Một số tồn tại trong quản trị rủi ro tác nghiệp tại VCB

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp quản trị rủi ro tác nghiệp trong hoạt động ngân hàng bán lẻ tại vietcombank , luận văn thạc sĩ (Trang 65 - 68)

2.3. Thực trạng quản trị rủi ro tác nghiệp trong hoạt động NHBL tại VCB

2.3.3. Một số tồn tại trong quản trị rủi ro tác nghiệp tại VCB

Từ đúc kết các dạng rủi ro tác nghiệp sau điều tra và từ các báo cáo rủi ro tác nghiệp gửi về theo định kỳ của các chi nhánh, phòng QLRRTN đã tổng hợp và thơng báo trên tồn hệ thống để cùng rút kinh nghiệm cho VCB. Tuy nhiên, do mới được triển khai chưa đầy một năm nên công tác quản trị RRTN cũng còn một số tồn tại, thiếu sót như:

 Khơng cập nhật kịp thời những sai sót, rủi ro phát sinh

Theo quy trình QTRRTN, định kỳ hàng tháng (trừ các sự cố lớn) các bộ phận mới tập hợp các rủi ro xảy ra và lập báo cáo gửi về phòng QLRRTN, như vậy sẽ không cập nhật kịp thời những sai sót, rủi ro phát sinh cùng những biện pháp ngăn chặn, phòng ngừa để làm bài học kinh nghiệm phổ biến cho cán bộ các chi nhánh bạn và

trong thời gian đó rất có thể sai sót này sẽ được lặp lại ở một bộ phận hoặc một chi nhánh khác, làm cho quy trình QTRRTN kém hiệu quả.

Việc đánh giá và tập hợp rủi ro phát sinh còn phụ thuộc vào ý thức tự giác của nhân viên

Tại mỗi chi nhánh việc đánh giá và tập hợp rủi ro phát sinh còn phụ thuộc vào ý thức tự giác của nhân viên cịn mang tính chủ quan, không đầy đủ và khơng chính

xác, chưa có sự hợp tác hồn tồn từ phía nhân viên ngân hàng…đôi khi chưa báo

cáo hết những rủi ro đã xảy ra tại chi nhánh mình do khơng muốn “vạch áo cho người xem lưng”, do không muốn ảnh hưởng đến chỉ tiêu đánh giá thi đua của cả chi nhánh.  Chưa có phương pháp và cách thức đo lường rủi ro tác nghiệp thích hợp Phương pháp và cách thức đo lường rủi ro tác nghiệp đang được áp dụng tuy đơn giản, giúp quy trình dễ triển khai và áp dụng nhưng trên thực tế cho thấy có một số rủi ro rất khó theo dõi và phịng ngừa chính xác (như rủi ro phát sinh từ trình độ, năng lực của nhân viên…). Chính vì vậy, việc tìm ra phương pháp đo lường thích hợp để lượng hóa RRTN là vấn đề khó khăn đối với các nhà quản trị. Bên cạnh đó, mặc dù các khái niệm, các bước đánh giá và xác định rủi ro cũng được xây dựng dựa trên quan điểm của Basel II nhưng vẫn còn sơ sài, cần sửa chữa, bổ sung, đi sâu phân tích trong cách đo lường, tính tốn và cập nhật theo tiêu chuẩn quốc tế để việc quản trị rủi ro đạt hiệu quả chính xác, an tồn và hội nhập quốc tế. Các phương án phịng vệ, xử lý khi có rủi ro tác nghiệp xảy ra chưa được xây dựng cụ thể rõ ràng…

 Chưa có báo cáo thống kê chi tiết rủi ro

Các rủi ro tác nghiệp chỉ được phòng QLRRTN đưa ra như những ví dụ điển hình rút kinh nghiệm chứ chưa có báo cáo thống kê chi tiết rủi ro do nguyên nhân nào gây ra (trong 4 nguyên nhân gây ra rủi ro tác nghiệp), chiếm tỷ lệ bao nhiêu và khơng có sự so sánh tăng giảm rủi ro giữa tháng này với tháng trước hay giữa quý này với quý trước để chi nhánh cập nhật và đưa ra biện pháp giám sát rủi ro tốt hơn.

 Chưa tổ chức các lớp đào tạo QTRR

Là loại rủi ro mới nhưng Trung tâm đào tạo chưa tổ chức các lớp đào tạo về công tác rủi ro nói chung và rủi ro tác nghiệp nói riêng nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm và kỹ năng quản lý rủi ro tác nghiệp trong ngân hàng.

 Chưa có hệ thống cơng nghệ thơng tin, phần mềm hỗ trợ cho việc thống kê, phân tích được nhanh chóng và thuận lợi. Các hướng dẫn quản trị rủi ro tại VCB cịn dưới dạng các cơng văn hướng dẫn tác nghiệp chưa mang tính chuẩn hóa cao, chưa

được ban hành thành một văn bản có tính pháp quy cao (Chưa ban hành quyết định quy định về quy trình hoặc quy chế cụ thể cho hoạt động này mà chỉ được ban hành các hướng dẫn quy trình dưới dạng cơng văn nội bộ). Hiện tại, quy trình được thực hiện chủ yếu là thủ cơng vì trong thời gian đầu, số liệu cịn ít và đơn giản nên chưa phát sinh khó khăn trong việc lưu trữ và đối chiếu dữ liệu, tuy nhiên về lâu dài với lượng dữ liệu ngày càng nhiều thì việc lưu trữ cũng như đối chiếu sẽ trở nên khó khăn.Việc cần phải có một chương trình phần mềm riêng để thực hiện là rất quan trọng nhằm tránh làm hao tốn thời gian, nhân lực hay có thể gây chậm trễ trong việc xác định RRTN, dẫn đến tổn thất hoặc mất cơ hội cho ngân hàng.

Mặc dù cũng còn một số tồn tại trên nhưng công tác quản trị QTRRTN của Vietcombank cũng đã mang lại những thành quả nhất định:

- Nhờ có quy trình QTRRTN mà phịng QLRRTN đã tổng hợp, đưa ra những bài học kinh nghiệm và những nhận định về từng loại RRTN trong từng hoạt động nghiệp vụ của sản phẩm, dịch vụ NHBL để có thể đưa ra các biện pháp nhằm phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro tốt nhất cho từng hoạt động nghiệp vụ, từng bộ phận trong từng giai đoạn, thời kỳ.

- Tuy còn khá đơn giản so với quy định của Hiệp ước Basel II nhưng quy trình RRTN của Vietcombank đã bước đầu giúp các nhân viên có những kiến thức và nhận thức rõ về RRTN cũng như công tác QTRRTN.

- Với việc lập các báo cáo định kỳ đánh giá năng lực, thái độ làm việc của nhân viên, các lỗi sai sót do nhân viên gây nên đã giúp cho cán bộ nhân viên hình thành ý thức tự nâng cao năng lực, tận tâm với công việc hơn và cố gắng hết sức nhằm giảm thiểu rủi ro, sai sót có thể xảy ra. Vì vậy, quy trình đã phát huy được tác dụng trong việc giảm thiểu rủi ro tác nghiệp do con người gây ra.

*** KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trong chương 2, tác giả đã nghiên cứu tổng quan về hoạt động kinh doanh, thực trạng hoạt động NHBL và các rủi ro tác nghiệp trong hoạt động ngân hàng bán lẻ tại

VCB. Đồng thời tác giả cũng nghiên cứu quá trình quản trị rủi ro tác nghiệp hoạt

động ngân hàng bán lẻ tại VCB trong thời gian qua. Từ việc nhận dạng rủi ro và rút ra bài học kinh nghiệm trong quản trị rủi ro tác nghiệp hoạt động NHBL của VCB., tác giả đã chỉ ra một số tồn tại trong công tác quản trị rủi ro tác nghiệp, trên cơ sở đó sẽ đề xuất các giải pháp để thực hiện công tác quản trị rủi ro tác nghiệp tại VCB trong chương 3.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ RỦI RO TÁC NGHIỆP TRONG HOẠT

ĐỘNG NGÂN HÀNG BÁN LẺ TẠI VIETCOMBANK 3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp quản trị rủi ro tác nghiệp trong hoạt động ngân hàng bán lẻ tại vietcombank , luận văn thạc sĩ (Trang 65 - 68)