Các kiến nghị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay hộ nghèo tại chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội tây ninh (Trang 92)

3.4.1 Đối với Chính phủ

Hiện nay chúng ta áp dụng chuẩn nghèo cho giai đoạn 2006-2010. Theo chuẩn này thì hộ nghèo là những hộ có thu nhập bình quân dưới 200 ngàn đồng /người/tháng

đối với khu vực nơng thơn và dưới 260 nghìn đồng /người/tháng đối với khu vực

thành thị là quá thấp. Bởi vì dưới tác động của các yếu tố giá cả tăng, lạm phát thì chuẩn nghèo như thế sẽ khơng cịn phù hợp với tình hình kinh tế hiện nay. Chính phủ nên tập trung thực hiện có hiệu quả hơn chính sách giảm nghèo mới cho phù hợp với từng thời kỳ. Đề nghị Chính phủ điều chỉnh lại chuẩn nghèo không theo giai đoạn mà phải theo từng năm, hoặc nếu ban hành áp dụng cho giai đoạn thì mức áp dụng có thể tính theo cơng thức sau:

Mức chuẩn nghèo= (H+H*K)*L

Trong đó: H là mức chuẩn nghèo theo quy định K là chỉ số lạm phát

L Chỉ số điều chỉnh (tùy theo từng vùng mà điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế).

Đối với lãi suất cho vay, khơng nên cho vay với lãi suất quá thấp như hiện nay là

0.65%/ tháng, với lãi suất này chỉ bằng 1/2 lãi suất cho vay so với các ngân hàng thương mại, bởi vì với lãi suất rẽ sẽ tạo ra tâm lý ỷ lại của người nghèo, khơng

khuyến khích người vay nghĩ đến việc trả nợ, khiến họ khơng có nổ lực vươn lên

thoát nghèo. Mặt khác với lãi suất quá ưu đãi sẽ tạo hậu quả của tín dụng cạnh tranh không lành mạnh khiến một số hộ nghèo thực sự nghèo thì khơng được vay. Vì vậy cần nâng mức lãi suất cho vay tối thiểu phải bằng 2/3 lãi suất thị trường.

Chính phủ tiếp tục có văn bản chỉ đạo cấp uỷ, chính quyền địa phương các cấp, thực hiện nghiêm túc việc bình xét hộ nghèo từng năm; việc bình xét phải thực hiện cơng

khai, dân chủ, đúng với thực tế. Tránh tình trạng như hiện nay, hầu hết các địa

phương số hộ nghèo có tên trong danh sách ít hơn nhiều so với hộ nghèo thực tế.

Kiến nghị Chính phủ chỉ đạo các ngành chức năng kiên quyết hơn nữa trong q

trình đấu tranh tham nhũng; có chính sách bảo vệ, khen thưởng thích đáng, kịp thời

đối với những cơng dân tích cực tham gia phịng, chống tham nhũng; kiến nghị các

cơ quan bảo vệ pháp luật tập trung giải quyết dứt điểm những vụ án tham nhũng lớn và đưa tin kịp thời trên các phương tiện thông tin đại chúng để nhân dân theo dõi,

giám sát. Giảm bớt các thủ tục không cần thiết trong lĩnh vực đầu tư. Tích cực huy

động các nguồn lực tài chính bên ngồi trong lĩnh vực tài chính vi mơ, cần có các

chính sách hỗ trợ hợp lý, hấp dẫn các nhà đầu tư, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo.

Kiến nghị Chính phủ nên có chính sách ưu đãi hơn cho ngành nơng nghiệp phát

triển, để tạo cơ sở vốn tín dụng bền vững hơn. Cụ thể như: giao cho Bộ nông nghiệp và nông thôn phải phối hợp cùng với các bộ ngành liên quan tăng cường công tác khuyến nông, lâm, ngư, thúc đẩy tiêu thụ và chế biến sản phẩm nơng nghiệp, hướng dẫn sản xuất…Phải nhanh chóng hiện đại hóa thơng tin liên lạc, chú trọng hơn đầu tư cơ sở hạ tầng ở khu vực nông thôn tạo điều kiện thuận lợi cho người dân ở khu vực này phát triển tốt hơn về mọi mặt. Chính phủ cần có chính sách thúc đẩy thị trường nơng thơn phát triển, cần khuyến khích hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi để cho các cơng ty tài chính ra đời phát triển dịch vụ tới mọi người dân, đặc biệt là bảo hiểm tín dụng vi mơ. Bởi vì nếu các món nợ được bảo hiểm thì số nợ xấu sẽ bớt đi. Hiện nay ở Việt Nam chưa có thành lập các chính sách “bảo hiểm vi mơ” cho những người vay “ tín dụng vi mô”. Ở Uganda chẳng hạn, AIG bảo đảm cho những người vay nợ nếu phá sản thì AIG sẽ trả nợ cho họ, với giá khoảng 12 USD cho những

món nợ trung bình 400 USD. AIG cho biết họ đã có 1.5 triệu khách hàng ở nhiều

nước khác như Ấn Ðộ, El Salvador, Guatelama mua bảo hiểm. Họ cũng hy vọng

trong 10 năm sẽ đạt tới thu nhập 100 triệu USD với sản phẩm bảo hiểm vi mô này. Con số 100 triệu USD xem ra khá nhỏ bé so với doanh lợi trên 10 tỷ USD một năm của công ty, nhưng ai biết đâu những thân chủ nhỏ bé của họ bao giờ sẽ trở thành những thân chủ lớn và trung thành.

3.4.2 Đối với cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương các cấp tại tỉnh Tây ninh

Đối với địa phương, tùy tình hình thực tế, đề nghị UBND tỉnh, huyện bổ sung thêm

nguồn ngân sách kết dư hằng năm để tạo lập nguồn vốn từ địa phương ưu tiên cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách. UBND cấp tỉnh cần tiếp tục tổ chức triển khai thực hiện tốt các chính sách, giải pháp; lồng ghép có hiệu quả các dự án khuyến nơng- lâm- ngư và hỗ trợ phát triển sản xuất, phát triển ngành nghề với vốn vay từ NHCSXH nhằm tăng nguồn lực đầu tư cho kế hoạch giảm nghèo của tỉnh. Quan tâm bố trí nguồn vốn nhiều hơn nữa cho Chi nhánh NHCSXH tỉnh để đáp ứng nhu cầu cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn, cũng như nâng

mức cho vay đối với những hộ thoát nghèo chưa bền vững. Đề nghị chính quyền các

cấp tăng cường cơng tác kiểm tra, giám sát đối với hoạt động cho vay của

NHCSXH, để đồng vốn của ngân hàng đầu tư đúng đối tượng, hộ vay sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả cao. Ngăn chặc, xử lý kịp thời tình trạng thu phí đối vối hộ nghèo vay vốn của UBND, tổ chức chính trị xã hội cấp xã, tổ TK&VV. Cần quan tâm hơn nữa và phối hợp chặt chẽ với NHCSXH giám sát quá trình sử dụng vốn vay, củng cố và nâng cao vai trò của Ban XĐGN và các tổ chức tương hỗ. Hình

thành các tổ TK&VV hoạt động thật sự để hỗ trợ NHCSXH tiếp cận nhanh, chính

xác đến từng hộ vay. Bởi vì tổ TK&VV là nơi diễn ra hoạt động tun truyền, phổ

biến chính sách, bình xét, lựa chọn các đối tượng được thụ hưởng chính sách tín

dụng ưu đãi của Chính phủ và đây cũng chính là nơi giám sát, kiểm tra, hướng dẫn hộ vay sử dụng vốn, đôn đốc hộ vay trả nợ, tăng cường đoàn kết, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau, tạo ý thức tiết kiệm trong cộng đồng.

3.4.3 Kiến nghị với NHCSXH Việt Nam

NHCSXH Việt Nam kiến nghị với Chính phủ tăng vốn điều lệ cho NHCSXH. Kiến nghị với Chính phủ và các Bộ ngành quan tâm hỗ trợ NHCSXH trong việc tìm kiếm các nguồn vốn dài hạn từ các tổ chức trong nước và nước ngoài, tạo điều kiện giúp NHCSXH tiếp nhận các dự án tài trợ về vốn, kỹ thuật của các tổ chức tài chính quốc tế, tổ chức tài chính và phi Chính phủ nước ngồi. Mở rộng thêm các chính sách tín dụng giúp cho các hộ nghèo có thêm cơ hội tiếp cận vốn vay nhiều hơn. Đổi mới chính sách tài chính quốc gia cho tài chính vi mơ kết hợp với chính sách giảm nghèo, cân bằng cho vay thương mại và ưu đãi cho người nghèo; tín dụng cho người nghèo phải kèm theo bảo biểm vi mơ. Xóa bỏ chính sách cấp bù lãi suất cho vay trong NHCSXH và tiến đến thị trường hóa hoạt động tài chính vi mơ nhằm duy trì và phát triển nguồn vốn một cách bền vững.

Đề nghị NHCSXH Việt Nam tiếp tục quan tâm tạo điều kiện tăng thêm nguồn vốn, để NHCSXH tỉnh Tây Ninh thực hiện tốt hơn nhiệm vụ cho vay hộ nghèo và các đối

3.4.4 Đối với người nghèo được vay vốn

Phải sử dụng vốn vay đúng mục đích, có hiệu quả, có tinh thần phấn đấu, nổ lực tìm kiếm thêm việc làm phù hợp với khả năng của bản thân ngồi các chính sách hỗ trợ

việc làm của địa phương và Nhà nước, có tinh thần cố gắng vượt qua khó khăn

nghèo đói của bản thân và gia đình giúp cho cuộc sống được ấm no cũng như tương lai cho con em của họ. Nếu khơng có thiện chí làm ăn, khơng có ý chí vượt khó thì cho dù các chính sách của Nhà nước, của địa phương, của tổ chức có tốt cũng khơng thể giúp được cho họ. Các thành viên trong tổ phải cùng nhau tương trợ giúp đỡ nhau trong cuộc sống, trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau trong SXKD, trồng trọt, chăn nuôi… Trong tổ nếu có thành viên gặp khó khăn, rủi ro trong quá trình sử dụng vốn vay khi đến hạn trả nợ thì các thành viên khác có trách nhiệm giúp đỡ trả nợ gốc và tiền lãi kịp thời như đã cam kết với ngân hàng. Các thành viên khi đi vay nên gửi tiết

kiệm định kỳ hàng tháng (quý) với mức gửi tương ứng bằng với tiền lãi phải trả

hàng tháng để tạo lập nên quỹ tiết kiệm dự phòng rủi ro cho tổ, đồng thời giúp họ tiết kiệm trong chi tiêu để tái đầu tư mới. Các thành viên trong tổ vay vốn nên tham gia đầy đủ các buổi sinh hoạt định kỳ hoặc đột xuất, các hoạt động khuyến nông,

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Chương 3 tập trung nghiên cứu các vấn đề:

Nêu lên định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Tây Ninh trong giai đoạn

2010- 2015, trên cơ sở đó Chi nhánh NHCSXH Tây Ninh đề ra định hướng hoạt

động trong giai đoạn (2010-2015)

Đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả cho vay hộ nghèo tại Chi nhánh

NHCSXH tỉnh Tây Ninh và những kiến nghị với các cấp để các giải pháp đề xuất có thể thực hiện được.

KẾT LUẬN

NHCSXH là TCTD của Nhà nước, hoạt động vì mục đích XĐGN, phát triển kinh tế xã hội, khơng vì mục tiêu lợi nhuận. Muốn XĐGN nhanh và bền vững thì một những

vấn đề quan trọng là nâng cao hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo của NHCSXH.

Trong 4 năm (2006-2009) hoạt động, NHCSXH tỉnh Tây Ninh đã luôn bám sát chủ

trương, định hướng của Tỉnh ủy và UBND tỉnh về phát triển kinh tế- xã hội, thực

hiện chương trình mục tiêu XĐGN. Vốn NHCSXH đã đầu tư tới trên 35.599 lượt hộ

nghèo, với 9 chương trình tín dụng ưu đãi; trong đó, cho vay hộ nghèo chiếm 36,3%

tổng dư nợ tồn chi nhánh. Góp phần quan trọng vào việc thực hiện thắng lợi mục tiêu XĐGN trên địa bàn tỉnh Tây Ninh; giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 12,34% năm 2005 xuống còn 5,49% cuối năm 2009. Tuy nhiên, hiệu quả tín dụng hộ nghèo vẫn thấp so với mục tiêu đề ra; số hộ nghèo đủ điều kiện có nhu cầu vay chưa được vay vẫn cịn lớn (tỷ lệ 62,4%=9.278/14.862 so với tổng số hộ nghèo); hiệu quả tín dụng hộ nghèo cịn hạn chế. Do đó, tìm giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay hộ nghèo mang tính cấp thiết và có ý nghĩa quan trọng không chỉ cho NHCSXH Tây Ninh mà của cả tỉnh Tây Ninh.

Luận văn “Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay hộ nghèo tại Chi Nhánh

NHCSXH tỉnh Tây Ninh” sử dụng phương pháp nghiên cứu thích hợp đã hồn

thành những nội dung chủ yếu như sau:

Thứ nhất là, những lý luận cơ bản về chức năng, vai trò và các hoạt động của

NHCSXH; một số khái niệm về nghèo; tham khảo mơ hình mơ hình Grameen bank

của nước Bangladesh, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm có thể áp dụng vào

Việt nam.

Thứ hai là, phân tích, đánh giá thực trạng và hiệu quả cho vay hộ nghèo tại

NHCSXH Tây Ninh. Đồng thời, chỉ ra những tồn tại và nguyên nhân trong cho vay hộ nghèo tại Tây Ninh trong thời gian vừa qua.

Thứ ba là, trên cơ sở định hướng hoạt động của NHCSXH tỉnh Tây Ninh, luận văn

đưa ra 5 nhóm giải pháp và 4 kiến nghị, nhằm góp phần nâng cao hiệu quả cho vay

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Jonathan Morduch- Vai trị của cấp bù tín dụng vi mơ: Thực trạng được đúc rút

từ Ngân hàng Grameen- tín dụng vi mơ ở các nước Phịng Hợp tác quốc tế -

NHCSXH Việt Nam.

2. TS. Nguyễn Mạnh Hùng- Nhà xuất bản thống kê: Chiến lược - kế hoạch - đầu tư

phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam đến năm 2010.

3. TS. Đỗ Quế Lượng, (2001), “Thực trạng và giải pháp tín dụng ngân hàng hỗ trợ

co cơng cuộc xóa đói giảm nghèo”, Luận văn cấp ngành, Hà Nội tháng 5/2001

4. Báo cáo phát triển Việt Nam năm 2004: Nghèo báo cáo phát triển Việt Nam

(2004).

5.Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xố đói giảm nghèo, Hà Nội tháng 5/2002. 6. Học Viện Ngân hàng: Cẩm nang quản lý tín dụng Ngân hàng 1999

7. NHCSXH Tây Ninh (2006-2009), Báo cáo tổng kết 4 năm hoạt động. 8. NHCSXH Tây Ninh (2003-2009), Báo cáo tổng kết 7 năm hoạt động.

9. Ngân hàng thế giới (2000), Báo cáo về tình hình phát triển thế giới tấn cơng đói

nghèo, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

10. Sở LĐ- TB&XH Tây Ninh, Báo cáo kết quả rà soát hộ nghèo năm 2009, số 23/BC/LĐ-TBXH ngày 24/12/2009.

11. Thơng tin Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam số 18,19 (2007). 12. Thơng tin Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam số 44,46,47 (2009). 13. Hệ thống văn bản pháp quy tập 1(NHCSXH tháng 8 năm 2003)

14. Hệ thống văn bản nghiệp vụ tập 2, 3 (NHCSXH tháng 8 năm 2003) www.vbsp.vn; www.vbsp.vn (Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay hộ nghèo tại chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội tây ninh (Trang 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)