Quản trị rủi ro tác nghiệp theo các chuẩn mực của Basel II

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp quản trị rủi ro tác nghiệp trong hoạt động ngân hàng bán lẻ tại vietcombank , luận văn thạc sĩ (Trang 25 - 27)

1.3. Mơ hình quản trị rủi ro tác nghiệp tại NHTM

1.3.2. Quản trị rủi ro tác nghiệp theo các chuẩn mực của Basel II

Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng cũng đã tổng kết 4 vấn đề chính bao hàm 10 nguyên tắc vàng trong quản trị RRTN và khuyến nghị các ngân hàng cần thực hiện như sau:

- Nguyên tắc 1: Hội đồng quản trị nên được biết rõ các khía cạnh chính của ngân

hàng. RRTN là loại rủi ro cần được quản lý, đánh giá xem xét định kỳ dựa trên khung quản lý RRTN. Khung này cần phải cung cấp một định nghĩa tổng thể cho toàn ngân hàng về RRTN, cũng như các nguyên tắc, cách xác định, đánh giá, giám sát, kiểm soát và giảm thiểu rủi ro.

- Nguyên tắc 2: Hội đồng quản trị phải bảo đảm rằng khung quản trị RRTN của ngân hàng là tùy thuộc vào hiệu quả và toàn diện của kiểm toán nội bộ bởi nhân viên thành thạo, được đào tạo và hoạt động độc lập. Kiểm toán nội bộ không nên trực tiếp chịu trách nhiệm về quản lý RRTN.

- Nguyên tắc 3: Quản lý cấp cao phải có trách nhiệm triển khai thực hiện các khung quản lý RRTN được phê duyệt của Hội đồng quản trị. Khung phải được triển khai thực hiện nhất quán trong toàn bộ hệ thống ngân hàng và tất cả các nhân viên nên hiểu rõ trách nhiệm của mình với việc quản lý RRTN. Lãnh đạo cấp cao cũng nên chịu trách nhiệm về việc phát triển các chính sách, quy trình và thủ tục để quản lý RRTN trong tất cả các sản phẩm, các hoạt động, quy trình và hệ thống ngân hàng.

Vấn đề thứ hai: Quản trị rủi ro: xác định, đánh giá, giám sát, kiểm soát, gồm 4 nguyên tắc:

- Nguyên tắc 4: Các ngân hàng cần xác định và đánh giá RRTN trong tất cả các rủi ro hiện có trong tất cả sản phẩm, hoạt động, quy trình và hệ thống của ngân hàng. Cần phải tuân thủ đầy đủ các thủ tục thẩm định trước khi giới thiệu sản phẩm mới, thực hiện các hoạt động, quy trình và hệ thống.

- Nguyên tắc 5: Các ngân hàng nên thực hiện một quy trình để thường xuyên giám sát mức độ ảnh hưởng và tổn thất do RRTN gây ra. Cần có báo cáo thường xuyên cho lãnh đạo cấp cao và Hội đồng quản trị để hỗ trợ chủ động quản lý RRTN.

- Nguyên tắc 6: Các ngân hàng nên có chính sách, quy trình và thủ tục để kiểm sốt và đưa ra chương trình giảm thiểu rủi ro. Các ngân hàng nên xem xét lại theo định kỳ các ngưỡng rủi ro và chiến lược kiểm soát và nên điều chỉnh hồ sơ RRTN cho phù hợp bằng cách sử dụng các chiến lược thích hợp với rủi ro tổng thể và rủi ro đặc trưng.

- Nguyên tắc 7: Ngân hàng cần phải có kế hoạch duy trì kinh doanh đảm bảo khả

năng hoạt động liên tục, hạn chế tổn thất trong trường hợp rủi ro xảy ra bất ngờ.

Vấn đề thứ ba: Vai trò của cơ quan giám sát, được thực hiện thông qua hai nguyên tắc:

- Nguyên tắc 8: Cơ quan giám sát ngân hàng nên yêu cầu tất cả các ngân hàng phải có một khung quản trị RRTN hiệu quả để xác định, đánh giá, giám sát và kiểm soát/giảm thiểu RRTN như là một phần của phương pháp tiếp cận tổng thể để quản lý rủi ro.

- Nguyên tắc 9: Cơ giám giám sát phải chỉ đạo trực tiếp hoặc gián tiếp thường xuyên, độc lập đánh giá chính sách, thủ tục và thực tiễn liên quan đến những RRTN của ngân hàng. Người giám sát phải đảm bảo rằng có những cơ chế thích hợp cho phép họ biết được sự phát triển của ngân hàng.

Vấn đề thứ tư: Vai trị của việc cơng bố thơng tin, gồm một nguyên tắc:

- Nguyên tắc 10: Các ngân hàng cần phải thực hiện công bố đầy đủ và kịp thời thông tin để cho phép những người tham gia thị trường đánh giá cách tiếp cận của họ để quản lý RRTN.

Nếu thực hiện đúng và đủ các nguyên tắc trên, phù hợp với điều kiện thực tế của ngân hàng, công tác quản trị RRTN của ngân hàng sẽ đi theo chuẩn mực và thực hiện được mục tiêu mà ngân hàng dự kiến.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp quản trị rủi ro tác nghiệp trong hoạt động ngân hàng bán lẻ tại vietcombank , luận văn thạc sĩ (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)