Giải pháp đối với Quốc hội, Chính Phủ nhằm phát triển hoạt động DIV

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển hoạt động của bảo hiểm tiền gửi việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 74 - 78)

CHƯƠNG III : GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CỦA DIV

3.2 Giải pháp đối với Quốc hội, Chính Phủ nhằm phát triển hoạt động DIV

HOẠT ĐỘNG CỦA DIV

3.2.1 Bổ sung nguồn vốn hoạt động cho DIV.

Theo thông lệ quốc tế để đảm bảo an toàn của hệ thống các TCTD nguồn vốn hoạt động của tổ chức BHTG trong tình hình kinh tế ổn định tối thiểu là 1,25% tổng số dư tiền gửi được bảo hiểm và trong tình hình kinh tế đất nước có tiềm ẩn rủi ro thì dao

động 2% - 5%% tổng số dư tiền gửi được bảo hiểm. VN thuộc nhóm các quốc gia đang

phát triển nên rủi ro trong lĩnh vực tài chính ngân hàng là khá cao và nếu tham chiếu các quốc gia có trình độ phát triển kinh tế cùng nhóm với VN thì vốn điều lệ của DIV cần được duy trì ở mức 2% - 5% trên tổng số dư tiền gửi được bảo hiểm. Nhưng thực tế tính tốn số liệu thì hiện tại cho thấy vốn điều lệ của DIV chỉ có khoảng 0,6% - 0,9% tổng số dư tiền gửi được bảo hiểm. CP nên xem xét đến việc phê duyệt cấp thêm vốn hoạt động cho DIV nhằm nâng cao niềm tin của dân chúng cũng như tăng cường độ an toàn trong hoạt động của ngành tài chính ngân hàng. Như thế DIV cần được cấp thêm ít nhất 30.000 tỷ đồng.

Việc bổ sung nguồn vốn hoạt động của DIV cũng có thể thực hiện thơng qua

việc cho phép DIV thực hiện quyền đầu tư tài chính đối với các ngành có mức độ rủi ro tài chính thấp (ngồi việc mua trái phiếu CP) như mua trái phiếu hay đầu tư góp vốn vào các ngành giáo dục, y tế,… v…v…

3.2.2 Nhanh chóng ban hành “Luật về BHTG”.

Trong khi hầu hết các lĩnh vực: tài chính, ngân hàng, kinh doanh bảo hiểm, chứng khoán, kiểm toán …v…v… đều có luật hoặc pháp lệnh để điều chỉnh thì cơ sở pháp lý cho hoạt động của DIV là chỉ là Nghị định của CP, điều này thể hiện nền tảng pháp lý của DIV chưa xứng tầm với nhiệm vụ trong giai đoạn đầy thử thách của “Hậu khủng hoảng”.

Hiện DIV chưa được phân cấp quyền hạn xử lý đối với các vi phạm của các tổ chức tham gia BHTG mà chỉ có thể “kiến nghị” với NHNN xem xét xử lý các vi phạm của các tổ chức tham gia BHTG.

Vì thế, đề nghị NHNN và các ban ngành có liên quan tích cực tham gia đóng

góp ý kiến và sớm trình Quốc Hội xem xét ban hành Luật BHTG sát hợp với tình hình và yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới, tạo điều kiện cho hệ thống tài chính – ngân hang nói chung, cho DIV nói riêng có thêm “nội lực” để có thể phát triển một cách

vững chắc.

3.2.3 Xem xét việc xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa DIV với các thành viên Mạng an tồn tài chính quốc gia. viên Mạng an tồn tài chính quốc gia. viên Mạng an tồn tài chính quốc gia.

Đề nghị CP chính thức yêu cầu các Bộ, ngành, cơ quan chức năng có liên quan

soạn thảo và trình Quốc hội xem xét phê duyệt ban hành “Cơ chế phối hợp giữa các thành viên trong Mạng an tồn tài chính quốc gia” trong đó xác định rõ: mục tiêu hoạt

động, cơ cấu thành viên, chức năng nhiệm vụ, nội dung hoạt động của các thành viên

nhằm đảm bảo việc thực thi chức năng nhiệm vụ của các thành viên được minh bạch,

không xảy ra trùng lắp, chồng chéo dẫn đến lãng phí thời gian cơng sức hoặc gây nên mâu thuẫn không cần thiết.

3.2.4 Tạo điều kiện cho DIV phát triển thuận lợi theo mơ hình giảm thiểu rủi ro.

Việc lựa chọn xây dựng tổ chức BHTG theo mơ hình giảm thiểu rủi ro là vì mong muốn đóng góp tích cực và chủ động hơn vào sự phát triển bền vững của thị

trường tài chính, góp phần giảm thiểu rủi ro quốc gia, rủi ro ngành và rủi ro của các doanh nghiệp. Sau 10 năm hoạt động, DIV có đủ nguồn lực và quyết tâm phát triển

theo mơ hình này. Việc lựa chọn mơ hình giảm thiểu rủi ro càng có ý nghĩa trong bối cảnh nước ta ngày càng hội nhập sâu vào nền kinh tế toàn cầu, thị trường tài chính

Đi đơi với việc chọn mơ hình mới nói trên, các Ngành có liên quan cần sớm

trình CP Xem xét phê duyệt: Kế hoạch phát triển của DIV giai đoạn 2010 – 2015, tầm nhìn đến 2020 và các đề án nghiên cứu về việc thay đổi chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của DIV.

Để DIV có thể hoạt động được theo mơ hình BHTG tiên tiến nhất đòi hỏi sự

phát triển đồng bộ của các bộ phận ban ngành khác, đặc biệt là sự xác định rõ ràng

quyền hạn cũng như nhiệm vụ của các cơ quan giám sát an tồn tài chính quốc gia, sự hồn thiện cơ quan đánh giá mức độ rủi ro của các tổ chức ngân hàng và phi ngân hàng hoạt động trong lĩnh vực tài chính, …v…v…

3.2.5 Chỉnh sửa cơ cấu bộ máy tổ chức DIV

Một tổ chức hoạt động hiệu quả hay không chủ yếu nhờ vào sự tinh gọn của

bộ máy và cơ chế vận hành dựa trên nguyên tắc chặt chẽ, công khai-minh bạch, chống xung đột lợi ích và được chịu sự kiểm sốt có tính hệ thống, trong đó yếu tố con người mang tính quyết định, nhất là bộ phận lãnh đạo cấp cao bởi chính họ đóng

vai trị quan trọng trong việc hoạch định chính sách, phương hướng và phương cách hoạt động của tổ chức đó.

Hội đồng quản trị của DIV hiện có 05 thành viên trong đó 02 thành viên là

kiêm nhiệm (một là Phó Thống đốc NHNN và một là Thứ trưởng Bộ Tài chính). Việc kiêm nhiệm này ban đầu tạo nền móng thuận lợi cho sự phát triển của DIV vì được sự phối hợp giúp đỡ rất kịp thời từ 02 cơ quan chức năng trên.

Tuy nhiên, về dài lâu đối với sự phát triển của DIV lại là một điểm yếu. Khi

DIV phát triển theo đúng phương hướng chiến lược đề ra thì DIV lại đụng chạm đến

các lĩnh vực quản lý của cơ quan chức năng này từ đó là mâu thuẫn nảy sinh. Và vì

thành viên của Hội đồng quản trị DIV là kiêm nhiệm nên sự nhất trí trong việc khẳng định quyền lợi và nghĩa vụ cũng như lĩnh vực hoạt động của DIV và những cơ quan

Từ những “gút mắc” trên, CP nên có sự thay đổi cơ cấu trong Hội đồng quản trị. Không nên để sự kiêm nhiệm chức vụ đối với ban lãnh đạo của DIV mà phải chuyển hoàn toàn sang chế độ chuyên trách.

3.2.6 Thiết kế lại cơ quan quản lý Nhà nước về BHTG

Một trong những “Nguyên tắc cốt lõi phát triển hệ thống BHTG hiệu quả” của

Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng và IADI là “Tổ chức BHTG cần hoạt động độc

lập, minh bạch và có trách nhiệm giải trình và độc lập với những ảnh hưởng khơng

mong muốn về chính trị và các ngành khác”. Hiện nay, trên thế giới có hơn 120 quốc gia có hệ thống BHTG, trong số này thì hầu hết các tổ chức BHTG đều là một tổ chức

độc lập và không trực thuộc NHTW.

DIV muốn đạt được mục tiêu là hoạt động có hiệu quả của BHTG thì khơng thể

đi trái với thơng lệ quốc tế, trái với những bản chất và mơ hình ưu việt mà các tổ chức

BHTG thế giới trước đó đã áp dụng có hiệu quả.

Với góc nhìn từ việc xem xét Luật NHNN và văn bản pháp luật quy định về BHTG, căn cứ theo chức năng và nhiệm vụ cơ bản của NHNN và DIV ta sẽ thấy thể hiện ra sự mâu thuẫn. Theo quy định tại Điều 1 Luật NHNN Việt Nam, “…Ngân hàng Nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng; là ngân hàng phát hành tiền, ngân hàng của các tổ chức tín dụng và ngân hàng làm dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ; Hoạt động của NHNN nhằm ổn định giá trị đồng tiền, góp

phần bảo đảm an tồn hoạt động ngân hàng và hệ thống các tổ chức tín dụng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa….”. Trong khi đó, hoạt động của tổ chức BHTG, về bản chất vẫn dựa theo nguyên lý của hoạt động bảo hiểm. Đó là bù đắp rủi ro theo cơ chế lấy số đơng bù cho số ít chứ khơng thuộc một trong các

chức năng quản lý của NHNN. Ngồi ra, BHTG cịn có chức năng giám sát rủi ro, góp phần ổn định hệ thống tài chính. Do vậy, quy định chức năng của NHNN như là một cơ quan quản lý của BHTG – một chức năng về bản chất là thuộc về Chính Phủ là khơng

cho thấy, người ta đang dần dần tách các cơ quan giám sát khỏi cơ quan quản lý Nhà nước để đảm bảo có một cơ quan giám sát chuyên sâu về lĩnh vực này.

Vì thế, nên chăng NHNN chỉ thực hiện quản lý Nhà nước về những vấn đề liên quan đến các chỉ tiêu, tiêu chí giám sát tài chính ngân hàng để tạo sự thống nhất và phối hợp trong việc giám sát ngân hàng. Còn những vấn đề khác thì để DIV tự hoạch định và soạn thảo, trình CP phê duyệt dưới sự tư vấn của chuyên viên, lãnh đạo các ban

ngành có liên quan đến lĩnh vực kiến nghị nhằm đảm đảo mục tiêu chính sách cơng đã

đề ra.

CP cần xem xét vấn đề này và ra quyết định nhanh chóng nhằm nâng cao tính

“năng động” và hiệu quả trong hoạt động của DIV.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển hoạt động của bảo hiểm tiền gửi việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 74 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)