CHƯƠNG III : GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CỦA DIV
2.3 Tình hình hỗ trợ tài chính qua các năm
Đơn vị tính: triệu đồng Năm Cho vay Số đơn vị xin vay Số đơn vị
được vay Dư nợ cho vay
Tình trạng trả nợ Năm 2005 31 1 2.600 Đã trả hết Năm 2006 4 1 1.500 Đã trả hết Năm 2007 6 1 1.500 Đã trả hết Năm 2008 8 1 832 Đã trả hết Năm 2009 6 1 1.000 Đã trả hết
Quý I/2010 0 0 0 Không dư nợ
Tổng cộng 55 05 0 Đã trả hết
Nguồn: Kỷ yếu 10 năm xây dựng và trưởng thành của DIV và tài liệu Hội nghị triển khai nhiệm vụ 2005 – 2010
2.2.2.5 Nghiệp vụ chi trả tiền bảo hiểm và tham gia thanh lý tổ chức nhận tiền gửi giải thể, phá sản tiền gửi giải thể, phá sản tiền gửi giải thể, phá sản
Từ khi thành lập và đi vào hoạt động cho đến thời điểm hiện tại hoạt động chi
trả và thanh lý các tổ chức nhận tiền gửi giải thể, phá sản của DIV chỉ thực hiện ở các QTDND mà không diễn ra đối với hệ thống ngân hàng.
Từ năm 2000 cho đến cuối năm 2002, DIV đã chi trả bảo hiểm cho 1.235 người gửi tiền tại 29 QTDND bị giải thể với tổng số tiền là 13tỷ182 triệu đồng. Năm 2003
DIV thực hiện chi trả tiền gửi được bảo hiểm đối với 02 QTDND bị giải thể bắt buộc
với tổng số tiền là 1 tỷ 68 triệu đồng, nâng tổng số chi trả cho 31 QTDND tại thời điểm 31/12/2003 là 14 tỷ 250 triệu đồng. Năm 2004 DIV thực hiện chi trả số tiền gửi được
bảo hiểm là 2,089 tỷ đồng cho 124 người gửi tiền tại 02 QTDND. Lũy kế đến cuối năm 2004 thì tổng số tiền chi trả bảo hiểm là 16,339 tỷ đồng. Từ năm 2005 đến cuối năm 2007 chỉ duy nhất 01 QTDND bị giải thể và chấm dứt hoạt động với số tiền chi trả là 477 triệu đồng. Năm 2008, DIV đã thực hiện chi trả tiền bảo hiểm cho người gửi tiền
tại 02 QTDND bị giải thể với tổng số tiền chi trả là 1,6 tỷ. Năm 2009, DIV thực hiện chi trả tiền bảo hiểm tại 01 QTDND với tổng số tiền chi trả là 372,3 triệu đồng. Sau
gần 10 năm hoạt động, tính đến 31/12/2009, DIV đã thực hiện chi trả tiền bảo hiểm cho 1.570 người gửi tiền tại 37 QTDND với tổng số tiền gần 18.788 triệu đồng, góp phần củng cố và nâng cao niềm tin của người gửi tiền đối với hệ thống tài chính - ngân hàng.
Song song với việc chi trả tiền bảo hiểm cho người gửi tiền, thì DIV cũng tham gia thanh lý các tổ chức tham gia BHTG bị phá sản. đồng thời trong năm DIV theo dõi và tham gia thanh lý 37 QTDND bị giải thể. Tính lũy kế đến cuối năm 2009 thì tổng số tiền thu hồi được về DIV là 6,087 triệu đồng.
Bảng 2.4 Tóm tắt tình hình chi trả và thu hồi tiền bảo hiểm. Đơn vị tính: triệu đồng Mốc thời gian Số đơn vị được chi trả Số tiền chi trả
Số tiền thu hồi trong thanh lý
Số tiền còn lại chưa thu hồi
Từ khi thành lập đến 31/12/2004 33 16.339 3.766 12.573 Đến 31/12/2007 1 477 547 12.502 Đến 31/12/2008 2 1.600 1.000 13.102 Đến 31/12/2009 1 372 765 12.709 Tổng cộng 37 18.788 6.087 12.709
Nguồn: Kỷ yếu 5 năm, Kỷ yếu 10 năm xây dựng và trưởng thành của DIV và tài liệu Hội nghị triển khai nhiệm vụ 2005 - 2010
2.2.2.6 Các hoạt động khác
Cùng với một số các hoạt động nghiệp vụ chủ yếu như kiểm tra tại chỗ, giám sát từ xa, v…v… thì các mặt hoạt động nghiệp vụ khác như kiểm sốt nội bộ, tài chính - tế tốn, nghiên cứu tổng hợp, thông tin tuyên truyền, tổ chức và phát triển nguồn nhân lực… cũng đóng vai trị hết sức cần thiết trong quá trình hoạt động và phát triển của DIV, đặc biệt là hoạt động thông tin tuyên truyền, phát triển nguồn nhân lực. Với các chức năng nhiệm vụ được giao các hoạt động này cũng đã phát huy có hiệu quả, góp
phần giúp DIV triển khai và thực hiện tốt chiến lược phát triển cũng như góp phần thực hiện hồn thành các mục tiêu đã đề ra.
Công tác Thông tin tuyên truyền
DIV ngay từ khi mới thành lập đã ý thức nâng cao hình ảnh của DIV đối với
thành phố thực hiện nhiều cuộc Hội nghị khách hàng là đại diện tổ chức tham gia BHTG. Mục đích của Hội nghị khách hàng là phổ biến chủ trương chủa CP về BHTG và văn bản hướng dẫn nghiệp vụ của NHNN cũng như của DIV. Hội nghị nhằm giúp tổ chức tham gia BHTG nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc chấp hành các quy định về bảo hiểm tiền gửi của CP nhằm đảm bảo cho tổ chức tham gia BHTG hoạt động an toàn, hiệu quả. Tiến thêm một bước, năm 2004 DIV thực hiện 05 động tác sau: tổ chức và phối hợp với NHNN tổ chức 05 cuộc hội thảm trên toàn quốc để triệt để và đưa ra
các khung chính sách cho hoạt động của DIV; phối hợp với cơ quan báo chí, đài truyền hình Trung ương và địa phương để tổ chức tuyên truyền dưới hình thức xây dựng
phóng sự, viết bài, tin, ảnh nhằm quảng bá đến cơng chúng về từng khía cạnh liên quan
đến hoạt động của DIV; cử cán bộ tham dự Đại hội thường niên, hội nghị tổng kết hoạt động năm 2003 của các QTDND, NHTMCP để phổ biến chủ trương, chính sách, giải đáp những thắc mắc về quyền lợi, nghĩa vụ của tổ chức tham gia BHTG và người gửi
tiền; tham gia các hội chợ triển lãm quốc tế về tài chính ngân hàng; chuyển hàng trăm nghìn tờ rơi giới thiệu về DIV đến các tổ chức tham gia BHTG để phát trực tiếp cho ngưởi gửi tiền.
Năm 2005 DIV tiếp tục thực hiện các phóng sự về hoạt động BHTG và phát tờ rơi giới thiệu về DIV đến các tổ chức tham gia BHTG để phát trực tiếp cho người gửi tiền. Bên cạnh đó DIV đã tổ chức cuộc thi sáng tác logo mới và xuất bản cuốn kỷ yếu 05 năm xây dựng và trưởng thành của DIV. Tham gia triển lãm 60 năm thành tựu kinh tế kỹ thuật do Bộ văn hóa tổ chức nhân dịp 60 năm kỷ niệm 2/9.
Từ 2006 đến 2009 công tác thơng tin tun truyền có những điểm nổi bậc sau: xây dựng và hoàn thiện hệ thống ấn phẩm của DIV (Bản tin DIV, Tờ rơi, Cẩm nang
hội nhập, trang website của DIV); tham gia Hội nghị thường niên khu vực Châu Á lần thứ 5 tại Hà Nội; Lễ khởi động và xây dựng Luật BHTG Việc Nam; ban hành kế hoạch dài hạn hoạt động quan hệ công chúng của DIV theo hướng mở rộng đối tượng và
Công tác tổ chức và phát triển nguồn nhân lực
Ngay từ khi thành lập DIV đã chú trọng đến công tác tổ chức và phát triển
nguồn nhân lực. Cơ cấu tổ chức và bộ máy của Trụ sở chính cũng như Chi nhánh đều
đảm bảo phù hợp với yêu cầu phát triển của địa bàn, thực hiện đầy đủ chức năng và
nhiệm vụ được quy định tại điều lệ tổ chức và hoạt động của DIV. Năm 2006 bắt đầu tái cấu trúc bộ máy làm việc của DIV theo hướng tinh giảm gọn và tiếp tục kế hoạch tái cấu trúc bộ máy hoạt động của DIV cho đến năm 2010.
Công tác tổ chức và phát triển nguồn nhân lực được thực hiện khá tốt. Tính đến 30/6/2010, tất cả các cán bộ ký hợp đồng lao động chính thức của DIV 100% đều đạt
trình độ từ cử nhân trở lên (4% cán bộ có học vị tiến sỹ, 15% cán bộ có học vị thạc sỹ và 81% cán bộ là cử nhân kinh tế). Để khơng ngừng nâng cao trình độ cho cán bộ viên chức, DIV thường xuyên tổ chức các cuộc tập huấn, các khóa đào tạo nghiệp vụ như: Nghiệp vụ BHTG, chứng khoán đầu tư, Luật lao động tiền lương do chuyên gia của NHTW Pháp và các chuyên viên của Ủy ban chứng khoán nhà nước giảng dạy, cử cán bộ đi khảo sát, học tập kinh nghiệm tại nhiều nước trên thế giới: Cộng hòa Pháp, Cộng hịa Liên bang Nga, Thái Lan, Singapore, Hồng Kơng, Úc, Mỹ, v…v… về BHTG và hoạt động ngân hàng, tạo điều kiện cán bộ học tập các lớp hoàn thiện kiến thức đại học chuyên ngành ngân hàng, các lớp chính trị, quản lý nhà nước.
2.3 ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA DIV TRONG MƯỜI NĂM QUA
(2000 – 2009)
2.3.1 Kết quả đạt được của DIV qua 10 năm hoạt động (2000 – 2009)
Đánh giá khái quát kết quả đạt được của DIV qua mười năm hoạt động (2000 –
2009) có thể tóm gọn trong nhận định sau: “Với chức năng và nhiệm vụ của mình,
thơng qua các hoạt động nghiệp vụ như: đổi mới, cấp đổi và cấp bổ sung Chứng nhận BHTG; thu phí BHTG; các hoạt động giám sát từ xa; kiểm tra tại chỗ; hỗ trợ tài chính; chi trả tiền gửi được bảo hiểm và thanh lý các tổ chức tham gia BHTG bị giải thể; và các hoạt động khác, DIV đã khẳng định được vị trí của mình trong việc nâng cao niềm
tin của cơng chúng vào hệ thống tài chính, góp phần duy trì sự phát triển an toàn và bền vững của thị trường tài chính quốc gia”. Điều này thể hiện cụ thể như sau:
Thông qua việc đổi mới, cấp đổi và cấp bổ sung Giấy Chứng nhận BHTG công bố đến người dân việc đảm bảo chi trả tiền gửi được bảo hiểm theo quy định của DIV giúp các các tổ chức tham gia BHTG thu hút vốn nhàn rỗi từ người dân;
Thông qua hoạt động kiểm tra, giám sát DIV đã thực hiện cảnh báo về
những rủi ro của các TCTD để các TCTD có biện pháp phòng ngừa; đồng thời từ kết quả các cuộc kiểm tra và giám sát DIV kiến nghị với các cơ quan quản lý cũng như đề xuất các biện pháp xử lý những vi phạm của TCTD để đảm bảo an tồn trong hệ thống tài chính;
Thơng qua hoạt động hỗ trợ tài chính DIV giúp một số tổ chức tham gia BHTG vượt qua khó khăn tạm thời về khả năng chi trả, nhanh chóng ổn định và hoạt động lại bình thường;
Thơng qua việc chi trả kịp thời nhanh chóng cho người gửi tiền tại các TCTD phá sản và giải thể DIV đã tạo được niềm tin của người người tiền, làm người
dân gửi tiền an tâm từ đó góp phần giữ vững an ninh chính trị và trật tự an tồn xã hội cho địa phương có TCTD bị đổ vỡ;
Thơng qua cơng tác thu phí BHTG DIV tích cực gia tăng nguồn vốn hoạt
động. Song song đó việc thanh lý các TCTD bị giải thể giúp DIV tích cực thu hồi tối đa trong khả năng cho phép nguồn vốn đã bỏ ra thực hiện chi trả tiền gửi được bảo
hiểm. Hai mảng nghiệp vụ này đều nhằm mục đích là thu hồi và tích trữ nguồn vốn cho các hoạt động khác của DIV.
2.3.2 Những hạn chế và tồn tại trong hoạt động của DIV.
Bên cạnh những mặt tích cực cũng như những kết quả đã đạt được thì hoạt động của DIV cịn những khó khăn và bất cập gây ảnh hưởng đến việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của DIV cụ thể như sau:
Năng lực tài chính yếu: qua 10 năm hoạt động nguồn vốn tích lũy của
DIV tăng lên gần 5.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, nguồn vốn này vẫn còn rất thấp. Điều này hạn chế rất lớn đến khả năng hoạt động (cụ thể là khả năng hỗ trợ và chi trả) của DIV
và gây khó khăn trong việc tạo dựng hình ảnh DIV.
Cơ sở pháp lý cho hoạt động BHTG của DIV còn thấp, chỉ ở cấp Nghị định, chưa có luật BHTG. Sự ban hành Nghị định số 109 được xem như một sự tiến bộ
trong hoạt động của DIV, các nội dung chỉnh sửa trong Nghị định 109 nâng cao hơn nữa các hoạt động nghiệp vụ của DIV. Tuy nhiên, điều này vẫn không đủ để tăng
cường hiệu quả hoạt động của DIV. Ban hành “Luật BHTG” thời gian tới là một việc
cấp bách phải làm.
Cách thức quản lý của CP đối với DIV hiện tại thiếu sự linh hoạt. Căn cứ theo Nghị định 89/1999/NĐ-CP ngày 01/9/1999 của Thủ tướng CP thì DIV chịu sự
quản lý của CP, Bộ Tài Chính và NHNN (thực tế NHNN gần như là cơ quan quản lý trực tiếp của DIV. Tất cả các hoạt động của DIV đều được Thủ tướng ký duyệt trên cơ sở những đề nghị của NHNN). Điều này giúp DIV rất nhiều trong giai đoạn mới thành lập. Các hoạt động của DIV đều được CP, Bộ tài chính và NHNN quan tâm và nâng đỡ. Chẳng hạn như uy tín chi trả theo cam kết về BHTG của DIV là tuyệt đối bởi nó là
cơ quan CP, tính cưỡng chế tuân thủ quy định về BHTG đối với các tổ chức tham gia BHTG, v…v… Tuy nhiên, sau 10 năm hoạt động , việc này trở nên không phù hợp.
Nếu tất cả các hoạt động của tổ chức BHTG đều phụ thuộc vào việc xin ý kiến NHNN, thì DIV sẽ hạn chế sự chủ động linh hoạt sáng tạo trong việc thực thi chính sách
BHTG.
Mơ hình hoạt động của DIV chưa thực sự là mơ hình tiên tiến nhất để đảm bảo thực hiện tốt nhất các mục tiêu của một tổ chức BHTG cũng như mục tiêu của
chính sách cơng của một quốc gia.
Cơ cấu bộ máy tổ chức của DIV có hạn chế là cịn có cán bộ trong bộ máy lãnh đạo kiêm nhiệm chức vụ trong cơ quan chức năng khác.
Các hạn chế trong các mảng hoạt động nghiệp vụ:
- Công tác cấp giấy chứng nhận BHTG của DIV tốn quá nhiều thời gian vì tất cả các hồ sơ xin cấp chứng nhận BHTG phải được gửi về Trụ sở chính ở Hà Nội.
- Phí BHTG:
+ Về mức thu phí, tỷ lệ thu phí 0,15% trên tổng số dư tiền gửi được bảo hiểm có thể nói là khá thấp (khi mới thành lập, tỷ lệ thu phí BHTG của FDIC là 1%/năm trên số dư tiền gửi được bảo hiểm, tổ chức BHTG của Indonesia là 2,5%/ năm trên số dư tiền gửi được bảo hiểm, tổ chức BHTG Singapore là 0,3%/năm trên số dư
tiền gửi được bảo hiểm, tổ chức BHTG Đài Loan là 0,3%/ năm trên số dư tiền gửi được bảo hiểm, tổ chức BHTG Brazil là 2%/năm trên số dư tiền gửi được bảo hiểm, v
…v…);
+ Về phương pháp thu phí, DIV đang áp dụng phương pháp thu phí đồng hạng: phương thức thu phí này thuận lợi cho DIV trong giai đoạn đầu mới thành lập và triển khai hoạt động vì khơng địi hỏi nhất thiết phải xem xét đánh giá quá sâu các tổ chức tham gia BHTG. Tuy nhiên, về lâu dài, điều này làm giảm tính cạnh tranh và
động lực thúc đẩy các tổ chức tham gia BHTG tích cực cải tiến hiệu quả hoạt động của
tổ chức. Cần nghiên cứu tiến hành thu phí dựa theo mức độ rủi ro để tạo ra sự bình đẳng và động lực cạnh tranh giữa các tổ chức tham gia BHTG.
- Giám sát từ xa: tổng kết tại thời điểm 31/12/2009: quá trình hoạt động
nghiệp vụ giám sát từ xa đối với tổ chức nhận tiền gửi của DIV vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập như sau: nguồn thơng tin đầu vào chậm và chưa chính xác, phương pháp giám sát chưa đi vào chiều sâu vấn đề và phần mềm xử lý thơng tin giám sát cịn chưa đạt
yêu cầu.
+ Nguồn thông tin đầu vào:
Đối với báo cáo cân đối tài khoản kế tốn hàng tháng thì có tới 100%
Số lượng các ngân hàng gửi báo cáo sai đã hạn chế ở tỷ lệ thấp nhưng vẫn còn như: ngân hàng Phương Đông, Nam Á, Đệ Nhất, Xuất Nhập
Khẩu, v...v... Sau khi DIV liên hệ mới giải trình và gửi lại số liệu đúng. Đối với các báo cáo thống kê tỉ lệ: số liệu thông tin báo cáo thống kê