CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ BẢO HIỂM TIỀN GỬI
1.3 Hoạt động bảo hiể mở một số quốc gia và bài học kinh nghiệm
1.3.2 Một số kinh nghiệm về hoạt động BHTG đối với VN
1.3.2.1 Lựa chọn mơ hình tổ chức
Cùng với xu hướng nâng cao tính tự chủ trong hoạt động kinh doanh và giảm thiểu sự can thiệp của CP vào các hoạt động cụ thể của các thành phần kinh tế, việc lựa chọn mơ hình tổ chức cho tổ chức BHTG có tầm quan trọng đặc biệt. Ở VN, xét thực tiễn hoạt động của hệ thống ngân hàng VN cho thấy chưa đủ tiềm lực để lập tổ chức BHTG tư nhân. Hệ thống ngân hàng VN chưa gây dựng được niềm tin của công chúng. Bản thân hệ thống chưa thực sự lớn mạnh, bị đánh giá là có tính dễ bị tổn thương do vốn thấp, năng lực cán bộ ngân hàng yếu kém, nợ xấu cao, rủi ro tiềm ẩn lớn. Chưa có Hiệp Hội ngân hàng tiềm lực mạnh đứng ra liên kết các ngân hàng trong việc tạo lập cơ chế tự bảo vệ. Việc tự chia sẻ rủi ro giữa các ngân hàng thành viên khó được thực hiện. Vậy mơ hình hiệp hội ngân hàng lập tổ chức BHTG tư nhân là không khả thi ở VN trong điều kiện hiện nay. Do vậy, phương án tối ưu là thành lập tổ chức bảo hiểm tiền
của người gửi tiền. Có thể nói, tổn thất đối với BHTG là khó có thể dự đốn được và về mặt định lượng có thể vượt xa khả năng tài chính của tổ chức BHTG. Giao cho tổ chức tài chính nhà nước, với ưu điểm lớn nhất là luôn được đảm bảo khả năng chi trả, thực hiện nhiệm vụ này sẽ làm cho việc bảo hiểm ổn định, thống nhất, từ đó sẽ thu hút sự quan tâm của dân chúng vào hệ thống ngân hàng, tạo động lực cho hệ thống này
phát triển bền vững, lành mạnh. Chính phủ phải đóng vai trị là người đứng sau tổ chức BHTG và là người cho vay cuối cùng để hỗ trợ cho tổ chức BHTG khi cần thiết. Điều này sẽ cho phép tổ chức BHTG đảm bảo tính hiệu quả của mục tiêu chính sách cơng.
1.3.2.2 Xác định mơ hình hoạt động
Có thể khẳng định mơ hình bảo hiểm của FDIC là một mơ hình tiên tiến nhất trong các loại mơ hình hoạt động BHTG. Thực tế hoạt động đã chứng minh vai trò đặc biệt của FDIC trong mục tiêu bảo vệ người gửi tiền, đảm bảo an tồn hệ thống tài chính ngân hàng tại Mỹ. Nhiều quốc gia trên thế giới đã xây dựng tổ chức BHTG của mình
theo mơ hình của FDIC như Hàn quốc, Đài Loan, Trung Quốc, v…v…. VN đang hội nhập sau vào nền kinh tế thế giới với những tiềm ẩn rủi ro cao. Chính vì thế lành mạnh hóa thị trường tài chính – ngân hàng, bảo vệ quyền hợp pháp của các nhà đầu tư, người gửi tiền được xem là mục tiêu hàng đầu của CP. Để đáp ứng yêu cầu này, tiến theo mô hình giảm thiểu rủi ro là một xu hướng tất yếu đối với tổ chức bảo hiểm của VN.
1.3.2.3 Căn cứ pháp lý và cơ quan quản lý của tổ chức BHTG
Căn cứ pháp lý: Các hoạt động của tổ chức BHTG nên được điều chỉnh bởi luật.
Điều này sẽ làm tăng tính hiệu quả trong hoạt động của BHTG. Ở VN, cho đến thời điểm hiện nay hoạt động của tổ chức BHTG VN được điều chỉnh bởi các Nghị Định,
Thông tư nên không đủ “uy lực” ảnh hưởng đến các tổ chức tham gia BHTG. Vì thế hoạt động của tổ chức BHTG ở VN bị xem nhẹ và ít được quan tâm đến. Chính phủ
VN nên nhanh chóng ban hành “Luật về BHTG” điều chỉnh hoạt động của tổ chức
BHTG nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động của tổ chức BHTG, để tổ chức BHTG trở thành công cụ hữu hiệu góp phần tăng cường tính ổn định trong hoạt động ngân hàng.
Cơ quan quản lý của tổ chức BHTG: Trong 03 tổ chức BHTG được giới thiệu
trên thì mỗi một mơ hình tổ chức có cơ quan quản lý khác nhau nhưng theo nghiên cứu tổng kết của IADI năm 2004 thì năng lực hoạt động của DICGC là yếu hơn cả. DICGC bị hạn chế rất nhiều về chức năng và nhiệm vụ. Tất cả hoạt động của DICGC đều phải
đợi Quốc hội, Chính phủ và NHTW thơng qua. Điều này làm mất tính “thời sự” cũng
như lãng phí rất lớn nhân vật lực của DICGC. Tóm lại, tổ chức BHTG nên được hoạt
động độc lập và chỉ chịu sự kiểm soát trực tiếp CP. Không nên để NHTW can thiệp sâu
vào hoạt động của tổ chức BHTG. Điều này sẽ làm năng lực hoạt động của tổ chức
BHTG giảm đi.
1.3.2.4 Năng lực tài chính của tổ chức BHTG cần được đảm bảo
Đảm bảo năng lực tài chính của tổ chức BHTG có vai trị đặc biệt quan trọng.
Để đảm bảo nguồn vốn hoạt động cho tổ chức BHTG, cần cho phép tổ chức BHTG
huy động tài chính từ nhiều nguồn, đặc biệt là trong trong những trường hợp xảy ra rút tiền hàng loạt dẫn đến đổ vỡ có hệ thống trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng.
So sánh với mức thu phí của các tổ chức BHTG trên thế giới thì tổ chức BHTG VN cần xem xét việc tăng mức thu phí trong giai đoạn mới thành lập để tăng nguồn
vốn hoạt động.
1.3.2.5 Các hoạt động nghiệp vụ chính của tổ chức BHTG
Cần áp dụng thu phí theo mức độ rủi ro. Thu phí theo mức độ rủi ro sẽ thúc đẩy
sự cạnh tranh của các ngân hàng đồng thời gia tăng công tác điều hành quản lý của các tổ chức tham gia BHTG nhằm được hưởng sự ưu đãi trong việc đóng phí bảo hiểm
(đóng với tỷ lệ cực thấp hoặc miễn phí hồn tồn).
Công tác kiểm tra, giám sát khách hàng cần được quan tâm đặc biệt. Hoạt động
của ba tổ chức BHTG ở Mỹ, Ấn Độ, Đức cho thấy, tổ chức BHTG cần tập trung vào
công tác kiểm tra, giám sát để ngăn chặn kịp thời các hoạt động có thể làm ảnh hưởng
nhân lực và phương tiện làm việc cũng như thể chế pháp lý hoạt động kiểm tra, giám
sát các tổ chức tham gia BHTG cần được quan tâm thỏa đáng.
Cho phép tổ chức tham gia BHTG thực hiện tất cả các nghiệp vụ hỗ trợ khách hàng. Nghiệp vụ này sẽ nâng cao vị trí của tổ chức BHTG đối với các tổ chức tham gia
BHTG và khẳng định sự hữu dụng của tổ chức BHTG đối với các tổ chức tham gia
BHTG.
Công tác chi trả cần thực hiện nhanh chóng, an tồn. Tài sản của các tổ chức
tham gia BHTG bị đổ vỡ phải được các tổ chức BHTG xử lý. Điều này làm tăng tính chuyên nghiệp của các tổ chức BHTG, đảm bảo bổ sung đủ nguồn vốn sau khi thực hiện chi trả.
KẾT LUẬN CHƯƠNG I
BHTG là một tổ chức tài chính hoạt động với mục đích phi lợi nhuận đóng góp to lớn vào q trình phát triển an tồn và vững mạnh của hệ thống tài chính tín dụng một quốc gia. Vì thế, nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức BHTG trong thời kỳ
kinh tế nhạy cảm như hiện nay là tối cần thiết. Chương I trình bày tổng quan về BHTG, vai trị của BHTG trong thời kỳ hội nhập kinh tế thế giới, nêu ra sơ lược về tổ chức và các mặt hoạt động của BHTG đồng thời giới thiệu 03 tổ chức BHTG điển hình (FDIC, DICGC, DISPGB) trên thế giới và những bài học kinh nghiệm rút ra cho hoạt động
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG CỦA DIV QUA 10 NĂM HOẠT ĐỘNG (2000 – 2009)
2.1 GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ DIV
2.1.1 Sự ra đời DIV và cơ sở pháp lý cho hoạt động BHTG của DIV
¾ Sự ra đời DIV
Cuối năm 1988, hậu quả của tình trạng mất cân đối kinh tế vĩ mô kéo dài khiến nền kinh tế lâm vào một thời kỳ lạm phát suy thoái tồi tệ, đồng tiền bị mất giá nghiêm trọng, lãi suất cho vay ngân hàng có lúc lên đến 144%/năm khiến các doanh nghiệp lao
đao … đã dẫn đến tình trạng đổ bể tín dụng đồng loạt vào những năm 1989-1991.
Trước tình hình đó, Thủ Tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 390/QĐ-TTg ngày 27/7/1993 quy định về “quy tắc trách nhiệm của QTDND đối với các khoản tiền gửi có kỳ hạn được ban hành” (kèm theo Quyết định 101/TCQĐ-BH ngày 01/02/1994 của Bộ Tài Chính). Theo Quyết định này, Bảo Việt đã triển khai nghiệp vụ BHTG. Đây là sự khởi đầu hoạt động BHTG công khai ở VN.
Hoạt động BHTG của Bảo Việt thực hiện phát triển chậm và bộc lộ nhiều hạn chế. Các quy định về BHTG khơng cịn phù hợp trong giai đoạn nền kinh tế phát triển nhanh trong giai đoạn đó, ví dụ như: quy định tham gia BHTG là tự nguyện, Bảo Việt chỉ thực hiện chi trả khi tổ chức đó phá sản và khơng có khả năng thanh tốn mà khơng thực hiện các nghiệp vụ khác như công tác kiểm tra, giám sát, công tác hỗ trợ, ...v…v….
Nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền và tạo điều kiện cho các TCTD phát triển ổn định hơn, ngày 09/11/1999, Thủ tướng CP đã ký Quyết định số 218/1999/QĐ-TTg thành lập Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (Deposit Insurance in VietNam – viết tắt: DIV). Ngày 7/7/2000 tại Thủ đô Hà Nội, DIV đã chính thức khai trương hoạt động.
Thập niên 1990 và 2000 là thời kỳ mà VN tích cực hội nhập kinh tế mà đỉnh cao là việc ký hiệp định gia nhập WTO và hiệp định đối tác kinh tế song phương với Nhật Bản. Trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới các TCTD nói chung và hệ thống NHTM nói riêng có nhiều đóng góp tích cực cho việc xây dựng và phát triển kinh tế đất nước. Tuy nhiên, kinh nghiệm từ đổ vỡ hệ thống hợp tác xã tín dụng những năm
1989-1990 và tác động khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997 cho thấy, hệ thống tài chính - ngân hàng VN càng hội nhập sâu rộng càng tiềm ẩn những yếu tố rủi ro, bao gồm cả những rủi ro mang tính hệ thống, nhất là hệ thống QTDND và các NHTMCP. Năm 2008 “quả bong bóng” tín dụng bất động sản ở Mỹ vỡ tung, "cơn bão tài chính
thế kỷ" bùng phát và lan rộng khắp toàn cầu. Người ta đã lo ngại nguy cơ về "các cuộc xung đột tiền tệ" có thể xảy ra. An ninh tài chính - tiền tệ trở thành mối quan tâm hàng
đầu của thế giới. Khủng hoảng toàn cầu năm 2008-2009 như một cơn bão lớn làm lung
lay các cấu trúc tài chính của các nền kinh tế Bắc Mỹ, Tây Âu và các quốc gia công nghiệp phát triển khác khiến VN cũng chịu ảnh hưởng.
Trước tình hình đó, để đảm bảo cho sự an tồn của hệ thống ngân hàng, cần có những chính sách nhằm nâng cao hơn nữa vai trị của các tổ chức giám sát tài chính, trong đó có DIV. Vì thế, nhu cầu cấp bách trong thời kỳ hội hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng hiện nay là xem xét, nghiên cứu một cách cụ thể để nâng cao hiệu quả hoạt
động của DIV, trên cơ sở đó bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, góp
phần đảm bảo cho hoạt động của các TCTD an toàn, lành mạnh trong mơi trường kinh tế, chính trị, xã hội đang có những biến động lớn và ngăn ngừa các cuộc khủng hoảng tài chính.
¾ Cơ sở pháp lý cho hoạt động BHTG của DIV
DIV là tổ chức tài chính Nhà nước, được thành lập theo Quyết định số
218/1999/QĐ-TTg ngày 09/11/1999 của Thủ tướng CP, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, góp phần duy trì sự ổn định của các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi và sự phát triển an toàn lành mạnh hoạt động ngân hàng.
DIV được tổ chức và hoạt động theo Quyết định số 75/2000/QĐ-TTg ngày
28/6/2000 của Thủ tướng Chính phủ. BHTGVN hoạt động khơng vì mục tiêu lợi
nhuận, bảo đảm an tồn vốn, tự bù đắp chi phí, được miễn nộp các loại thuế theo quy
định của pháp luật
Nội dung hoạt động của DIV về BHTG được quy định trong: Nghị định số
89/1999/NĐ-CP ngày 01/9/1999 của CP về BHTG và Nghị định số 109/2005/ NĐ-CP ngày 24/8/2005 của CP về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 89. Có thể tóm lượt ngắn gọn nội dung trong 02 Nghị định như sau:
- Cơ chế tham gia BHTG: “Các TCTD và tổ chức không phải là TCTD được phép thực hiện một số hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật TCTD có nhận tiền gửi của tổ chức, cá nhân phải tham gia BHTG bắt buộc” (tại Điều 2.1 Nghị định 109).
- Loại tiền gửi được bảo hiểm: ở VN qui định chỉ bảo hiểm tiền gửi là Đồng Việt Nam, gồm tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi vốn chun dùng, tiền gửi tiết kiệm (khơng kỳ hạn, có kỳ hạn), tiền gửi tiết kiệm khác, tiền mua giấy tờ có giá (chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kỳ phiếu ghi danh) do cơ quan có thẩm quyền cho phép tổ chức tham gia BHTG phát hành.
Đối tượng được bảo hiểm: tiền gửi là Đồng VN của cá nhân, hộ gia đình,
tổ hợp tác, doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh gửi tại tổ chức tham gia BHTG. - Hạn mức chi trả tiền gửi được bảo hiểm: tối đa là 50 triệu đồng.
* Các thay đổi bổ sung của Nghị định 109 so với Nghị định 89: có 05 điểm cơ bản tiến bộ hơn, Nghị định 109 được xem là điểm mốc rất quan trọng, xác định rõ vị thế của DIV trong hệ thống tài chính quốc gia. Nghị định 109 đã quán triệt cao chính sách bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, thể hiện:
Thứ nhất, bảo vệ tốt hơn quyền lợi của người gửi tiền thể hiện trên hai khía cạnh: i) đối tượng bảo hiểm được mở rộng hơn; ii) mức chi trả bảo hiểm tăng lên.
Thứ hai, không bảo hiểm tiền gửi cho những người trực tiếp hoặc gián tiếp có quyền quyết định sự tồn tại của tổ chức nhận tiền gửi (gồm: Hội đồng quản trị,
Tổng/Phó tổng giám đốc (Giám đốc), v…v…) nhằm hạn chế rủi ro về đạo đức;
Thứ ba, cho phép có thể áp dụng mức phí BHTG phải nộp khác nhau giữa các tổ chức nhận tiền gửi thay vì một mức phí đồng hạng. Việc xác định mức phí khác nhau sẽ dựa trên mức độ rủi ro của các tổ chức tham gia BHTG trên cơ sở đánh giá, phân
loại chất lượng hoạt động của tổ chức nhận tiền gửi của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (bao gồm NHNN, Bộ Tài chính, Ủy ban giám sát tài chính quốc gia và DIV);
Thứ tư, thơng thống hơn trong quy định về việc hỗ trợ tài chính và rộng mở hơn đối với nguồn vốn hỗ trợ tài chính của DIV;
Thứ năm, CP cũng đã cho phép DIV chủ động nâng cao năng lực tài chính để hỗ trợ các tổ chức tham gia BHTG thông qua việc cho phép đi vay các tổ chức tài chính quốc tế hoặc phát hành trái phiếu với sự bảo lãnh của CP để xử lý khi có khủng hoảng tài chính mang tính hệ thống;
2.1.2 Cơ cấu tổ chức và bộ máy hoạt động của DIV
¾ Cơ cấu tổ chức của DIV
DIV được quản trị và điều hành bởi Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát và Tổng
giám đốc. Hội đồng quản trị DIV do CP bổ nhiệm, bao gồm năm thành viên, trong đó có ba thành viên chuyên trách là Chủ tịch, một ủy viên kiêm Tổng giám đốc, một
Trưởng ban kiểm soát; hai ủy viên kiêm nhiệm là Phó Thống đốc NHNN và Thứ
Trưởng Bộ Tài Chính. Hội đồng quản trị thực hiện chức năng quản lý và chịu trách
nhiệm về hoạt động của DIV.
Ban kiểm sốt có ba thành viên chun trách và một số thành viên kiêm nhiệm giúp Hội đồng quản trị thực hiện việc giám sát, kiểm tra mọi hoạt động của DIV trong
Tổng giám đốc DIV do CP bổ nhiệm trên cơ sở kiến nghị của Thống đốc