Nguyên nhân của những hạn chế trong công tác quản trị rủi r o:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống quản trị rủi ro tại các doanh nghiệp việt nam (Trang 60 - 63)

Rủi ro tỷ giá Rủi ro lãi suất

2.3.2 Nguyên nhân của những hạn chế trong công tác quản trị rủi r o:

Vì sao DN khơng quan tâm sử dụng SPPS để phòng ngừa rủi ro?

Theo kết quả khảo sát cho thấy mức độ am hiểu về SPPS chính là rảo cản lớn nhất cho việc sử dụng các sản phẩm này. Kế đến là khung pháp lý, bao gồm các yếu tố sau : Nhà nước chưa có biện pháp khuyến khích DN sử dụng SPPS; chưa có quy định rõ ràng về hạch toán kế toán đối với các giao dịch và phí phải trả cho việc sử dụng SPPS; chính sách thuế khơng khuyến khích khi quy định về mức thuế đánh trên lãi thu được từ việc thực hiện nghiệp vụ hoán đổi…

Ngồi ra, cũng cịn một số lý do khác đáng quan tâm, cụ thể như sau :

- Thiếu đào tạo thực tế về SPPS. Đây là thực trạng ở Việt Nam. Các chuyên gia đào tạo về SPPS hiện cịn q ít, hơn nữa số đơn vị cung cấp và tham gia giao dịch phái sinh khơng bao nhiêu. Chính vì vậy, số chun gia có cơ hội tiếp cận với thực tiễn ứng dụng SPPS ở Việt Nam là rất hạn chế.

- Phí thực hiện SPPS cao. Chính rào cản này đã hạn chế DN đến với SPPS. Tuy các hợp đồng kỳ hạn và giao sau khơng phải trả phí trực tiếp, nhưng quyền chọn hiện có phí khá cao ( theo đánh giá của nhiều cá nhân và DN sử dụng SPPS ).

- Còn nhập nhằng giữa phòng ngừa rủi ro và đầu cơ. DN không nghĩ rằng sử dụng SPPS là trả một khoản tiền để mua một giấc ngủ ngon cho mình, đồng thời chủ động trong các kế hoạch kinh doanh và kiểm sốt được chi phí của mình trong tương lai. Thay vào đó, họ chỉ mong muốn kiếm được lợi nhuận và không muốn lỗ.

- Thiếu nhân sự có năng lực về SPPS. Đây là một trở ngại khá lớn làm cho các DN tuy thấy những rủi ro tỷ giá, rủi ro lãi suất sắp tới tác động rất lớn đến kết quả kinh doanh của mình, thậm chí nhiều DN nhập khẩu cịn thấy rõ ràng nguy cơ phá sản do tỷ giá tăng nhưng họ khơng biết tìm đâu ra nhân sự ở cơ

- Thơng tin về SPPS khó tiếp cận. Điều này liên quan đến mức độ khó hiểu và khơng đầy đủ của các hướng dẫn về SPPS của tổ chức cung cấp SPPS và của các tài liệu đào tạo. Sở dĩ như vậy là vì SPPS là một chủ đề khó, địi hỏi trình độ chun môn đáng kể. Điều này cho thấy Việt Nam vẫn còn thiếu chuyên gia am hiểu sâu về SPPS để có thể giải thích một cách đơn giản dễ hiểu vấn đề này cho DN.

- Tâm lý ỷ lại. Chính sách bảo hộ ngầm của Nhà nước như việc để cho tỷ giá đô la Mỹ/đồng Việt Nam và lãi suất cơ bản của tiền đồng Việt Nam liên tục ổn định trong nhiều năm đã khiến cho các DN hồn tồn khơng chú ý đến phòng ngừa rủi ro tỷ giá và lãi suất.

- Tâm lý ngại trách nhiệm khi lời thì khơng ai khen nhưng lỗ thì hội đồng quản trị và ơng chủ DN sẽ kỷ luật cán bộ làm công tác quản lý rủi ro.

- Một lý do quan trọng nữa là thiếu sự thống nhất của các cấp quản lý trong quản trị rủi ro tại các DN, kênh thông tin trong DN chưa chuyển tải được chính sách quản lý rủi ro xuống đến cấp thực hiện.

Những kết quả nghiên cứu trên cho thấy sắp tới đây các DN cần phải tự tìm cách cứu mình qua các cơng cụ tài chính. Những biến động ngày càng khó đốn của rủi ro kinh doanh cần phải được DN nhận diện và làm sao để thiết kế một chương trình quản trị rủi ro thích hợp nếu muốn tồn tại và nâng cao năng lực cạnh tranh.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu, bất ổn kinh tế ngày càng leo thang, khủng hoảng năng lượng, lương thực, sự sụp đổ của các tổ chức tài chính lớn trên thế giới gây ra những bất ổn đến môi trường kinh doanh của các DN Việt Nam. Thị trường xuất khẩu bị thu hẹp, thị trường trong nước cũng có nhiều biến động theo chiều hướng xấu. Vì thế, rủi ro mà DN phải đối mặt ngày càng nghiêm trọng. Nhưng liệu điều đó có làm cho DN quan tâm hơn đến rủi ro và có sử dụng biện pháp nào để phòng ngừa rủi ro hay khơng?

Qua tìm hiểu thực trạng quản trị rủi ro tại các DN thấy rằng hầu hết các DN vẫn chưa thực sự quan tâm đến việc sử dụng các cơng cụ tài chính hiện đại để chủ động phịng ngừa rủi ro. Ngun nhân đó là vì DN chưa thực sự am hiểu các công cụ phái sinh, khung pháp lý chưa hoàn chỉnh và hơn hết là việc quảng bá, tuyên truyền của các nhà cung cấp dịch vụ chưa hiệu quả.

Có thể thấy rõ rằng việc kiểm sốt và chủ động phịng ngừa rủi ro bằng các công cụ tài chính đối với các DN Việt Nam hiện nay là rất cấp thiết. Như vậy rất cần các giải pháp hỗ trợ để DN có thể tận dụng được lợi ích của các cơng cụ tài chính trong cơng tác quản trị rủi ro nhằm mang lại hiệu quả cao cho hoạt động sản xuất kinh doanh của DN.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống quản trị rủi ro tại các doanh nghiệp việt nam (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)