3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay hộ nghèo tại Chi nhánh NHCSXH
3.3.3 Về hoạt động cho vay đối với người nghèo
Tây Ninh người nghèo tập trung chủ yếu là khu vực nơng thơn, trong đó đối tượng chính là hộ nông dân. Cụ thể trong 14.862 hộ nghèo (năm 2009) thì số hộ nghèo ở khu vực thành thị chỉ có 1.297 hộ, chiếm 8,7%; ở nơng thơn là 13.565 hộ, chiếm tới 91,3% trong tổng số hộ nghèo. Để có một cơ chế nghiệp vụ phù hợp với tín dụng cho người nghèo, trước hết cần phải hoàn thiện các vấn đề sau:
Xác định đúng đối tượng vay vốn
Đây là giai đoạn quan trọng trước khi thực hiện nghiệp vụ cho vay người nghèo. Bởi
vì NHCSXH cho vay ưu đãi đối với hộ nghèo nhằm phục vụ SXKD, cải thiện đời
sống, góp phần thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia XĐGN. Vì thế xác định ai là hộ nghèo là điều rất quan trọng, hạn chế hiện tượng rót vốn khơng đúng chỗ. NHCSXH cho vay căn cứ vào danh sách của Ban XĐGN xác nhận, trong thực tế đã khơng ít trường hợp danh sách của Ban XĐGN đưa ra không chính xác, có nhiều lý do, trong đó có lý do tiêu chuẩn xác định không phù hợp. Chẳng hạn, tiêu chuẩn
nghèo đói khơng nhất thiết phải thay đổi theo từng năm, nhưng phải phù hợp với
tình hình thực tế. Để phù hợp với tình hình thì Nhà nước chỉ đề ra tiêu chuẩn mang tính định hướng, còn tiêu chuẩn cụ thể như thế nào nên giao cho Hội đồng nhân dân tỉnh xác nhận. Như vậy, mới phù hợp với tình hình kinh tế tại chính địa phương đó, nơi mà NHCSXH trực tiếp thực hiện nghiệp vụ cho vay.
Việc cung cấp vốn cho hộ nghèo phải kịp thời
Ở nơng thơn tình trạng cho vay nặng lãi đã hạn chế rất nhiều là vì thơng qua cho vay
hộ nghèo đã đáp ứng nhu cầu vay vốn một cách tương đối nhanh. Nhưng việc cung
cấp vốn đúng lúc, đúng thời điểm cho hộ nghèo là việc không đơn giản. Do, một
phần là phụ thuộc vào nguồn vốn Trung ương giao, mặt khác địi hỏi phải tìm hiểu,
xem xét những vấn đề liên quan như: phải biết được mùa vụ nào, khi nào những
người nông dân cần vốn, khi nào sẽ thu hoạch...Trên cơ sở đó sẽ tạo điều kiện để
tình biết thơng cảm, chia sẽ với người nghèo và với một thủ tục đơn giản, nhanh gọn kết hợp với việc giải ngân đến tận tay người nghèo sẽ làm cho họ bớt lo lắng khi thiếu vốn.
Vậy, với việc đáp ứng nhu cầu vốn kịp thời giúp cho hộ nghèo sử dụng vốn vay
đúng mục đích và đồng vốn sử dụng có hiệu quả cao.
Hồ sơ thủ tục vay vốn
Để được vay vốn chương trình cho vay hộ nghèo của NHCSXH, thì hộ phải thuộc
diện hộ nghèo (có tên trong danh sách hộ nghèo do UBND cấp xã lập hàng năm) và phải là thành viên của tổ TK&VV, có điều kiện SXKD. Việc bình xét hộ vay được thực hiện tại tổ, hồ sơ vay vốn Ban quản lý tổ hướng dẫn hộ vay lập. Tổ vay vốn lập hồ sơ đề nghị vay vốn, sau đó trình lên tổ chức hội xét duyệt và trình lên UBND cấp xã xem xét quyết định. Việc bình xét hộ vay được thực hiện công khai, dân chủ. Tuy nhiên, tại NHCSXH tỉnh tây Ninh trong thời gian qua vẫn còn một số tổ vay vốn chưa thực hiện việc họp bình xét cơng khai, dân chủ (chưa cơng khai về thủ tục vay vốn), vẫn còn một số tổ vay vốn, tổ chức hội cấp xã thu tiền lệ phí làm hồ sơ vay vốn của hộ nghèo. Để mọi người dân đều nắm được hồ sơ thủ tục vay vốn hộ nghèo tại
NHCSXH, thì tất cả các thông tin liên quan đến vay vốn phải được công khai cho
mọi người biết để cùng thực hiện; đồng thời kiểm tra việc thực hiện. Công khai các
loại hồ sơ vay vốn, danh sách dư nợ tại điểm giao dịch để hộ nghèo biết và thực hiện
đúng, tránh việc hộ nghèo phải đi lại nhiều lần và nộp các khoản phí, lệ phí sai quy định; giải ngân kịp thời đến tận hộ vay nhưng vẫn đảm bảo đúng quy trình thủ tục, đảm bảo an toàn vốn.
Đối tượng khách hàng
Trong thời gian qua NHCSXH cho vay đối tượng khách hàng chủ yếu là căn cứ vào chuẩn mực của Bộ LĐ-TB&XH nên đối tượng khách hàng quá hạn hẹp, trong khi
đó số hộ cận nghèo rất khát khao có được nguồn vốn ưu đãi để họ phát triển sản
số hộ cận nghèo 130% TW, 150% TW. Đây là vấn đề cần quan tâm hơn. Bởi vì
NHCSXH cho vay mục đích là XĐGN, vì thế những hộ cận nghèo cần phải được hỗ
trợ nguồn vốn hơn, đừng để họ rơi vào diện nghèo mới cho vay. Nếu như vậy thì
việc thực hiện cơng tác XĐGN càng khó khăn hơn và nguồn vốn cho vay dễ bị rủi ro nhiều hơn. Điển hình như năm 2009 số hộ nghèo toàn tỉnh là 14.862 hộ, số hộ cận nghèo là 3.438 hộ (trong đó: hộ cận nghèo 130% TW: 1.314 hộ ; hộ cận nghèo 150% TW: 2.094 hộ) thì chúng ta phải thực hiện song đôi vừa cho vay hộ nghèo theo tiêu chuẩn Trung ương, vừa cho vay các hộ cận nghèo, để các năm sau sẽ không xảy ra số hộ cận nghèo rơi vào nghèo, cứ như thế sẽ khơng có tình trạng hộ nghèo tăng thêm mà ngày càng giảm với tốc độ nhanh. Mặt khác cần quan tâm đối với những hộ tái nghèo trở lại, đối với trường hợp này nên thực hiện cho vay ngay
để họ có điều kiện phục hồi SXKD và vươn lên thoát nghèo.
Thời hạn và mức cho vay
Thời hạn cho vay nên gắn với chu kỳ sản xuất của từng đối tượng vay, không nên
căn cứ như hiện nay của Chi nhánh là thường cho vay để chăn ni trâu, bị, trồng cây lâu năm là 5 năm; chăn nuôi heo, buôn bán là 12 tháng. Điều này khơng phù hợp với tình hình sản xuất, chăn ni thực tế dễ dẫn đến vốn vay sử dụng khơng có hiệu quả. Khi nơng dân làm quen với việc sản xuất kinh doanh đã có hiệu quả thì cần phải được mở rộng nâng mức cho vay ra và tập trung đầu tư theo chiều sâu, như vậy sẽ đem lại kết quả cao hơn.
Phương thức phân kỳ trả nợ
Để thu nợ đạt hiệu quả cao và tránh tình trạng khi đến hạn hộ nghèo khơng có tiền
trả nợ thì đối với những món trung hạn nên chia nhỏ kỳ hạn trả nợ chẳng hạn theo tháng. Việc phân này sẽ giảm dần nợ gốc sau mỗi lần trả nợ, tạo điều kiện cho người dân ý thức tiết kiệm và với phương thức này giúp hộ vay có nguồn vốn để tái đầu tư và họ không phải lo lắng khi đến hạn trả nợ cuối cùng. Về phía ngân hàng với hình thức thu giảm gốc hàng tháng sẽ tái đầu tư quay vòng vốn nhanh, đáp ứng nhu cầu
vay vốn cho hộ nghèo và giảm thiểu rủi ro nguồn vốn cho vay. Đối với những món vay ngắn hạn không nên cho vay lưu vụ quá nhiều kỳ, bởi vì đa số những món vay
này sử dụng vốn vay khơng có hiệu quả?. Để đảm bảo đồng vốn vay sử dụng đúng
mục đích và có hiệu quả thì nên cho vay lưu vụ từ 2-3 kỳ.
Lãi suất cho vay
Phải thực hiện lãi suất hợp lý, có tính chất cạnh tranh, nhưng có sự ưu đãi đối với
người nghèo để kích thích sản suất và lưu thơng hàng hóa phát triển nhằm mục tiêu chung là thực hiện XĐGN có hiệu quả. Hiện nay lãi suất cho vay hộ nghèo là 0,65%/ tháng, trong khi đó phải trả phí sử dụng vốn Trung ương là 0,25% (tính theo dư nợ bình qn), phí ủy thác cho các tổ chức hội là 0,045%/lãi suất cho vay, phí hoa hồng cho tổ trưởng 0,085/lãi suất cho vay nhân lãi thực thu, chưa tính lương và các khoản chi phí hoạt động nghiệp vụ. Vì vậy để NHCSXH hoạt động có hiệu quả và tồn tại lâu dài thì lãi suất cho vay phải tăng từ 0,65% lên 0,8%. Với lãi suất cho vay này vẫn thấp hơn lãi suất thị trường. Chúng ta không nên cho vay với lãi suất
q thấp, bởi vì người dân nghèo sẽ khơng ỷ lại, tạo cho họ siêng năng lao động để
trả nợ ngân hàng và như vậy sẽ mang lại hiệu quả cho người nghèo và cả ngân hàng.
Mức bình quân cho vay hộ nghèo
Tại NHCSXH tỉnh Tây Ninh trong thời qua số món cịn dư nợ 1 triệu là 1.119 món, 2 triệu là 3.483 món, 3 triệu 3.670, 4 triệu 8.191 món, 5 triệu 7.580 món. Đa số những món vay trên từ 1996-2002, thường là những món vay ngắn hạn và được lưu vụ quá nhiều kỳ, trong khi đó dư nợ bình quân/ hộ cuối năm 2009 là 7 triệu đồng.
Đây là vấn đề quan trọng cần phải được quan tâm nhất hiện nay. Để đồng vốn trên
sử dụng có hiệu quả thì trong thời gian tới NHCSXH Chi nhánh tỉnh Tây Ninh cần phối hợp với tổ TK&VV, các tổ chức hội kiểm tra từng hộ xem họ thực sự cịn nghèo hay khơng?. Nếu họ vẫn cịn khó khăn thì nên nâng vốn cho họ để họ có thêm nguồn vốn mà phát triển sản xuất, cịn họ thực sự thốt nghèo bền vững thì phải thu
hồi ngay nguồn vốn vay này, bởi vì với số tiền 1 triệu thì khơng thể chăn ni hay trồng trọt đủ, có thể vốn vay kia họ đã trang trải chi phí cho cuộc sống hàng ngày của họ trước kia. Vì vậy hàng năm trước khi xét duyệt cho vay thì ngân hàng nên
phối hợp chặt chẽ với các tổ chức hội, chỉ đạo Ban quản lý tổ thực hiện dân chủ,
cơng khai trong q trình xét cho vay, trên cơ sở nhu cầu vay vốn của hộ nghèo thì
ngân hàng đáp ứng tối đa, không nên giao nguồn vốn hàng năm cho từng xã, bởi vì
sẽ xảy ra tình trạng bình xét cho vay số tiền chia ra bình qn mà khơng căn cứ nhu cầu mục đích xin vay của từng hộ vay. Do đó dễ dẫn đến nguồn vốn vay sử dụng
khơng có hiệu quả. Để góp phần cho hộ nghèo sử dụng đồng vốn vay có khả thi thì
NHCSXH phấn đấu năm 2011 mức cho vay bình quân/ hộ là 10-15 triệu đồng (Theo
công văn số 527/NHCSXH-TD, ngày 06/04/2007 của Tổng giám đốc NHCSXH Việt Nam hiện nay mức cho vay tố đa đối với 1 hộ nghèo SXKD là 30 triệu đồng)
Tăng cường, kiểm tra việc sử dụng vốn vay
Hiện nay chúng ta đang quản lý cho vay theo mơ mình tổ nhóm, đối với mơ hình
này có thể kiểm sốt trực tiếp được các hộ vay vốn, nhưng vấn đề quan trọng là
kiểm tra như thế nào nếu như trình độ quản lý của tổ TK&VV cịn nhiều hạn chế. Do đó vấn đề đào tạo quản lý tổ, nhóm như là điều kiện tiên quyết quyết định thành công hay thất bại của việc cho vay thông qua tổ TK&VV. Nếu như việc quản lý của tổ TK&VV tốt sẽ là nền tảng cho sự thành công của tín dụng ngân hàng đối với hộ nghèo. Vì vậy, trong tương lai cần thực hiện chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý cho các tổ một tháng ( hoặc 01 quý) một lần.
Bên cạnh đó, để hạn chế khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích hoặc sử dụng
vốn vào các hoạt động SXKD có mức độ rủi ro cao dẫn đến mất khả năng thanh
tốn. Vì vậy sau khi cho vay trong vịng 15 ngày, nhân viên tín dụng nên phối hợp với các tổ trưởng để kiểm tra, đánh giá tình hình sử dụng vốn vay của khách hàng 100% đến các hộ vay vốn.
Hiện nay NHCSXH chỉ cho vay chăn nuôi, trồng trọt, thực hiện SXKD để tạo cho hộ nghèo có mức thu nhập tăng thêm, cải thiện cuộc sống, từng bước vươn lên thoát nghèo, nhưng để đảm bảo cuộc sống của họ được nâng cao thì NHCSXH khơng chỉ cho vay để phục vụ sản xuất mà nên mở rộng hình thức cho vay tiêu dùng như: mua
sắm, xây dựng....nếu đáp ứng nhu cầu này cũng là một biện pháp hữu ích cho hộ
nghèo để họ thoát nghèo bền vững.
Ngoài ra, việc hỗ trợ và cho vay vốn hộ nghèo phải đi liền với công tác tư vấn,
hướng dẫn sử dụng vốn vay có hiệu quả căn cứ vào hoàn cảnh cụ thể của từng hộ gia đình.