Khái quát hiện trạng quản trị rủi ro tại các DN Việt Nam thời gian qua :

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống quản trị rủi ro tại các doanh nghiệp việt nam (Trang 49 - 51)

Rủi ro tỷ giá Rủi ro lãi suất

2.2.3 Khái quát hiện trạng quản trị rủi ro tại các DN Việt Nam thời gian qua :

Trong thực trạng nền kinh tế phát triển mạnh như ở Việt Nam những năm trước, khi mà các biến động thị trường mang tính tích cực, rất nhiều cơ hội, giao dịch kinh tế được thực hiện một cách dễ dàng và có lợi cho các bên … thì phần lớn DN trong nước điều thấy mình thành cơng, dù ở cấp độ nhiều hay ít, mà khơng tính đến dài hạn hay ngắn hạn. Các rủi ro khi đó được giảm thiểu một cách khách quan từ thị trường và do đó bị xem nhẹ một cách đáng tiếc. Tuy nhiên, khi nền kinh tế có dấu hiệu chững lại và kém thuận lợi, bắt đầu từ lạm phát cao, cạnh tranh ngày càng gay gắt, đến việc khan hiếm nguồn lực tài chính cùng áp lực lãi suất cao và gần nhất là tác động của khủng hoảng tài chính và suy thối kinh tế tồn cầu, các DN sẽ phải đương đầu với mặt trái của các biến động – các rủi ro kinh doanh. Một yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thành công, khả năng vượt qua tình trạng khó khăn hiện nay, thậm chí khả năng tồn tại của các DN trong nước chính là việc họ có hay khơng một cơ chế nhận diện, kiểm sốt và hạn chế rủi ro. Nếu làm tốt hơn thì nhiều DN có thể biến rủi ro thành cơ hội cho mình.

Mặc dù rủi ro là một khái niệm bất kỳ DN nào cũng biết và cũng phải trải qua, DN nào cũng muốn kiểm soát và hạn chế rủi ro trong lĩnh vực kinh doanh của mình, nhưng khơng phải tất cả đều nhận diện được các rủi ro đang tồn tại và sẽ xảy ra, cũng như không phải tất cả đều làm được hoặc làm tốt việc kiểm sốt các rủi ro đó. Hiện trạng cơng tác quản trị rủi ro của một số loại hình DN trong nước có một số nét chính tóm tắt như sau :

- Các DN nhỏ và vừa. Điểm yếu của các DN này đến từ quy mô nhỏ và chưa bài bản trong công tác quản lý và quản trị DN nói chung. Các DN này thường lệ thuộc vào các cá nhân lãnh đạo trong việc nhận diện và ứng phó với rủi ro. Vai trò của các cá nhân này rất quan trọng và phụ thuộc nhiều vào bản năng cũng như độ nhạy bén của họ trong hoạt động kinh doanh. Khơng hiếm DN trong nhóm này có khả năng vượt qua các giai đoạn biến động khó khăn, thậm chí trở thành DN thành công, nhưng về mặt phát triển dài hạn cũng như chiến lược kinh doanh của DN sẽ hàm chứa nguy cơ thất bại cao nếu vấn đề quản lý rủi ro không được thay đổi một cách bài bản, đặc biệt khi

“giác quan” của các cá nhân “cùn” đi trong một môi trường kinh doanh ngày một phức tạp hoặc khi quy mô hoạt động và các thay đổi của điều kiện thị trường vượt quá khả năng kiểm soát của họ.

- Các tập đoàn tư nhân. Đây là sự phát triển thành công vượt bậc của nhiều DN nhỏ và vừa ở Việt Nam trong thời gian qua. Với sự thuận lợi về môi trường kinh doanh cũng như quy mơ vốn, các tập đồn này ngày càng phát triển và có tiềm năng trở thành các biểu tượng trong lĩnh vực kinh doanh ở Việt Nam. Tuy nhiên điều cần làm ở các DN này là thay đổi cần thiết về cơ cấu quản lý, quản trị DN cũng như quản lý rủi ro một cách tương ứng với quy mơ và tầm cở của mình. Tương tự DN nhỏ và vừa, các tập đoàn tư nhân mới nổi dựa vào giác quan “sắc bén” của các cá nhân lãnh đạo, thường là những thành viên trong gia đình. Các chủ sở hữu hồn tồn có thể xây dựng quanh mình một đội ngũ nhân viên có kỹ năng xuất sắc để có được thay đổi cần thiết trong quản lý.

- Các DN, tổng công ty Nhà Nước đã chuyền đổi hoặc cổ phần hóa. Các khái niệm về rủi ro kinh doanh và các cơ chế kiểm soát là khá mới mẻ với các DN này, vì trong thời gian dài họ hoạt động trong cơ chế bao cấp, việc hoàn thành định mức và chỉ tiêu được giao đơi khi mang tính danh nghĩa, chứ khơng có tính sống cịn với DN. Các cơ chế này gần như không tồn tại hoặc chỉ tồn tại dưới dạng hình thức, kể cả sau khi DN được cổ phần hóa hoặc chuyển đổi. Không thể phủ nhận một số DN với kinh nghiệm quan hệ quốc tế phong phú hoặc các tập đồn kinh tế có tư duy cởi mở đã chủ động áp dụng các lý thuyết và mơ hình quản lý rủi ro theo chuẩn quốc tế, nhưng do có sự hạn chế nhất định về các cơ chế còn tồn tại cũng như năng lực nội bộ, các áp dụng này vẫn chưa được coi là thực sự hoàn thiện.

- Các DN vốn nước ngồi. Phần lớn các DN này có lợi thế trong việc có được các mơ hình và cơ chế quản lý, kiểm sốt rủi ro có sẵn của các cơng ty, tập đồn nước ngồi. Với một số DN đầu tư độc lập thì các nhà đầu tư và quản lý, dựa trên kinh nghiệm từ các thị trường tiên tiến hơn, chủ động hơn trong việc định hướng và phát triển cơ chế và các bước quản lý rủi ro bài bản hơn. Họ cũng có điều kiện để sử dụng các cơng cụ quản lý rủi ro một cách thuần

- Một số loại hình DN khác như DNNN, các DN chuyên sâu theo ngành như quỹ đầu tư, tổ chức tài chính, tín dụng… sẽ có những đặc thù riêng, nhưng vẫn có thể có những nét tương đồng theo khái quát ở trên.

Tùy theo nhu cầu, các DN sẽ chủ động trong việc áp dụng các mơ hình quản lý rủi ro tiên tiến và theo thông lệ phù hợp nhất trong công tác quản lý rủi ro.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống quản trị rủi ro tại các doanh nghiệp việt nam (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)