CHƯƠNG III : GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CỦA DIV
3.5.3 Tăng cường hiệu quả các hoạt động nghiệp vụ của DIV
3.5.3.5 Chi trả tiền bảo hiểm và tiếp nhận, xử lý các tổ chức tham gia BHTG
phá sản, giải thể
Chi trả bảo hiểm: cùng với sự phát triển của dịch vụ ngân hàng ở VN, DIV cần có kế hoạch cải tiến cơng tác này theo hướng kết hợp giữa chi trả trực tiếp bằng tiền mặt hay thực hiện chuyển khoản qua ngân hàng.
Việc chi trả cũng có thể được thực hiện bằng cách DIV kếp hợp với một tổ chức huy động tiền gửi có uy tín và hoạt động tốt trong vùng dàn xếp và thỏa thuận để
người được chi trả tiền bảo hiểm nhận từ tổ chức huy động tiền gửi đó một sổ tiết
kiệm đúng với số tiền mình được chi trả tối đa theo quy định của BHTG. Hình thức
chi trả này đa phần đã được thực hiện ở những nước mà hệ thống ngân hàng hoạt động tốt. Đây là một hình thức chi trả đảm bảo tiện lợi và an tồn tiền gửi khơng chỉ cho cả người gửi tiền mà còn cho cả BHTG lẫn hệ thống ngân hàng.
Mặt khác, vấn đề khấu trừ tiền bảo hiểm đối với người gửi tiền cũng cần được
xem xét và thực hiện theo hướng cải tiến, tăng tính bình đẳng giữa trách nhiệm và quyền lợi của các bên có liên quan. Việc chi trả tiền bảo hiểm của DIV cần được thực hiện cho những đối tượng được BHTG có những khoản nợ chưa đến hạn. Việc khấu
trừ chỉ nên thực hiện với các đối tượng bị các khoản nợ quá hạn.
Tăng hạn mức chi trả tiền bảo hiểm: Từ năm 2005 cho đến nay hạn mức chi trả không được cải biên theo mức tăng của thu nhập quốc nội bình quân đầu người. Hạn mức chi trả hiện nay đang trở nên bất cập, thấp so với sự tăng lên về quy mô tiền gửi, hơn nữa, nền kinh tế thế giới nói chung và nước ta nói riêng đang lạm phát ở mức cao,
thực sự khuyến khích người gửi tiền. Vì vậy, cần nâng hạn mức chi trả tiền gửi được
bảo hiểm tối đa cho người gửi tiền tại một tổ chức tham gia BHTG. Việc xác định hạn mức chi trả tiền bảo hiểm gửi mới đã được đề cập trong phần 3.4.2 - Tăng cường địa vị pháp lý của DIV – xây dựng và hoàn thiện “Luật về BHTG”.
Tiếp nhận, xử lý các tổ chức tham gia BHTG phá sản, giải thể: trong mục 3.3.2
- Thực hiện sự thay đổi trong “Luật phá sản” chuyên dành cho các TCTD, như đã đề
cập ở trên thì việc tiếp nhận, xử lý các tổ chức tham gia BHTG phá sản, giải thể nên
được giao cho DIV thực hiện. Trong khi chờ đợi kiến nghị này được xem xét và chấp
nhận, DIV nên cho xây dựng một kế hoạch cho công tác tiếp nhận, xử lý các tổ chức tham gia BHTG. Trong bản kế hoạch công tác tiếp nhận, xử lý các tổ chức tham gia BHTG, DIV phải khắc phục được những hạn chế hiện nay trong công tác xử lý các tổ chức tham gia BHTG phá sản, giải thể.