3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay hộ nghèo tại Chi nhánh NHCSXH
3.3.4 Về kỹ thuật cho vay
3.3.4.1 Đẩy mạnh tín dụng ủy thác qua các tổ chức chính trị- xã hội
Để nguồn vốn tín dụng chính sách trực tiếp đến tận tay người nghèo đã là một việc
khó, nhưng hướng cho họ biết sử dụng vốn vay để SXKD có hiệu quả là việc làm quan trọng và khó hơn nhiều. Việc này khơng chỉ NHCSXH mà phải có sự đóng góp cơng sức của nhiều cấp, nhiều ngành, đặc biệt là các tổ chức hội như Hội Nông dân,
Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Hội Đoàn thanh niên. Thực tế cho thấy khơng ai
hiểu nơng dân bằng chính tổ chức của họ ngay ở từng ấp, xã. Không ai truyền bá
kinh nghiệm sản xuất, giúp nhau trên nhiều mặt trong việc sử dụng vốn vay có hiệu quả bằng chính các tổ chức đó.
Do đối tượng phục vụ của NHCSXH là hộ nghèo. Để tạo điều kiện tiết giảm chi phí cho người vay, việc cho vay của NHCSXH đã thực hiện cơ chế ủy thác từng phần qua các tổ chức chính trị xã hội như HND, HPN, HCCB, ĐTN, có 09 cơng đoạn trong quy trình tín dụng thì NHCSXH uỷ thác 06 cơng đoạn từ việc tuyên truyền chính sách của Chính phủ đến người dân như hướng dẫn thành lập tổ vay vốn và họp
để bình xét hộ được vay vốn; thơng báo kết quả cho vay đến người vay; kiểm tra
giám sát và đôn đốc người vay trả nợ; phối hợp với NHCSXH để xử lý rủi ro; thực
gian qua công tác ủy thác cho vay thông qua các tổ chức hội tại NHCSXH tỉnh Tây Ninh vẫn còn một số tồn tại. Do đó, để tiếp tục duy trì và đẩy mạnh phương thức cho vay ủy thác từng phần qua các tổ chức CTXH trong thời gian tới, cần thực hiện tốt một số việc sau đây:
- Nội dung giao ban theo định kỳ giữa NHCSXH với lãnh đạo tổ chức hội nhận ủy thác thì các tổ chức hội có báo cáo kết quả hoạt động cụ thể, rõ ràng, phải nêu được
những mặt làm được, tồn tại và nguyên nhân và nêu ra giải pháp khắc phục, đồng
thời đề ra nhiệm vụ trong thời gian tới. Bên cạnh đó các tổ chức hội tiếp tục phát
huy những mặt tích cực, thế mạnh...khắc phục khó khăn trong việc làm dịch vụ ủy thác và gắn kết chặt chẽ hơn nữa với NHCSXH để chuyển tải vốn đến người nghèo và các đối tượng chính sách ngày càng hiệu quả hơn, góp phần thực hiện thắng lợi chương trình mục tiêu quốc gia XĐGN và an sinh xã hội.
- NHCSXH có báo cáo tổng hợp tình hình giải ngân, thu lãi, thu gốc, trả tiền hoa hồng và phí uỷ thác..., đồng thời, cung cấp cho các tổ chức nhận uỷ thác các văn bản nghiệp vụ mới liên quan đến hoạt động cho vay của NHCSXH. Để chương trình cho vay ủy thác qua các tổ chức hội phát huy được sức mạnh thì các cấp Hội cần quan tâm hơn nữa, tổ chức họp định kỳ để tiếp tục trao đổi đưa ra ý kiến đóng góp trong thực hiện cho vay ủy thác nhằm mang lại kết quả tốt hơn.
- Tổ chức hội các cấp thường xuyên phối hợp cùng NHCSXH tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của các đơn vị nhận ủy thác.
3.3.4.2 Kết hợp với chính quyền và ngành trong hoạt động cho vay
Trong thời gian qua hoạt động của Chi nhánh đạt kết quả khả quan một phần nhờ sự quan tâm giúp đỡ của chính quyền địa phương. Bên cạnh đó vẫn cịn một số chính quyền và ban, ngành chưa thực sự quan tâm, họ cho rằng việc cho vay hộ nghèo là nhiệm vụ của NHCSXH, từ đó làm cho hiệu quả của đồng vốn vay chưa cao. Để hộ nghèo sử dụng nguồn vốn vay cho hoạt động SXKD đạt hiệu quả cao, địi hỏi chính
động cho vay của NHCSXH. Hàng năm trích ngân sách địa phương (huyện, tỉnh) từ
nguồn tăng thu tiết kiệm chi để chuyển cho NHCSXH làm nguồn vốn cho vay; hỗ trợ kinh phí để tăng cường cơng tác tập huấn cho cán bộ làm công tác cho vay vốn của
NHCSXH. Thường xuyên hỗ trợ kinh phí để trang bị thêm cơ sở vật chất tại điểm
giao dịch. Tăng cường tập huấn các chương trình khuyến nơng, khuyến lâm, khuyến ngư cho hộ nghèo, hướng dẫn hộ nghèo trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Sự quan
tâm giúp đỡ của chính quyền và các ban, ngành vào hoạt động của NHCSXH có ý
nghĩa quyết định đến kết quả XĐGN. Nơi nào cấp uỷ, chính quyền địa phương quan tâm đúng mức thì hoạt động tín dụng chính sách nói chung và cho vay hộ nghèo nói riêng đạt hiệu quả cao.
3.3.4.3 Gắn hoạt động cho vay vốn và dịch vụ sau đầu tư
Công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư
Việc cho vay hộ nghèo hiệu quả thấp một phần là do trước khi cho vay không tập huấn công tác khuyến nơng, khuyến lâm, khuyến ngư. Do đó, muốn cho hộ nghèo sử dụng vốn vay có hiệu quả cao thì phải tăng cường cơng tác tập huấn về nơng-lâm- ngư nghiệp theo hướng trước khi cho hộ nghèo vay vốn thì phải tập huấn về kỹ thuật trồng trọt, chăn ni..., có thể tập huấn theo từng tổ tại ấp, hoặc theo quy mơ tồn ấp. Nội dung tập huấn phải cụ thể, rõ ràng và có mơ hình để hộ nghèo học tập và phải
phù hợp với đặc điểm, tập quán SXKD và dân trí ở từng vùng, bên cạnh đó các tổ
chức hội phải mở các lớp tập huấn cho các hội viên của mình. Cơng tác tập huấn
phải được các phịng, ban chun mơn ở tỉnh, huyện, ban chấp hành các tổ chức
nhận uỷ thác cho vay ở huyện, xã duy trì thường xun, nhằm giúp hộ nghèo có đủ
điều kiện để sử dụng vốn có hiệu quả.
Đầu tư thơng qua các chương trình lồng ghép
Đầu tư thơng qua các chương trình lồng ghép là sự hỗ trợ đắc lực cho công tác
XĐGN. Chẳng hạn, đầu tư lồng ghép với phong trào “nông dân sản xuất giỏi”;
thúc đẩy nông dân sản xuất giỏi, thúc đẩy phụ nữ chăm lo xây dựng gia đình hạnh
phúc, dạy dỗ con cái tốt để sau này trở thành người hữu dụng. Từ đó thúc đẩy đời
sống xã hội phát triển, nâng cao đời sống nơng dân, hạn chế phát sinh đói nghèo. Đối tượng đầu tư của các chương trình này gồm hộ nghèo, những hộ gặp khó khăn, đồng
thời cũng ưu tiên cho vay đối với một số cán bộ, cộng tác viên có hồn cảnh khó
khăn tích cực tham gia vận động, điều hành phong trào đạt hiệu quả cao.
Kế hoạch hóa gia đình, xây dựng đời sống văn hóa lành mạnh
Đa phần nhà có con đơng thường tập trung ở khu vực nông thôn. Trong khi đó một người
phải ni nhiều miệng ăn thì việc thiếu thốn, nghèo đói là chuyện bình thường, trong nền
kinh tế hiện nay một người để nuôi một người đã q khó khăn, huống chi phải ni
nhiều thành viên trong gia đình, đó là chưa kể ốm, đau, bệnh tật...Trong năm 2009 số hộ nghèo ở nông thơn chiếm tỷ lệ khá cao (91,3% ). Vì vậy để đảm bảo cuộc sống được cải thiện thì việc vận động các thành viên của hộ nghèo thực hiện tốt kế hoạch hóa gia đình (gia đình chỉ có 1-2 con) là cơng việc hết sức quan trọng. Có như thế thì họ mới có điều kiện ni dưỡng con tốt và học tập tốt, có sức khỏe để tham gia lao động sản xuất. Xây dựng gia đình văn hóa, thơn, ấp, xã, phường văn hố, nâng cao nhận thức cho người dân, vận động nhân dân xóa bỏ các thủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan, không vi phạm tệ nạn xã hội như cờ bạc, buôn bán hàng cấm, nghiện hút...
3.3.4.4. Phối hợp chặt chẽ giữa hoạt động của NHCSXH với các hoạt động kinh tế xã hội khác
Phối hợp chặt chẽ giữa việc cung ứng vốn với công tác khuyến nơng
Do trình độ hiểu biết của hộ nghèo có hạn nên đồng vốn sử dụng khơng có hiệu quả,
đây là một trong những nguyên nhân khi cho vay gặp rủi ro. Có lẽ vì thế ngồi việc
cung ứng vốn cho hộ nghèo cần phải cung cấp cho họ những biện pháp kỹ thuật,
cách thức sử dụng..., nhằm nâng cao năng suất trong chăn nuôi, trồng trọt...Việc phối hợp giữa đầu tư vốn với những chương trình khuyến nông và áp dụng khoa học kỹ
thuật trong nông nghiệp sẽ tạo ra năng suất cao và đáp ứng nhu cầu của thị trường có như thế sẽ hạn chế rủi ro trong việc đầu tư vốn.
Thực hiện cung ứng vốn theo quy hoạch từng vùng
Để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, khi cho vay thì cán bộ tín dụng nên phối hợp với
tổ TK&VV hoặc các tổ chức đoàn thể đi xuống từng nhà, theo từng khu vực để thẩm
định xem xét kỹ điều kiện phát triển của vùng đó. Ví dụ như vùng đó phù hợp cho
chăn ni, trồng trọt, bn bán lẻ...Căn cứ trên cơ sở đó mà ấn định hạn mức tín
dụng và thời hạn như thế nào cho hợp lý và có hiệu quả. Để thực hiện được điều này
trước hết góp phần giảm bớt hiện tượng sản xuất còn manh mún đang tồn tại ở các
hộ nghèo như người thì chăn ni, trồng trọt trong khi vùng đó khơng phù hợp cho hai đối tượng này mà nguồn thiên nhiên ưu đãi lại bị bỏ phí; ngồi ra chúng ta có thể xây dựng những cơ sở chế biến ngay tại vùng, tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động trong vùng. Điều này giúp cho người dân làm quen, tiếp xúc thị trường. Đây là biện pháp không những đem lại hiệu quả kinh tế cao mà còn đem lại hiệu quả
về mặt xã hội.