSXH tỉnh Tây
Ninh chủ yếu chăn ni trâu, bị, heo là chính. Trong thời gian qua chưa có sự phối hợp tốt giữa cơng tác chuyển giao kỹ thuật cho hộ nghèo và đầu tư tín dụng nên hiệu quả sử dụng đồng vốn chưa có hiệu quả cao.
Phương thức phân kỳ trả nợ
Đa số phân kỳ trả nợ đối với những món vay trung hạn (thời hạn 5 năm ) theo cách
tính: số tiền gốc trả hàng năm= số tiền vay/5 năm). Đối với hộ nghèo thì đây là số
tiền khơng nhỏ, chẳng hạn vay 15 triệu thì hàng năm phải trả 3 triệu đồng. Chính vì
vậy xảy ra tình trạng đến nợ đến theo phân kỳ chưa trả rất nhiều, hàng tháng trung
bình tồn tỉnh là trên 400 món, số tiền từ 0,8-1,2 tỷ đồng và cứ thế số tiền gốc năm này điều chỉnh sang năm kế tiếp theo và đến thời hạn trả cuối cùng thì khả năng trả nợ của khách hàng sẽ gặp khó khăn nếu đồng vốn vay sử dụng khơng có hiệu quả và
nguy cơ nợ q hạn của ngân hàng sẽ tăng, vòng quay vốn chậm, không đáp ứng
nhu cầu vay vốn cho hộ nghèo.
Giám sát thực thi vốn sau khi cho vay còn hạn chế
Nguồn vốn cho vay hộ nghèo chủ yếu là nguồn vốn TW, nguồn vốn để cho vay phụ
thuộc vào chỉ tiêu kế hoạch TW giao, do đó việc cho vay hộ nghèo mang tính chất là thời vụ và thời gian để thực hiện kế hoạch quá ngắn (thường 1-2 tháng), mặc khác 01 cán bộ tín dụng quản lý từ 3-4 xã nên việc kiểm tra sau khi cho vay chỉ mang tính hình thức, khơng kiểm tra hết số hộ đã vay vốn dẫn đến khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích hoặc khơng có hiệu quả là rất cao.
Nhiều nơi, các tổ chức hội chưa bao quát toàn diện đến công việc được ủy thác, nhất là công tác giám sát hoạt động của tổ TK&VV về việc sử dụng vốn vay của các tổ viên cũng như việc đôn đốc thi hồi nợ gốc và lãi khi đáo hạn
Chưa đánh giá đúng số hộ nghèo và thoát nghèo
Khách hàng của NHCSXH là những đối tượng chính sách xã hội, được Nhà nước
dụng, phân loại, tổng hợp. Song, do cách hiểu và cách làm khác nhau, nên mặc dù các vùng ở lân cận nhau, các điều kiện tự nhiên, xã hội cơ bản giống nhau, nhưng số lượng hộ nghèo thì lại chênh lệch, tạo ra sự mất cân bằng. Trong thực tế, danh sách số hộ nghèo do chính quyền xã báo lên huyện thì ít, nhưng cũng ở thơn, xã đó danh
sách số hộ nghèo, người nghèo gửi lên cho NHCSXH xét được vay vốn ưu đãi lại
nhiều hơn. Mặc khác số hộ nghèo đã thoát nghèo từ lâu nhưng ở địa phương vẫn xét cho vay, còn những hộ thực sự cịn nghèo thì lại cho họ thốt nghèo. Vì vậy hiệu quả cho vay hộ nghèo qua các năm chưa chính xác. Tình trạng số hộ nghèo trong danh sách hàng năm thường ít hơn số hộ nghèo thực tế.
Mức phân loại hộ nghèo chưa phù hợp:
Theo Quyết định số 170/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 08 tháng 7
năm 2005 về việc ban hành chuẩn nghèo áp dụng giai đoạn 2006-2010 q thấp (khu vực nơng thơn là những hộ có mức thu nhập bình quân từ 200.000 đồng/người/ tháng trở xuống, khu vực thành thị những hộ có thu nhập bình quân 260.000
đồng/người/tháng trở xuống là nghèo). Với tiêu chí này như hiện nay cũng chưa thể đảm bảo nhu cầu cuộc sống tối thiểu (thực chất đó là những hộ đói), bên cạnh đó
cịn nhiều nhu cầu khác như: đi lại, chăm sóc sức khỏe, giáo dục, hưởng thụ các giá trị về văn hóa tinh thần…chưa được tính đến. Trong thực tế những hộ nghèo có thể vay vốn là rất lớn và thậm chí họ không nằm trong danh sách hộ nghèo theo phân
định, trong khi đó NHCSXH chỉ căn cứ vào danh sách mà Ban XĐGN của xã,
huyện lập ra. Đây là vấn đề rất quan trọng cần phải được xem xét lại càng nhanh
càng tốt.
Về mặt chính sách của Nhà nước
Hiện nay, Nhà nước chưa ban hành cơ chế gắn kết thống nhất để có sự phối hợp
giữa các ngành trong việc thực hiện các chương trình phát triển cây trồng, vật ni,
giữa các hoạt động của NHCSXH với các hoạt động khuyến nông, khuyến ngư và