Do mở cửa thị trường theo cam kết của WTO, nên các biến động giá hàng hóa ngày càng trở nên khó lường. Những thay đổi thất thường trong giá cả hàng hóa có thể đẩy giá cả đầu vào tăng đến mức mà người tiêu dùng chuyển hướng sang sử dụng các sản phẩm khác. Vì thế DN cần phải có tính tốn thấu đáo, đặc biệt phải đo lường hết các tác động của chúng. Các DN phải tự xây dựng cho mình một chương trình quản trị rủi ro nhằm điều chỉnh rủi ro của biến động giá cả thị trường tùy theo đặc điểm kinh doanh của ngành mình. Một chương trình quản trị rủi ro phải bao gồm việc kết hợp chuyển đổi linh hoạt các quyết định kinh doanh với dự báo giá cả và sử dụng các cơng cụ tài chính như : hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng giao sau, hợp đồng quyền chọn…
Hợp đồng hàng hóa kỳ hạn :
Hợp đồng mua bán hàng hóa kỳ hạn là hợp đồng mà việc mua bán hàng hóa được giao nhận và thanh tốn ở một ngày nhất định trong tương lai nhưng theo giá
thỏa thuận hiện nay. Cả người mua và người bán có nghĩa vụ thực hiện hợp đồng kỳ hạn khi đến hạn giao dịch.
DN mua một hợp đồng kỳ hạn để chống lại sự tăng giá của hàng hoá cơ sở. Với lợi ích đó thì khi giao dịch kỳ hạn được phổ biến và áp dụng được với nhiều mặt hàng, DN sẽ tự tin hơn khi bước ra thị trường thế giới và thành công hơn khi hội nhập, buôn bán với nước ngoài.
Hợp đồng tương lai :
Hợp đồng này được hiểu là sự thỏa thuận về việc mua hoặc bán một lượng hàng hóa ( hàng hóa này đã được tiêu chuẩn hóa về số lượng, chất lượng ) của các bên trực tiếp hoặc gián tiếp trên sở giao dịch, quyền và nghĩa vụ được xác định tại một thời điểm trong tương lai, các bên tham gia giao dịch với mục đích giảm thiểu rủi ro do biến động về giá hoặc đầu cơ kinh doanh kiếm lời.
Đa số ( 98% ) hợp đồng tương lai được thanh lý trước ngày đáo hạn ghi trên hợp đồng. Với mục đích giảm thiểu rủi ro do biến động giá cả hàng hóa, giao dịch hợp đồng tương lai là một trong những phương thức hữu hiệu được các nhà kinh doanh nói chung, xuất khẩu nơng sản nói riêng áp dụng phổ biến trên thế giới.
Quyền chọn hàng hóa :
Quyền chọn hàng hoá cung cấp cho người mua quyền, nhưng không phải nghĩa vụ, để mua hoặc bán một lượng hàng hoá xác định tại một mức giá thực hiện. Để có được quyền đó thì người mua quyền phải trả cho người bán một khoản phí gọi là phí quyền chọn. Người bán quyền chọn có nghĩa vụ phải giao hoặc chấp nhận giao hàng hoá nếu người mua yêu cầu.
Quyền chọn hàng hố có thể thực hiện trên thị trường phi tập trung hoặc thông qua Sở giao dịch.
Quyền chọn bán cho người mua cái quyền để bán hàng hoá tại mức giá thực hiện được ký kết trong hợp đồng. Tương tư, quyền chọn mua cho người mua được quyền mua hàng hoá tại mức giá thực hiện như đã thỏa thuận trước trong hợp đồng quyền chọn.