Những hạn chế và tồn tại trong hoạt động của DIV

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển hoạt động của bảo hiểm tiền gửi việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 59 - 70)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ BẢO HIỂM TIỀN GỬI

2.3.2 Những hạn chế và tồn tại trong hoạt động của DIV

Bên cạnh những mặt tích cực cũng như những kết quả đã đạt được thì hoạt động của DIV cịn những khó khăn và bất cập gây ảnh hưởng đến việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của DIV cụ thể như sau:

Năng lực tài chính yếu: qua 10 năm hoạt động nguồn vốn tích lũy của

DIV tăng lên gần 5.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, nguồn vốn này vẫn còn rất thấp. Điều này hạn chế rất lớn đến khả năng hoạt động (cụ thể là khả năng hỗ trợ và chi trả) của DIV

và gây khó khăn trong việc tạo dựng hình ảnh DIV.

Cơ sở pháp lý cho hoạt động BHTG của DIV còn thấp, chỉ ở cấp Nghị định, chưa có luật BHTG. Sự ban hành Nghị định số 109 được xem như một sự tiến bộ

trong hoạt động của DIV, các nội dung chỉnh sửa trong Nghị định 109 nâng cao hơn nữa các hoạt động nghiệp vụ của DIV. Tuy nhiên, điều này vẫn không đủ để tăng

cường hiệu quả hoạt động của DIV. Ban hành “Luật BHTG” thời gian tới là một việc

cấp bách phải làm.

Cách thức quản lý của CP đối với DIV hiện tại thiếu sự linh hoạt. Căn cứ theo Nghị định 89/1999/NĐ-CP ngày 01/9/1999 của Thủ tướng CP thì DIV chịu sự

quản lý của CP, Bộ Tài Chính và NHNN (thực tế NHNN gần như là cơ quan quản lý trực tiếp của DIV. Tất cả các hoạt động của DIV đều được Thủ tướng ký duyệt trên cơ sở những đề nghị của NHNN). Điều này giúp DIV rất nhiều trong giai đoạn mới thành lập. Các hoạt động của DIV đều được CP, Bộ tài chính và NHNN quan tâm và nâng đỡ. Chẳng hạn như uy tín chi trả theo cam kết về BHTG của DIV là tuyệt đối bởi nó là

cơ quan CP, tính cưỡng chế tuân thủ quy định về BHTG đối với các tổ chức tham gia BHTG, v…v… Tuy nhiên, sau 10 năm hoạt động , việc này trở nên không phù hợp.

Nếu tất cả các hoạt động của tổ chức BHTG đều phụ thuộc vào việc xin ý kiến NHNN, thì DIV sẽ hạn chế sự chủ động linh hoạt sáng tạo trong việc thực thi chính sách

BHTG.

Mơ hình hoạt động của DIV chưa thực sự là mơ hình tiên tiến nhất để đảm bảo thực hiện tốt nhất các mục tiêu của một tổ chức BHTG cũng như mục tiêu của

chính sách công của một quốc gia.

Cơ cấu bộ máy tổ chức của DIV có hạn chế là cịn có cán bộ trong bộ máy lãnh đạo kiêm nhiệm chức vụ trong cơ quan chức năng khác.

Các hạn chế trong các mảng hoạt động nghiệp vụ:

- Công tác cấp giấy chứng nhận BHTG của DIV tốn quá nhiều thời gian vì tất cả các hồ sơ xin cấp chứng nhận BHTG phải được gửi về Trụ sở chính ở Hà Nội.

- Phí BHTG:

+ Về mức thu phí, tỷ lệ thu phí 0,15% trên tổng số dư tiền gửi được bảo hiểm có thể nói là khá thấp (khi mới thành lập, tỷ lệ thu phí BHTG của FDIC là 1%/năm trên số dư tiền gửi được bảo hiểm, tổ chức BHTG của Indonesia là 2,5%/ năm trên số dư tiền gửi được bảo hiểm, tổ chức BHTG Singapore là 0,3%/năm trên số dư

tiền gửi được bảo hiểm, tổ chức BHTG Đài Loan là 0,3%/ năm trên số dư tiền gửi được bảo hiểm, tổ chức BHTG Brazil là 2%/năm trên số dư tiền gửi được bảo hiểm, v

…v…);

+ Về phương pháp thu phí, DIV đang áp dụng phương pháp thu phí đồng hạng: phương thức thu phí này thuận lợi cho DIV trong giai đoạn đầu mới thành lập và triển khai hoạt động vì khơng địi hỏi nhất thiết phải xem xét đánh giá quá sâu các tổ chức tham gia BHTG. Tuy nhiên, về lâu dài, điều này làm giảm tính cạnh tranh và

động lực thúc đẩy các tổ chức tham gia BHTG tích cực cải tiến hiệu quả hoạt động của

tổ chức. Cần nghiên cứu tiến hành thu phí dựa theo mức độ rủi ro để tạo ra sự bình đẳng và động lực cạnh tranh giữa các tổ chức tham gia BHTG.

- Giám sát từ xa: tổng kết tại thời điểm 31/12/2009: quá trình hoạt động

nghiệp vụ giám sát từ xa đối với tổ chức nhận tiền gửi của DIV vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập như sau: nguồn thơng tin đầu vào chậm và chưa chính xác, phương pháp giám sát chưa đi vào chiều sâu vấn đề và phần mềm xử lý thơng tin giám sát cịn chưa đạt

yêu cầu.

+ Nguồn thông tin đầu vào:

Đối với báo cáo cân đối tài khoản kế tốn hàng tháng thì có tới 100%

Số lượng các ngân hàng gửi báo cáo sai đã hạn chế ở tỷ lệ thấp nhưng vẫn còn như: ngân hàng Phương Đông, Nam Á, Đệ Nhất, Xuất Nhập

Khẩu, v...v... Sau khi DIV liên hệ mới giải trình và gửi lại số liệu đúng. Đối với các báo cáo thống kê tỉ lệ: số liệu thông tin báo cáo thống kê không đầy đủ về số lượng các chỉ tiêu còn và còn sai về số liệu, ảnh

hưởng tới việc tính tốn các chỉ tiêu giám sát, gây sai số lớn hoặc không tính được chỉ tiêu. Tỷ lệ các báo cáo thống kê thực hiện gửi về DIV như sau: nhóm chỉ tiêu về hoạt động tín dụng đạt 97%, nhóm chỉ tiêu về huy

động vốn đạt 94%, nhóm chỉ tiêu về hoạt động ngoại hối đạt 94%, nhóm

chỉ tiêu về giám sát đảm bảo an toàn trong hoạt động đạt 97%. Ví dụ như chỉ tiêu tỉ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn thì với hầu hết số liệu thống kê của các ngân hàng, tỷ lệ rất lớn (dương hoặc âm).Ví dụ: tỉ lệ này của ngân hàng Ngoại Thương VN là 1.972%, Đệ Nhất là (-201%), Sài Gòn – Hà Nội là 149%, Standard Chartered Hà Nội là (-2.091%), Standard Chartered Hồ Chí Minh là (-69.345%)… Tình trạng này đã ảnh hưởng trực tiếp tới công tác đánh giá rủi ro, cảnh báo sớm bởi vì khó có thể phân biệt được tỉ lệ này là sai hay tình hình thanh khoản của các ngân hàng có vấn đề. Bên cạnh đó một số chỉ tiêu thống kê khơng thể tính được để đưa vào báo cáo vì sai số quá nhiều như chỉ tiêu: L0101103 (Lợi

nhuận không chia), L0101104 (Giá trị tăng thêm của tài sản cố định được

định giá lại), L0101105 (Giá trị tăng thêm của Chứng khoán đầu tư),

L0101106 (Trái phiếu chuyển đổi do chính TCTD phát hành), L0101107 (Cổ phiếu ưu đãi do chính TCTD phát hành), L0101108 (Các công cụ nợ khác), L0101109 (Lợi thế thương mại). Đối với các báo cáo tài chính

khác: khối ngân hàng nước ngoài nộp khá đầy đủ và đúng thời hạn quy định, còn hầu hết các ngân hàng cổ phần trong nước đều nộp chậm và

thiếu, một số ngân hàng còn chưa thực hiện nộp, cán bộ giám sát phải

đôn đốc nhiều lần.

+ Phương pháp giám sát: mặc dù bước đầu đã áp dụng các tiêu chí đánh giá theo mơ hình CAMELS song kết quả cịn hạn chế. Chất lượng phân tích, đánh giá còn chưa chuyên sâu. Khả năng đánh giá tổng quát diễn biến thị trường tiền tệ, cảnh báo sớm và ngăn ngừa rủi ro cịn yếu. Cơng tác giám sát từ xa chưa đáp ứng được nhu cầu kịp thời nắm bắt thông tin và những vấn đề nổi cộm trong hoạt động của tổ chức tham gia

BHTG, do đó chưa phát huy được tác dụng cảnh báo sớm và phòng ngừa rủi ro đối với các tổ chức này. Ví dụ, khơng đánh giá được các vấn đề như: năng lực quản lý và điều hành, việc xử lý và thu hồi những khoản nợ có vấn đề, tính hợp lý của các chính sách cho vay và các quy trình thủ tục tín dụng.   

+ Phần mềm giám sát: hệ thống phần mềm cho công tác giám sát không chuẩn xác trong việc nhận định và kiểm tra tính đúng sai của các báo cáo. Hệ thống mạng nội bộ còn chậm gây ảnh hưởng tới việc truy cập để sử dụng các phần mềm quản lý.

- Kiểm tra tại chổ: đánh giá về cơng tác kiểm tra của DIV có thể đưa ra kết luận rằng: công tác kiểm tra vẫn chưa hoàn thiện. Hiện nay đối với khối ngân hàng DIV chỉ tiến hành kiểm tra việc tính – nộp phí BHTG và việc chấp hành các quy định về gửi thông tin báo cáo mà không tiến hành kiểm tra về việc chấp hành an toàn trong hoạt động ngân hàng. Đây là một hạn chế rất lớn trong mảng nghiệp vụ kiểm tra của

DIV, hay nói một cách khác, DIV còn hạn chế rất lớn về khả năng kiểm sốt, đề phịng, ngăn chận “rủi ro” và đây chính là một trong những điểm yếu gây ra nguy cơ lớn cho DIV.

- Hỗ trợ tài chính: DIV hiện nay chỉ thực hiện hoạt động hỗ trợ tài chính cho các tổ chức tham gia BHTG và chỉ hỗ trợ cho các QTDND mà không hỗ trợ tài chính cho các ngân hàng (vì khơng đủ năng lực tài chính). Bên cạnh đó, các hoạt động hỗ trợ khác như: hỗ trợ ổn định, hỗ trợ kỹ năng hoạt động trên lĩnh vực tài chính, ngân

9 Đối với hoạt động hỗ trợ tài chính: có 02 mặt yếu kém cần xem xét:

* Nguồn vốn: nguồn vốn dành cho hoạt động hỗ trợ tài chính của DIV hiện nay còn thấp. Cần tăng cường nguồn vốn cho hoạt động này.

* Đối tượng cần hỗ trợ và tính cấp bách trong hoạt động hỗ trợ tài chính

các tổ chức tham gia BHTG: các quy định của CP về đối tượng được hỗ trợ tài chính và quy chế hỗ trợ tài chính được ban hành bởi Hội đồng quản trị DIV rất khắt khe nên rất nhiều tổ chức tham gia BHTG có nhu cầu xin hỗ trợ nhưng không thể đáp ứng được các

điều kiện quy định. Bên cạnh đó, việc tiến hành xét điều kiện thỏa mãn quy định của CP

và DIV về đối tượng cho vay hỗ trợ đòi hỏi quá nhiều thời gian. Điều này làm mất tính kịp thời trong hoạt động hỗ trợ tài chính đối với các tổ chức tham gia BHTG. Nguyên nhân kéo dài thời gian là do DIV hiện chưa có phịng hỗ trợ tài chính ở các Chi nhánh khu vực mà chỉ ở trụ sở chính. Sau khi có đề nghị hỗ trợ các chi nhánh phải báo cáo về trụ sở chính và sau đó tiến hành chỉ định cán bộ thực hiện nghiệp vụ xét duyệt hỗ trợ tài chính cho đối tượng đề nghị hỗ trợ. Cán bộ thực hiện nghiệp vụ này là kiêm nhiệm: chỉ

định cán bộ của phòng nghiệp vụ kiểm tra thực hiện.

Nếu so sánh với các quy định về hỗ trợ tài chính của DIV và phần lớn các tổ chức BHTG trên thế giới thì quy định về hỗ trợ tài chính tổ chức BHTG thế giới thơng thống hơn. Đa phần các tổ chức BHTG trên thế giới chỉ giới hạn trong 04 nội dung: (1) đệ trình kết quả kiểm tốn các báo cáo tài chính về hoạt động của mình (khơng u cầu phải được xếp loại A); (2) phải có ý kiến đồng thuận của Uỷ ban giám sát ngân

hàng về mục tiêu hỗ trợ; (3) Chứng minh được khoản yêu cầu hỗ trợ không lớn hơn tổng số tiền gửi được bảo hiểm tại ngân hàng; và (4) sử dụng các khoản tiền của ngân hàng để xử lý những tổn thất. Đối với DIV, việc thực hiện hỗ trợ tài chính cho QTDND chỉ xảy ra khi QTDND đủ tất cả các điều kiện trong Điều 5 của Quyết định 199/QĐ-

BHTG11 ban hành ngày 20 tháng 7 năm 2005, trong đó có một số điều hiện được xem là khắt khe:

Là Quỹ tín dụng được NHNN xếp loại A, thực sự có nguy cơ gặp khó khăn tạm thời về khả năng chi trả vì lý do khách quan nhưng chưa đến

mức trong tình trạng kiểm sốt đặc biệt;

Có tình hình hoạt động kinh doanh năm hiện hành đến thời điểm đề nghị vay vốn khơng có các biểu hiện sút giảm theo chiều hướng xấu, trích lập

đầy đủ dự phòng để xử lý rủi ro theo quy định;

Vốn điều lệ thực có lớn hơn hoặc bằng mức vốn tối thiểu theo quy định của pháp luật, hàng năm trích lập đầy đủ quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ; Việc hoạt động của quỹ tín dụng có vai trị quan trọng với sự đảm bảo an tồn hệ thống, sự ổn định chính trị, kinh tế và xã hội;

9 Đối với công tác hỗ trợ ổn định, hỗ trợ kỹ năng năng hoạt động trên lĩnh vực

tài chính, ngân hàng đối với tổ chức tham gia BHTG: để có thể tiến hành được 02

mảng nghiệp vụ này thì 02 vấn đề phải được giải quyết đó là: một, phải được NHNN

trao quyền thực hiện “hỗ trợ ổn định và hỗ trợ kỹ năng” và hai, DIV phải được tăng

cường nguồn nhân lực tri thức cao.

- Hoạt động chi trả và thanh lý các tổ chức tham gia BHTG bị đổ vỡ: DIV chỉ thực hiện một hình thức chi trả tiền gửi được bảo hiểm duy nhất: bằng tiền mặt,

phương thức chi trả tiền gửi được bảo hiểm của DIV có thể nhận định là thiếu tính linh hoạt và tiện lợi.

Hạn mức chi trả hiện tại (50 triệu đồng): khơng cịn phù hợp. Năm 2008,

khủng hoảng tài chính diễn ra khiến niềm tin của người gửi tiền vào các ngân hàng bị xói mịn. Lập tức, các cơng ty BHTG trên thế giới đã thực hiện nhiều biện pháp khác

nhau nhằm nâng cao niềm tin đối với người gửi tiền trong đó có biện pháp nâng hạn mức chi trả bảo hiểm, ví dụ : tại Mỹ, cơ quan BHTG liên bang (FDIC) đã nâng hạn mức chi trả BHTG từ 100.000 USD lên 250.000USD; tại các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu, hạn mức bảo hiểm tối thiểu được nâng lên 50.000 EUR; tại Anh, hạn mức

bộ tiền gửi của người dân tại các ngân hàng; tại Đài Loan, hạn mức chi trả BHTG

được tăng gấp 2 lần, lên 3 triệu đôla Đài Loan, v ... v... Tại VN, vấn đề nâng cao hạn

mức chi trả BHTG chưa được chú ý. Năm 2005, hạn mức chi trả BHTG là 50 triệu đồng thì GDP bình qn đầu người năm đó là khoảng 600 USD. Nhưng ở thời điểm

hiện nay, mức thu nhập bình quân đầu người đã tăng lên đáng kể. Theo số liệu của

Tổng cục Thống kê, năm 2009, GDP bình quân đầu người khoảng 1200 USD. Nếu cứ theo thông lệ thì rõ ràng, thu nhập bình quân đầu người tăng thì hạn mức chi trả tiền gửi cũng phải tăng mới có thể khuyến khích người gửi tiền. Đó là chưa kể, tình hình lạm phát đang có xu hướng gia tăng. Được biết DIV đã đưa ra đề xuất nâng hạn mức chi trả bảo hiểm tiền gửi lên gấp 4 lần so với mức hiện nay nhưng đến bây giờ mức bảo hiểm tiền gửi vẫn chỉ dừng ở con số 50 triệu đồng. Cần xem xét việc nâng hạn mức chi trả tiền bảo hiểm nhằm tạo nên sự an tâm và thu hút đối với người gửi tiền.

- Đối với công tác thanh lý các tổ chức tham gia bảo hiểm bị phá sản, giải

thể: còn rất chậm, sau gần 10 năm thực hiện chi trả và thanh lý DIV mới thu hồi được 32,40% số tiền đã chi trả bảo hiểm. Hoạt động thanh lý của các hội đồng thanh lý kém hiệu quả do khống chế mức chi cho hoạt động thanh lý (theo Thông tư 105/2004/TT-

BTC ngày 09 tháng 11 năm 2004, khoản chi cho hoạt động thu hồi khoản nợ khó địi của QTDND tối đa là 10 triệu đồng) nên khó khuyến khích cán bộ thanh lý thực hiện thu hồi nợ trong thanh lý. Cơ quan chức năng cũng như DIV chưa có cơ chế đãi ngộ khuyến khích cho cán bộ thanh lý trong thu hồi nợ cũng như đối với người vay khi có thiện chí trả nợ. Cơ chế phát mãi tài sản thế chấp tại các tổ chức tín dụng bị giải thể chưa được thơng thống nên cũng gây khơng ít khó khăn trong thu hồi nợ. Điều này

nguyên nhân là do việc hoạt động tín dụng cho vay của các QTDND khơng đúng quy trình, khơng có tài sản đảm bảo, khơng có khả năng trả nợ, phương án sản suất kinh

doanh và trả nợ không hiệu quả nhưng đơn vị vẫn cho vay, dẫn tới mất vốn mất khả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển hoạt động của bảo hiểm tiền gửi việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 59 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)