Dịch vụ thẻ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp quản trị rủi ro tác nghiệp trong hoạt động ngân hàng bán lẻ tại vietcombank , luận văn thạc sĩ (Trang 41 - 43)

2.2. Thực trạng hoạt động ngân hàng bán lẻ và các rủi ro tác nghiệp trong

2.2.1.2. Dịch vụ thẻ

Luôn dẫn đầu hoạt động kinh doanh thẻ, dù chịu những tác động không nhỏ của cuộc khủng hoảng mang tính tồn cầu nhưng Vietcombank đã khắc phục được khó khăn, phát huy mọi lợi thế để đi đến thành công để tiếp tục giữ vị trí đứng đầu thị

trường về cơng tác phát triển sản phẩm dịch vụ thẻ (chiếm hơn 20% thị phần thẻ trong cả nước).

Ngay từ khi đưa thẻ Connect24 vào thị trường năm 2002, VCB đã đặt vấn đề công nghệ lên hàng đầu. Thẻ Connect24 không chỉ là chiếc thẻ ngân hàng với tính năng rút tiền mặt nguyên thủy mà cịn có thể chuyển khoản, thanh tốn các loại hóa đơn, dịch vụ như thanh tốn tiền điện, tiền nước, phí điện thoại, mua sắm hàng hóa tại các siêu thị, nhà hàng. Thẻ Connect24 trở thành chiếc ví điện tử của khách hàng với tính năng an tồn và tiện lợi. Sự phát triển thẻ Connect24 trong năm 2009 có thể nói là một sự “bùng nổ” rực rỡ khi đầu năm 2009 chào đón chủ thể thứ 3 triệu, cho đến tháng 6/2010 đã hơn 4 triệu thẻ. Doanh số sử dụng năm 2009 đạt 90.655 tỷ đồng đứng đầu thị trường, chiếm gần 20% thị phần. Đây chính là sự khẳng định hiệu quả nhất về niềm tin của khách hàng vào sự an toàn và tiện lợi của thẻ Connect24. Riêng tổng số thẻ ghi nợ quốc tế (Master Debit và Visa Debit) năm 2009 phát hành đạt 156.490 thẻ và doanh số sử dụng là 8.053 tỷ đồng.

Cũng trong năm 2009, VCB triển khai việc đổi thẻ Visa và Master cho khách hàng từ “thẻ từ” sang “thẻ chip” với tính năng bảo mật cao hơn. Thị phần thẻ được nâng cao qua cung ứng dịch vụ gia tăng thẻ, phát hành thêm được 30.840 thẻ tín dụng quốc tế (bao gồm cả thẻ chuyển đổi từ thẻ từ sang thẻ chip). Doanh số sử dụng thẻ tín dụng quốc tế do VCB phát hành đạt trên 2.120 tỷ đồng, bằng 131,8% doanh số năm 2008. Doanh số thanh toán thẻ tín dụng quốc tế năm 2009 là 567 triệu USD, bằng 88,2% so với năm trước, đến tháng 6/2010 là 347 triệu USD và đứng đầu thị trường với hơn 52% thị phần. Trong đó thương hiệu Visa tiếp tục là thương hiệu dẫn đầu cả về số lượng thẻ phát hành và doanh số thanh tốn. Khơng chỉ vậy, Vietcombank còn là ngân hàng có mạng lưới chấp nhận thẻ lớn nhất tại Việt Nam gồm 1.530 máy ATM (chiếm 16% thị phần) và 9.700 máy POS (chiếm gần 40% thị phần)

Bảng 2.5: Các chỉ tiêu thẻ của VCB năm 2005-06/2010

Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 30.06.10

Doanh số TT thẻ quốc tế (triệu

USD) 315 387 453 643 567 347

Phát hành thẻ Connect 24

Phát hành thẻ ghi nợ quốc tế (thẻ) 0 11.553 65.543 98.055 156.490 49.000 Phát hành thẻ tín dụng quốc tế (thẻ) 15.266 20.907 20.528 25.523 30.840 14.620 Doanh số sử dụng thẻ VCB phát hành (tỷ VND) 19.353 30.688 49.547 72.941 100.828 60.186 - Tín dụng 779 1.013 1.358 1.609 2.120 1.386 - Ghi nợ quốc tế 0 426 1.035 5.175 8.053 4.800

- Ghi nợ nội địa 18.574 29.249 47.154 66.157 90.655 54.000

Đơn vị chấp nhận thẻ N/A N/A N/A 1.292 1.942 1.215

Số máy ATM (tích lũy) 565 705 1.090 1.244 1.500 1.530

(Nguồn: Báo cáo tổng kết HĐKD năm 2009 và phương hương hoạt động năm 2010 của VCB)

Bên cạnh những thành công nêu trên, nhiều đề án phát triển sản phẩm dịch vụ thẻ được VCB triển khai trong năm qua, nổi bật là:

- Triển khai dịch vụ thanh tốn thương mại điện tử (ecommerce) đã góp phần gia tăng tính năng và tiện ích cho các chủ thẻ nội địa của Vietcombank, đồng thời giúp Vietcombank trở thành ngân hàng duy nhất tại Việt Nam triển khai dịch vụ này trên cả thẻ quốc tế lẫn thẻ nội địa.

- Dịch vụ thanh toán vé máy bay qua internet bằng thẻ quốc tế và thẻ nội địa.

- Hợp tác với Smartlink và Viettel trong việc cung cấp dịch vụ thanh toán trên ví

điện tử và thẻ trả trước thơng qua điện thoại di động.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp quản trị rủi ro tác nghiệp trong hoạt động ngân hàng bán lẻ tại vietcombank , luận văn thạc sĩ (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)