3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay hộ nghèo tại Chi nhánh NHCSXH
3.3.2 Về nguồn vốn cho vay
Trong những năm qua nguồn vốn ưu đãi của NHCSXH đã khẳng định được vị trí,
vai trị quan trọng của mình, thực sự trở thành nhân tố khơng thể thiếu trong công
cuộc XĐGN của tỉnh Tây Ninh. Đây là kênh dẫn vốn hiệu quả đến người nghèo,
giúp họ thốt nghèo. Tuy nhiên nguồn vốn cịn hạn hẹp chưa đáp ứng nhu cầu vay
của dân nghèo ở địa phương. Thực chất NHCSXH là ngân hàng phục vụ các đối
tượng chính sách, mạng lưới rộng khắp, nhu cầu vốn rất lớn không thể trông chờ vào
nguồn vốn ngân sách. Vì vậy để đáp ứng nhu cầu vay vốn cho hộ nghèo trong thời
gian tới Chi nhánh cần tập trung thực hiện nguồn vốn huy động chủ yếu như sau:
Thứ nhất là, thực hiện hình thức huy động tiết kiệm bắt buộc 100% trong cộng đồng
người nghèo theo phương thức tiết kiệm ban đầu là số tiền tiết kiệm mà mỗi tổ viên gửi lần đầu khi gia nhập tổ và tiết kiệm định kỳ là hàng tháng mỗi tổ viên phải gửi vào tổ hàng tháng, số tiền gửi tiết kiệm tương ứng mới mức trả lãi hàng tháng. Cụ thể như: vay 10 triệu, lãi suất hiện nay là 0,65%/ tháng, lãi trả hàng tháng là 65.000đ, tiết kiệm gửi hàng tháng cũng 65.000đ. Qua đó tạo ý thức tiết kiệm cho những người nghèo chưa có thói quen tiết kiệm, tạo nguồn trả nợ, tạo sự gắn bó trách nhiệm với tổ vay vốn. Đây là nguồn vốn huy động cũng khá lớn đáp ứng một phần số hộ nghèo được vay vốn. Điển hình năm 2009, tổng số hộ nghèo là 14.862 hộ, nhưng số hộ được vay vốn chỉ có 5.584 hộ, với số tiền 46,96 tỷ đồng, trong khi
đó cịn lại 9.274 hộ chưa tiếp cận được vốn vay từ Chi nhánh, một phần cũng do
nguồn vốn còn hạn chế, mặt khác do khâu bình xét của các cấp chính quyền địa
Thứ hai là, nguồn vốn nhận ủy thác từ ngân sách địa phương để hỗ trợ nguồn vốn
cho vay hộ nghèo đóng góp tích cực ở từng địa phương là hết sức cần thiết. Thực tế cho thấy ở địa phương nào mà chính quyền có sự quan tâm lớn, tạo nguồn vốn để hỗ trợ vốn cho người nghèo thì ở đó thực hiện tốt chương trình XĐGN. Trong 4 năm (2006- 2009) nguồn vốn nhận ủy thác tăng từ 10-25,5 tỷ (năm 2009 tăng gấp 2,55 lần so năm 2006), tuy nhiên chỉ chiếm 3,38% (25,5/755,4) trong tổng nguồn vốn, vì vậy trong thời tới phải hình thành cơ chế động viên thu hút và sử dụng nguồn vốn này càng nhiều càng tốt. Cơ chế này phải thực hiện theo nguyên tắc bảo tồn vốn gốc
cho Ngân sách địa phương. Để thực hiện điều này thì NHCSXH nói chung, Chi
nhánh NHCSXH nói riêng phải mở rộng, tăng cường và nâng cao chất lượng dịch vụ ủy thác theo hướng dịch vụ thương mại như: dịch vụ tín dụng trọn gói (nhận ủy thác để cho vay theo chương trình), dịch vụ cấp phát theo chỉ định, dịch vụ tín dụng theo chỉ định.
Thứ ba là, qui định bắt buộc các Ngân hàng thương mại Nhà nước đóng góp vốn
huy động theo một tỷ lệ nhất định vào NHCSXH. Theo kinh nghiệm của một số
nước trên thế giới như Thái lan, Malaysia...đều quy định bắt buộc các Ngân hàng thương mại Nhà nước phải đóng góp một tỷ lệ nào đó vốn huy động của mình cho ngân hàng Chính sách để cho vay phục vụ các mục tiêu xã hội hoặc trực tiếp thực hiện các chương trình tín dụng chỉ định của Chính phủ mang tính chính sách. Ở Việt Nam nguồn vốn ngân sách cịn hạn hẹp thì việc đóng góp một phần vốn huy động của các Ngân hàng thương mại Nhà nước lại càng cần thiết và hồn tồn có khả
năng thực hiện. Bên cạnh đó các Ngân hàng thương mại Nhà nước có thể cho
NHCSXH vay với lãi suất không kỳ hạn như hiện nay là 0,25% để NHCSXH cho vay theo lãi suất quy định.
Tóm lại: Một ngân hàng lớn mạnh và bền vững bao gồm nhiều yếu tố nhưng yếu tố
đầu tiên và quyết định bao giờ cũng là sự phát triển và mở rộng nguồn vốn, qua đó
tạo điều kiện cho việc tập trung huy động nguồn vốn cho ngân hàng và điều này có ý nghĩa thiết thực đến sự tồn tại và phát triển của nó.