Giải pháp đối với NHNN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển hoạt động của bảo hiểm tiền gửi việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 78 - 80)

CHƯƠNG III : GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CỦA DIV

3.3 Giải pháp đối với NHNN

3.3.1 Tích cực phối hợp với DIV và các ban ngành có liên quan xây dựng và hồn hiện “Luật BHTG” hoàn hiện “Luật BHTG”

Dự án “Luật về BHTG” ra đời từ tháng 7 năm 2007 tuy nhiên đến nay vẫn chưa hoàn thành. Điều này chủ yếu là do chưa có sự thống nhất ý kiến giữa NHNN, DIV và các ban ngành có liên quan. “Luật về BHTG” mà DIV tham vấn và đệ trình ra để NHNN tham khảo đụng chạm đến nhiều lĩnh vực hoạt động mà NHNN quản lý do đó

NHNN chưa đồng ý thống nhất. Với vai trị cơ quan chủ trì soạn thảo “Luật về

BHTG”, NHNN cần phải tích cực hơn nữa trong việc hợp tác nghiên cứu, trao đổi và cùng với DIV tổ chức các cuộc hội thảo, tham khảo ý kiến từ các tổ chức quốc tế trong việc xây dựng “Luật BHTG” nhằm tránh những xung đột, mâu thuẫn và trùng lắp giữa “Luật về BHTG”, “Luật ngân hàng Nhà nước VN”, “Luật các tổ chức tín dụng”, “Luật thanh tra, giám sát”, “Luật phá sản”.

3.3.2 Thực hiện sự thay đổi trong “Luật phá sản” chuyên dành cho các TCTD

o Nâng mức chi cho việc thu hồi các khoản nợ khó địi: có thể xem xét chế

độ chi cho thu hồi nợ là duy trì chi tỷ lệ 10% trên khoản nợ thu khó địi, bỏ đi giới hạn

tối đa là không quá 10 triệu đồng đồng thời chỉnh sửa cơ cấu chi khoản tiền đó, tùy

mức độ đóng góp của thành viên hội đồng thanh lý trong việc thu hồi nợ mà được khen thưởng;

o Quy định chặt chẽ quy trình cho vay tại các QTDND để việc phát mãi tài sản được thơng thống dễ dàng; ba, xử lý nghiêm minh cán bộ Quỹ sai phạm và cán bộ

đảng viên và Ủy ban nhân dân xã có nợ vay: các trường hợp sai phạm dẫn đến thất

thoát vốn của Quỹ đều phải chịu trách nhiệm đền bù và thậm chí có thể bị phạt tù. Tất cả những sửa đổi trên đều nhằm mục đích nâng cao tính hiệu quả trong cơng tác thanh lý QTDND bị phá sản, giải thể.

Ngày 18 tháng 1 năm 2010 Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Nghị định quy

định việc áp dụng Luật Phá sản đối với các tổ chức tín dụng được thành lập và hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, Nghị định này vẫn chưa thể hiện rõ

thời điểm, nội dung can thiệp, trách nhiệm của từng cơ quan (Cơ quan điều phối giám sát, NHNN, Bộ Tài chính, BHTG), cần quy định rõ để tạo chủ động và chịu trách

nhiệm của các cơ quan đảm bảo nguyên tắc kịp thời, tránh đổ vỡ dây truyền và chi phí tối thiểu.

Về lâu dài, một kiến nghị và giải pháp khác cần xem xét, theo cơ sở lý luận trình bày trong chương I, DIV nếu đã khẳng định phát triển theo mơ hình giảm thiểu rủi ro

thì chức năng nhiệm vụ tiếp nhận, thanh lý các tổ chức tín dụng phá sản, giải thể nên

để DIV thực hiện.

3.3.3 Hợp tác, chia sẻ thông tin với DIV

NHNN nên ban hành văn bản về việc hợp tác, chia sẻ thông tin giữa NHNN và DIV, tạo điều kiện phối hợp giữa DIV và NHNN trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ trách nhiệm, hợp tác với nhau để đảm bảo sự hoạt đông hiệu quả của các tổ chức trong

đặc biệt là những ngân hàng chịu sự kiểm soát đặc biệt từ NHNN cho DIV để DIV kịp

thời nắm bắt những biến động của các tổ chức tài chính ngân hàng nhằm có sự ứng xử kịp thời khi có sự cố ngân hàng xảy ra.

3.3.4 Phối hợp và giúp đỡ DIV trong hoạt động khác

Trước khi “Luật BHTG” được ban hành và có hiệu lực Ngân hàng Nhà nước cần phối hợp và giúp đỡ DIV xử lý các tổ chức tham gia BHTG vi phạm những quy

định về BHTG.

Đối với việc tổ chức đào tạo kiến thức hay tổ chức các hội nghị báo cáo chuyên đề nên thông báo và yêu cầu DIV cử cán bộ tham dự.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển hoạt động của bảo hiểm tiền gửi việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)