3. Các kết quả điều tra thực nghiệm
3.3 So sánh giữa nhóm các doanh nghiệp sử dụng và không sử dụng sản phẩm phái sinh
tham gia điều tra
Hình 5: Mức độ thường xuyên sử dụng sản phẩm phái sinh trong nhóm các doanh nghiệp có sử dụng sản phẩm phái sinh
Mức độ thành cơng trung bình của các doanh nghiệp dùng phái sinh là 3,21; một mức thành công khiêm tốn, chỉ vượt qua mức 3 một chút. Điều này hợp lý vì theo mẫu điều tra thì doanh nghiệp sử dụng sản phẩm kỳ hạn nhiều hơn các sản phẩm còn lại, do đó thu lợi ích khơng thể q lớn được (xét về khía cạnh lợi nhuận).
Nhìn chung, theo số liệu 3,21 này có thể tạm đánh giá tình hình chung của các doanh nghiệp tham gia khảo sát là “tương đối thành công” trong sử dụng sản phẩm phái sinh.
3.3 So sánh giữa nhóm các doanh nghiệp sử dụng và không sử dụng sản phẩm phái sinh phái sinh
sử dụng sản phẩm phái sinh. So sánh giữa nhóm các doanh nghiệp sử dụng và nhóm khơng sử dụng sản phẩm phái sinh về các chỉ tiêu mức độ am hiểu và mức độ quan tâm đến sản phẩm phái sinh, chúng ta có kết quả sau:
Hình 6: Mức độ am hiểu về sản phẩm phái sinh – So sánh giữa nhóm sử dụng và nhóm khơng sử dụng
Theo kết quả biểu hiện ở Hình 6, rõ ràng trong số các doanh nghiệp sử dụng sản phẩm phái sinh, mức độ am hiểu về sản phẩm kỳ hạn là cao nhất. Còn nếu so sánh giữa hai nhóm thì nhìn chung, nhóm sử dụng sản phẩm phái sinh có độ am hiểu cao hơn so với nhóm khơng sử dụng, đặc biệt là với sản phẩm kỳ hạn và hoán đổi. Tuy nhiên, nếu sử dụng các số liệu bình qn này thì có thể khơng phản ánh một cách chính xác mức độ chênh lệch về sự am hiểu sản phẩm phái sinh giữa hai nhóm. Để khẳng định điều này, cần tiến hành kiểm định thống kê với giả thiết là mức độ am hiểu về sản phẩm phái sinh của hai nhóm là như nhau cho từng loại sản phẩm phái sinh. Kết quả thống kê được thể hiện trong Bảng 2.
Dựa vào Bảng 2, có thể khẳng định mức am hiểu trung bình của nhóm doanh nghiệp sử dụng sản phẩm phái sinh đối với các sản phẩm này cao hơn nhóm doanh nghiệp khơng sử dụng sản phẩm phái sinh và sự khác biệt này là có ý nghĩa thống kê từ 1% đến 10% cho từng loại sản phẩm, có nghĩa là độ tin cậy thấp nhất của kết luận này là 90%.
Kết quả này dẫn tới hai ngụ ý: thứ nhất, vì mức độ am hiểu của doanh nghiệp có sử dụng sản phẩm phái sinh cao hơn doanh nghiệp không sử dụng sản phẩm phái sinh về lợi ích phịng ngừa rủi ro của sản phẩm này nên doanh nghiệp sẽ thường xuyên thực hiện hơn. Nếu đúng như vậy, thì vai trò đào tạo và làm cho doanh nghiệp am hiểu và nhận thức được tầm quan trọng của việc sử dụng sản phẩm phái sinh cần được nhấn mạnh.
Bảng 2: Kiểm định thống kê sự khác biệt về mức độ am hiểu giữa nhóm doanh nghiệp có sử dụng sản phẩm phái sinh và nhóm khơng có sử dụng sản phẩm phái
sinh
Số quan sát Trung bình Độ lệch chuẩn
Nhóm khơng sử dụng phái sinh 74 2.405405 0.680832
Nhóm sử dụng phái sinh 28 2.892857*** 0.785955
Am hiểu về giao sau
Nhóm khơng sử dụng phái sinh 74 2.364865 0.673863
Nhóm sử dụng phái sinh
28
2.678571** 0.669636
Am hiểu về quyền chọn
Nhóm khơng sử dụng phái sinh 74 2.364865 0.653218
Nhóm sử dụng phái sinh 28 2.642857* 0.951190
Am hiểu về hoán đổi
Nhóm khơng sử dụng phái sinh 74 2.175676 0.689612
Nhóm sử dụng phái sinh 28 2.498900** 0.793492
*,**,*** biểu thị nhóm sử dụng sản phẩm phái sinh có mức độ am hiểu trung bình cao hơn mức trung bình của nhóm khơng sử dụng sản phẩm phái sinh với mức ý nghĩa lần lượt là 10%, 5% và 1%. Kết quả này đạt được từ kiểm định Test of Equality của Eviews cho 2 chuỗi số liệu không đồng nhất về cấu trúc và kết quả đầu ra của Eviews được thể hiện trong Phụ lục.
Ngụ ý thứ hai là việc sử dụng sản phẩm phái sinh ngoại trừ phụ thuộc vào mức độ hiểu biết của doanh nghiệp, còn phụ thuộc vào mức độ phức tạp và lợi ích của sản phẩm phái sinh. Một điểm đáng chú ý là sự khác biệt giữa mức độ am hiểu trung bình giữa hai nhóm doanh nghiệp đối với sản phẩm quyền chọn là khá thấp, mức ý nghĩa của sự khác biệt về mức độ am hiểu trung bình của quyền chọn chỉ là 10%. Điều này phần nào phản ánh mức độ phổ biến của quyền chọn đối với công chúng do nhiều sản phẩm về quyển chọn vàng, ngoại tệ, v.v. thường xuyên được đề cập trên phương tiện thơng tin đại chúng đã có tác động thu hẹp khoảng cách về kiến thức giữa hai nhóm doanh nghiệp, tuy nhiên lại cho thấy chưa hẳn có am hiểu đã có sử dụng. Từ đây đưa ra ngụ ý là am hiểu về sản phẩm phái sinh chỉ mới là điều kiện cần đề thúc đẩy doanh nghiệp sử dụng sản phẩm, ngồi ra sẽ cịn yếu tố khác đưa doanh nghiệp đến quyết định sử dụng, mà trong đó có thể kể đến các yếu tố về qui định luật pháp, vấn đề trách nhiệm, v.v. trong doanh nghiệp sẽ bàn ở bên dưới.
Hình 7: Mức độ quan tâm đến sản phẩm phái sinh trong tương lai – So sánh giữa nhóm sử dụng và nhóm khơng sử dụng
Bảng 3: Kiểm định thống kê sự khác biệt về mức độ quan tâm giữa nhóm doanh nghiệp có sử dụng sản phẩm phái sinh và nhóm khơng có sử dụng sản phẩm phái
sinh
Số quan sát Trung bình Độ lệch chuẩn
Quan tâm đến sử dụng kỳ hạn
Nhóm khơng sử dụng phái sinh 74 2.108108 1.092535
Nhóm sử dụng phái sinh 28 3.392857*** 1.227442
Quan tâm đến sử dụng giao sau
Nhóm khơng sử dụng phái sinh 74 2.067568 1.114427
Nhóm sử dụng phái sinh 28 3.071429*** 1.245096
Quan tâm đến sử dụng quyền
chọn
Nhóm khơng sử dụng phái sinh 74 2.027027 1.072355
Nhóm sử dụng phái sinh 28 3.000000*** 1.360828
Quan tâm đến sử dụng hoán
đổi
Nhóm khơng sử dụng phái sinh 74 1.891892 1.067163
Nhóm sử dụng phái sinh 28 3.178571*** 1.248809
*,**,*** biểu thị nhóm sử dụng sản phẩm phái sinh có mức độ quan tâm sử dụng trong tương lai trung bình cao hơn mức trung bình của nhóm khơng sử dụng sản phẩm phái sinh với mức ý nghĩa lần lượt là 10%, 5% và 1%. Kết quả này đạt được từ kiểm định Test of Equality của Eviews cho 2 chuỗi số liệu không đồng nhất về cấu trúc và kết quả đầu ra của Eviews được thể hiện trong Phụ lục
So sánh về mức quan tâm trong tương lai đến việc sử dụng sản phẩm phái sinh, có sự khác biệt rõ ràng giữa nhóm sử dụng và nhóm khơng sử dụng (bình qn trên 3 của nhóm sử dụng so với gần 2 của nhóm chưa sử dụng). Hình 7 và Bảng 3 cho chúng ta thấy rõ sự khác biệt này.
Theo kiểm định thống kê từ Bảng 3 cho thấy mức độ khác biệt về mối quan tâm đến việc sử dụng sản phẩm phái sinh trong tương lai để phịng ngừa rủi ro giữa doanh nghiệp có sử dụng và không sử dụng sản phẩm phái sinh khá rõ ràng (mức ý
nghĩa dưới 1% cho tất cả các sản phẩm). Điều này cũng được phản ánh trực quan qua biểu diễn trên đồ thị 6.
Theo số liệu điều tra cho thấy đa phần các doanh nghiệp đã từng sử dụng sản phẩm phái sinh lựa chọn sẽ tiếp tục sử dụng. Đa số các doanh nghiệp đánh giá mức độ thành công trong sử dụng sản phẩm phái sinh của mình là ở mức 3 hoặc 4 nghĩa là có thành cơng ít hoặc thành cơng nhiều thì đều chọn mức độ quan tâm đối với ít nhất một loại sản phẩm phái sinh nào đó là 4 trở lên. Điều này phản ánh tâm lý làm “có lời thì làm tiếp” - positive feedback trading. Nhưng mặt khác, nó cũng phản ánh về mặt bằng chung, như thể hiện qua điểm bình quân của mức độ quan tâm là xung quanh 3 đến 3,4; nghĩa là các doanh nghiệp chỉ mới sử dụng sản phẩm phái sinh theo kiểu “du kích”, chứ chưa đưa phịng ngừa rủi ro vào chiến lược của mình và chưa đưa thành qui định khi nào bắt buộc phải sử dụng sản phẩm. Đây sẽ là một trở ngại cho việc thực hiện sản phẩm phái sinh trong phịng ngừa rủi ro mang tính chiến lược. Phịng ngừa rủi ro hiện nay chỉ mang tâm lý ngắn hạn và mang tính tình thế. Chúng ta chưa xây dựng một cách tiếp cận quản trị rủi ro công ty (enterprise risk management approach) trong chiến lược kinh doanh.
Cịn về nhóm chưa sử dụng sản phẩm phái sinh thì họ chỉ đang dừng lại ở mức có quan tâm sản phẩm và có thể sẽ “dùng thử” nhưng khơng biết dùng thế nào. Điều này gợi ý cần tiếp tục mở rộng điều tra nguồn thông tin về sản phẩm phái sinh cho doanh nghiệp để định vị hướng quảng bá hiệu quả hơn sản phẩm phái sinh đến doanh nghiệp.
Tóm lại, dựa vào những kết quả điều tra trên, ta có thể kết luận:
Lãi suất và tỷ giá là hai rủi ro doanh nghiệp lo ngại nhất trong số các rủi ro
tài chính.
Thành công đối với việc sử dụng sản phẩm phái sinh cịn hạn chế, nhưng
cũng có tín hiệu lạc quan.
Nếu sử dụng sản phẩm thành công, doanh nghiệp sẽ tiếp tục sử dụng. Điều
này gợi ý vai trò tư vấn của nhà cung cấp và vai trò đào tạo cho doanh nghiệp.
° Kỳ hạn là sản phẩm phái sinh được dùng nhiều nhất hiện nay (nghiên cứu
này tiến hành năm 2007). Và đây cũng là sản phẩm mà doanh nghiệp am hiểu sâu sắc nhất.
Mức độ am hiểu về sản phẩm phái sinh đóng một vai trị quan trọng trong
việc quyết định sản phẩm nào sẽ được sử dụng nhiều.
Gợi ý tiếp tục tìm hiểu các kênh truyền bá sản phẩm phái sinh hiệu quả đến
doanh nghiệp.