Bài học kinh nghiệm cho Việt nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay hộ nghèo tại chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội tây ninh (Trang 32 - 35)

1.4 Khảo sát thực trạng cho vay hộ nghèo trên thế giới

1.4.2 Bài học kinh nghiệm cho Việt nam

Nghèo đói là ngun nhân dẫn đến dân trí thấp, bệnh tật, khủng bố, cao hơn là bất hòa giữa các tầng lớp dân cư trong nước hoặc giữa nước này với nước khác và chiến tranh cục bộ có thể xảy ra. Vì vậy giúp đỡ cho người nghèo đều cần thiết ai cũng

nên làm. Nhưng khi tiến hành trên một quy mô lớn, cho cả quốc gia thì chỉ có lịng nhân ái thơi thì chưa đủ. Phải có trí tuệ, phải học hỏi kinh nghiệm để tìm những giải pháp lâu dài, tạo nên những con người tự chủ, tự tin, sống có nhân phẩm. Do đó mà chiến lược XĐGN là một chiến lược mà cả cộng đồng quốc tế đang quan tâm, bởi vì nó khơng chỉ có ý nghĩa kinh tế- xã hội mà cịn mang đậm tính nhân văn, nhân đạo sâu sắc. Do đó ngân hàng cho người nghèo khơng chỉ thực hiện ở một quốc gia mà hầu hết các nước trên thế giới, ngay cả một số nước phát triển. Trong đó mục tiêu XĐGN là nhiệm vụ trọng tâm và được thực hiện theo hướng thị trường. Theo Giáo

sư Yunus cho rằng ngân hàng thế giới là chiếc đầu tàu tiên phong của tất cả các

ngân hàng phải thay đổi hướng đi. Xây dựng ngân hàng từ lý thuyết đến hành động

mà trong đó lấy mục tiêu quốc gia là cốt lõi. Từ thực tế hoạt động của các ngân hàng phục vụ cho người nghèo và kết hợp với điều kiện kinh tế cụ thể ở Việt Nam chúng ta có thể áp dụng một số bài học kinh nghiệm vào Việt Nam.

Thứ nhất, về quy mô Tổ TK&VV, mỗi tỗ nên từ 20- 30 thành viên, các thành viên

phải liền canh, liền cư. Các tổ viên đóng góp tiền gửi tiết kiệm bắt buộc và tiết kiệm tự nguyện;

Thứ hai, NHCSXH nên tổ chức lại cơ cấu bộ máy nhân sự gần gũi với người nghèo,

hiểu biết nông thôn và tâm huyết với người nghèo hơn;

Thứ ba, về cơ chế lãi suất cho vay, nên thực hiện theo cơ chế lãi suất cho vay thực

dương và phải tự bù đắp được chi phí và kinh doanh phải có lãi, nên xóa bỏ cấp bù từ ngân sách Nhà nước;

Thứ tư, ngoài cho vay hộ nghèo nên mở rộng cho vay đối với những hộ vừa thốt

nghèo, cho vay những hộ thuộc vùng nơng thơn nhưng lãi suất phải theo lãi suất thị trường để vốn vay được bền vững;

Thứ năm, cho vay hộ nghèo thường kết hợp lồng ghép với chương trình phát triển

kinh tế xã hội khác của Chính phủ, thường đem lại những hiệu quả tích cực;

Kết luận chương 1

Trong chương 1, luận văn tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận về chức năng, vai trò và các hoạt động chủ yếu của NHCSXH, tổng quan về cho vay hộ nghèo, tham khảo mơ hình cho vay hộ nghèo của ngân hàng Grameen, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm vào Việt Nam. Qua nghiên cứu rút ra một số kết luận sau đây:

NHCSXH cho vay khơng vì mục tiêu lợi nhuận mà vì mục đích XĐGN. Để góp

phần thực hiện mục tiêu XĐGN thì một trong những giải pháp quan trọng là đầu tư vốn cho hộ nghèo thơng qua tín dụng ưu đãi của NHCSXH.

Tín dụng đối với hộ nghèo của NHCSXH nhằm thực hiện chủ trương XĐGN của

Đảng và Nhà nước. Nó có vai trị hết sức quan trọng trong việc giải quyết việc làm,

cải thiện thu nhập, nâng cao đời sống cho người nghèo, góp phần ngăn chặn cho vay

nặng lãi ở nông thôn. Việc nâng cao hiệu quả cho vay đối với hộ nghèo của

NHCSXH là yêu cầu khách quan; vừa giúp hộ nghèo vay vốn thốt khỏi đói nghèo,

ổn định xã hội; đồng thời nâng cao uy tín vị thế của NHCSXH trong hệ thống Ngân

hàng Việt Nam.

Trong luận văn này đã đưa ra một số chỉ tiêu, bao gồm các nhóm định tính và định lượng để đánh giá hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo của NHCSXH. Những vấn đề

được đề cập trong chương 1 sẽ là tiền đề cơ bản cho việc nghiên cứu các chương

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CHO VAY HỘ NGHÈO TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH TÂY NINH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay hộ nghèo tại chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội tây ninh (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)