8. Xây Dựng Mơ Hình Nghiên Cứu
2.2. THỰC TRẠNG TIẾP THỊ TÀI TRỢ THỂ THAO TẠI VIỆT NAM
2.2.2.1. Đặc điểm bên bán tài trợ
Hiện nay, ở nước ta các bên bán tài trợ tập trung bao gồm: Các tổ chức quản lý thể thao Nhà nước, các Liên đoàn thể thao, các câu lạc bộ thể thao và bản thân các vận động viên thể thao. Trong giai đoạn từ 1999 trở về trước khi chưa có chủ trương xã hội hóa thể thao thì các đối tượng tài trợ thể thao đều thuộc quyền quản lý của Nhà nước. Từ khi chủ trương xã hội hóa thể thao ra đời và bắt đầu được thực hiện từ năm 1999, thể thao ngoài Nhà nước phát triển phong phú, đa dạng và có nhiều đổi mới theo cơ chế thị trường. Tuy nhiên, tổng kết qua nhiều năm triển khai thực hiện công tác xã hội hóa thể thao có thể nhận thấy tốc độ xã hội hóa cịn chậm so với tiềm năng và thiếu đồng bộ. Do gắn liền với q trình biến đổi của đất nước nói chung và ngành thể thao nói riêng cho nên đối tượng tài trợ thể thao mang những đặc điểm chung như sau:
a. Cịn mang nặng tính bao cấp
Hậu quả nặng nề của một thời gian dài tồn tại trong cơ chế của nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung bao cấp đã làm cho các đối tượng tài trợ thể thao vẫn chưa thốt ra được cơ chế và thói quen bao cấp dựa vào Nhà nước. Tính bao cấp của Nhà nước đối với các đối tượng tài trợ thể thao vẫn còn thể hiện ở những điểm sau:
- Các tổ chức quản lý thể thao Nhà nước từ Trung ương đến địa phương bao gồm Ủy ban thể dục thể thao, Ủy ban Olympic Việt Nam, các Sở thể dục thể thao tỉnh thành, các Phòng thể dục thể thao quận huyện hoạt động hoàn toàn dựa vào ngân sách Nhà nước cấp. Do đó, vấn đề tìm nguồn tài trợ cho hoạt động chỉ là nguồn thu phụ hỗ trợ cho hoạt động.
- Các Liên đoàn thể thao quốc gia và các Liên đoàn thể thao địa phương hoạt động hàng năm theo chỉ tiêu được giao của chính quyền các cấp để tổ chức các giải thi đấu theo từng cấp với nguồn ngân sách nhất định. Nếu các Liên đoàn thể thao quốc gia hoặc địa phương tìm được nguồn tài chính từ tài trợ thì sẽ tổ chức thêm những giải thi đấu khác ngoài chỉ tiêu được giao.
- Các hoạt động của các đội thể thao thường dựa vào hai nguồn tài chính chủ yếu. Một là nguồn tài chính hỗ trợ từ ngân sách, hai là từ nguồn tài chính từ hoạt động kinh tế thể thao của các đội như tài trợ, kinh doanh dụng cụ và trang phục thể thao.
- Thu nhập của các vận động viên thể thao phụ thuộc chủ yếu vào tiền lương hàng tháng và tiền thưởng từ thành tích thi đấu qua từng mùa giải. Một số vận động
viên thể thao nổi tiếng cịn có nguồn thu nhập từ tài trợ. Nhưng nguồn này không nhiều, chỉ một số vận động viên tìm được tài trợ.
Một ví dụ điển hình về tính bao cấp của đối tượng tài trợ thể thao là đội bóng chuyền Dệt May Thành Cơng mà tiền thân của nó là đội trường năng khiếu thể dục thể thao TP. HCM khi không được Dệt Thành Công tài trợ nữa do nội bộ đội bóng có vấn đề thì đội bóng đã quay về lại như trước đây là đội bóng chuyền trường năng khiếu thể dục thể thao TP. HCM. Chính sự bao cấp này sẽ tạo ra tiền lệ về thế dựa dẫm để từ đó các đội bóng được tài trợ thi đấu khơng hết sức mình gây thất vọng lớn cho nhà tài trợ.
b. Hầu hết các câu lạc bộ mới ra đời và còn non trẻ
So với các nước trên thế giới thì các câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp ở nước ta có tuổi đời thấp và rất non trẻ cho nên có rất ít kinh nghiệm trong việc quản lý thể thao chuyên nghiệp trong đó có việc tiếp thị tài trợ thể thao.
c. Tính chuyên nghiệp chưa cao
Một mặt do ảnh hưởng cơ chế bao cấp của Nhà nước, mặt khác các tổ chức thể thao chuyên nghiệp ra đời và hoạt động trong khoảng thời gian ngắn cho nên tính chuyên nghiệp trong các tổ chức thể thao chuyên nghiệp chưa cao. Tính chuyên nghiệp chưa cao thể hiện ở công tác tuyển chọn, huấn luyện vận động viên, quản lý thành tích của tổ chức, quản lý hoạt động tài trợ thể thao.
Ví dụ: Vụ VFF thua kiện huấn luyện viên Letard và bị bồi thường gần 3 tỷ đồng chứng tỏ tính làm ăn rất nghiệp dư của VFF.
Ông Lê Bửu - Nguyên Tổng Cục Trưởng Tổng Cục TDTT đã nhận định về sự thiếu chuyên nghiệp của bóng đá Việt Nam qua kỳ Sea Games 24 là: “Chúng ta chưa có một nền tảng nào để đặt chân lên chuyên nghiệp cả, từ con người đến cơ sở vật chất.” [66]
d. Thành tích thể thao chưa cao và cịn thất thường
Xuất phát từ khu vực có thành tích thể thao yếu kém do đặc điểm về thể hình, các cơ sở vật chất kỹ thuật thể thao còn khiêm tốn, các khoa học, y học về thể thao chưa được nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi, sự chuyên nghiệp hóa chưa cao, vừa mới mở cửa hội nhập với thể thao khu vực, Châu lục và thế giới cho nên nhìn chung thành tích thể thao Việt Nam chưa cao. Mặt khác, do một số những nguyên nhân về tâm lý thi đấu không ổn định, nội bộ tổ chức lủng củng, những tiêu cực xâm nhập vào thể thao ngày càng gia tăng làm cho thành tích thể thao Việt Nam cịn hay thất thường, chưa có sự ổn định cao. Điều này là nguyên nhân chủ yếu gây ra việc tài trợ cho thể thao Việt Nam chưa được nhiều và thời hạn các hợp đồng tài trợ rất ngắn.
Một minh chứng điển hình trong trường hợp này là trong kỳ Sea Games 24 vừa qua “Ngoài điền kinh được 8 HCV và phá 4 kỷ lục Sea Games, chúng ta được gì? Bơi TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com
lội có 40 HCV chúng ta chỉ được một, các mơn thể thao người dân u thích như bóng đá, bóng bàn, bóng chuyền, cầu lơng, quần vợt hoàn toàn trắng tay” [66]. Đặc biệt, đối với bóng đá nam mặc dù trước đó chơi rất hay trong các trận ở Asian Cup 2007 và vòng loại Olympic Bắc Kinh 2008 được tài trợ và kỳ vọng rất lớn ở Sea Games 24 nhưng lại thi đấu rất thiếu thuyết phục tại vòng loại và bị thất bại thảm hại trong các vòng sau gây thất vọng lớn cho người hâm mộ lẫn nhà tài trợ.
e. Mang tính cục bộ địa phương
Tính cục bộ địa phương trong thể thao có ưu điểm là sẽ thu hút được sự quan tâm, tài trợ của người dân và nhà tài trợ có nguồn gốc từ một địa phương đối với các đội thể thao của địa phương đó. Song nó cịn có nhược điểm là khơng thể hiện được sự khách quan trong việc quan tâm và tài trợ đối với những đội thể thao đến từ các địa phương khác theo những thành tích thể thao mà các đội đã đạt được. Một ví dụ điển hình trong trường hợp này là ơng Trần Bảy, cựu trưởng đồn bóng đá của Tổng Cục thể dục thể thao đã cay đắng nhìn nhận: Một đội bóng là một địa phương, là một ngành mà đụng đến nó là đụng đến cả một thế lực chứ không phải chỉ 20 con người trên sân [16].
f. Chưa chú trọng đến việc phát triển kinh tế thể thao
Tại các nước phát triển, thể thao là ngành kinh tế mũi nhọn hái ra tiền, trong khi ở Việt Nam, thể thao chỉ hầu như duy trì hoạt động bằng nguồn tài chính từ ngân sách Nhà nước. Nguyên nhân của thực trạng này chủ yếu là do chưa dỡ bỏ triệt để cơ chế bao cấp, các tổ chức thể thao còn chú trọng vào chun mơn là chính, chưa có những giải pháp kinh doanh hiệu quả từ thể thao.