Nhiệm vụ của bộ phận kiểm soát nội bộ :

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống quản trị rủi ro tại các doanh nghiệp việt nam (Trang 70 - 71)

Rủi ro tỷ giá Rủi ro lãi suất

3.2.3 Nhiệm vụ của bộ phận kiểm soát nội bộ :

Ngày nay, kiểm sốt nội bộ đang đóng một vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động kinh tế của các DN và tổ chức. Kiểm soát nội bộ giúp các nhà quản trị quản lý hữu hiệu và hiệu quả hơn các nguồn lực kinh tế của cơng ty mình như : con người, tài sản, vốn,… góp phần hạn chế tối đa những rủi ro phát sinh trong quá trình

sản xuất kinh doanh, đồng thời giúp DN xây dựng được một nền tảng quản lý vững chắc phục vụ cho quá trình mở rộng, và phát triển đi lên của DN.

Kiểm sốt nội bộ là những phương pháp và chính sách được thế kế để ngăn chặn gian lận, giảm thiểu sai sót, khuyến khích hiệu quả hoạt động, và nhằm đạt được sự tuân thủ các chính sách và quy trình được thiết lập. Một hệ thống kiểm soát nội bộ vững mạnh sẽ đem lại cho tổ chức các lợi ích như : giảm bớt nguy cơ rủi ro tiềm ẩn trong sản xuất kinh doanh; bảo vệ tài sản khỏi bị hư hỏng, mất mát bởi hao hụt, gian lận, lừa gạt, trộm cắp; đảm bảo tính chính xác của các số liệu kế tốn và báo cáo tài chính; đảm bảo mọi thành viên tuân thủ nội quy, quy chế, quy trình hoạt động của tổ chức cũng như các quy định của luật pháp; đảm bảo tổ chức hoạt động hiệu quả, sử dụng tối ưu các nguồn lực và đạt được mục tiêu đặt ra.

Hệ thống kiểm sốt nội bộ có nhiệm vụ tìm hiểu hệ thống quản lý của công ty, bao gồm cả những hoạt động chính thức hoặc khơng chính thức, nhằm đưa ra quy định, hướng dẫn về các nhân tố có thể tác động đến hoạt động kinh doanh. Phịng kiểm sốt nội bộ là một bộ phận thuộc bộ máy điều hành, có chức năng hỗ trợ cho giám đốc công ty, giám sát mọi hoạt động trong công ty, đảm bảo mọi nhân viên thực hiện đúng nội qui, quy chế của cơng ty. Ngồi ra, bộ phận này còn có nhiệm vụ phải báo cáo kịp thời kết quả kiểm tra, kiểm soát nội bộ và đề xuất các giải pháp kiến nghị cần thiết nhằm đảm bảo cho mọi hoạt động an toàn đúng pháp luật.

Ngoài việc thiết lập các quy chế kiểm soát ngang - dọc hay kiểm tra chéo giữa hệ thống các phịng ban, nhiều cơng ty cịn lập thêm phịng kiểm tra kiểm tốn nội bộ và một ban kiểm soát với nhiệm vụ phát hiện những sai sót của ban điều hành, kiểm tra các hợp đồng, kiểm tra kho quỹ…nhằm ngăn ngừa đến mức thấp nhất những rủi ro, mang lại những lợi ích quản lý và kinh tế to lớn cho DN.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống quản trị rủi ro tại các doanh nghiệp việt nam (Trang 70 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)