Rủi ro tỷ giá Rủi ro lãi suất
2.2.4 Thực trạng sử dụng công cụ quản trị rủi ro của các DN Việt Na m:
2.2.4.1 Phân tích yếu tố tác động đến rủi ro của các DN Việt Nam :
Giờ đây, trước những tác động mạnh mẽ của suy thoái kinh tế do cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu gây ra đối với các DN, người ta càng đề cập nhiều hơn đến rủi ro và hoạt động quản lý rui ro trong DN. Có nhiều loại rủi ro khác nhau được xâm nhập từ bên ngoài cũng như phát sinh bên trong DN. Rủi ro thường bắt nguồn từ việc thực hiện các giao dịch trực tiếp trên thị trường; nhưng cũng có thể là hệ quả gián tiếp của sự thay đổi chính sách quản lý của Nhà nước, cách thức điều hành cũng như phương án triển khai kế hoạch kinh doanh của DN. Thơng thường, các rủi ro mang tính tiềm ẩn, nên việc nhận diện chúng là khơng dễ dàng. Vì thế, một trong những vấn đề quan trọng trong quản trị rủi ro là DN phải nhận diện được các rủi ro và đánh giá chúng để xác định được đâu là yếu tố tác động đến rủi ro của DN nghiêm trọng nhất. Từ đó có cơ sở đề xuất các phương án phòng ngừa rủi ro phù hợp nhất, hạn chế tối đa các tổn thất xảy ra cho DN.
Đối với bất kỳ DN nào khi tham gia hoạt động trên thị trường thì bên cạnh các áp lực từ chính sách thuế, mơi trường cạnh tranh, năng lực vốn và biến động thị trường đều chịu ảnh hưởng của tỷ giá, lãi suất và giá cả hàng hóa. Theo đánh giá của các DN về mức độ nghiêm trọng mà yếu tố rủi ro tác động đến DN thì lãi suất là yếu tố rủi ro mà hầu hết các DN quan tâm nhiều nhất và tiếp theo sau là tỷ giá. Hai yếu tố này hiện nay là nhân tố có ảnh hưởng khá lớn đến kết quả kinh doanh của DN. Đồng thời vai trò của rủi ro xuất phát từ giá cả hàng hóa, nguyên liệu cũng khơng bị xem thường. Số liệu ở hình 2.1 dưới đây cho chúng ta thấy rõ hơn nhận định của các DN, với mức đánh giá 1 là hồn tồn khơng có tác động và mức 5 là tác động rất nghiêm trọng.
Hình 2.1 : Các yếu tố tác động đến rủi ro của DN
( Nguồn : Tạp chí Phát triển kinh tế, số 212 năm 2008 ) 2.2.4.2 Mức độ áp dụng các công cụ phái sinh ở Việt Nam :
Sự xuất hiện các công cụ phái sinh ở Việt Nam :
Giao dịch tài chính tiền tệ là lĩnh vực chưa có sự xuất hiện của các nhà bảo hiểm bởi tính biến động khơn lường của nó. Các chủ thể tham gia khơng cịn cách nào khác ngoài việc tự bảo hiểm cho mình bằng việc chuyển hẳn hoặc san sẻ một phần rủi ro cho thị trường bằng các cơng cụ tài chính phái sinh. Tuy nhiên, nhìn một cách tổng quát, mức độ áp dụng các công cụ phái sinh ở Việt Nam còn rất hạn chế. Nhiều ý kiến cho rằng, xuất phát điểm nền kinh tế lạc hậu chưa cho phép chúng ta áp dụng các kỹ thuật tài chính hiện đại. Nói cách khác, thói quen và tập quán kinh doanh là những cản trở lớn đối với quá trình phổ biến các cơng cụ tài chính phái sinh ở Việt Nam.
Giao dịch kỳ hạn xuất hiện với tư cách là cơng cụ tài chính phái sinh đầu tiên ở Việt Nam theo quyết định số 65/1999/QĐ-NHNN ngày 25/02/1999. Các giao dịch kỳ hạn được thực hiện trong hợp đồng mua bán USD và VNĐ giữa NHTM với DN xuất nhập khẩu hoặc với NHTM khác được phép của NHNN. Tuy nhiên, hợp đồng kỳ hạn ít được sử dụng, một phần là do thị trường liên NH ở Việt Nam chưa phát triển, một phần do những hạn chế vốn có của nó trong việc phòng ngừa rủi ro tỷ giá và những hạn chế của NHNN.
17/07/2001 của thống đốc NHNN. Tuy nhiên đây chỉ là những giao dịch hoán đổi thuận chiều giữa NHNN và NHTM. Nó chỉ được sử dụng trong trường hợp các NHTM dư thừa ngoại tệ và khan hiếm VNĐ.
Các công cụ phái sinh lãi suất và tỷ giá ngoại tệ tiếp tục xuất hiện ở Việt Nam và được các NH sử dụng do nhu cầu nội tại của các NHTM nhằm theo kịp chuẩn mực hoạt động NH quốc tế. NHNN đã cho phép các NHTM thực hiện một số nghiệp vụ phái sinh nhằm phòng ngừa rủi ro lãi suất và rủi ro tỷ giá. Theo quyết định số 1133/QĐ-NHNN ngày 30/09/2003 về quy chế thực hiện giao dịch hoán đổi lãi suất cho phép mở rộng danh mục các NHTM và các TCTD, các DN được sử dụng cơng cụ hốn đổi lãi suất. Từ khi NHNN cho phép thực hiện nghiệp vụ hoán đổi lãi suất trên thị trường Việt Nam đã có một số NH như ABN, Citibank thực hiện hoán đổi lãi suất trong phạm vi đồng USD từ 1/3/2005 tới 2/2006. Tuy nhiên, giao dịch hoán đổi lãi suất giữa hai đồng tiền USD và VNĐ đã được thực hiện từ trước khi có quy định chính thức của NHNN. Cho tới lần đầu tiên, khi được NHNN cho phép, HSBC đã cung cấp gói Swaps tiền đồng cho một công ty đa quốc gia với số vốn lên tới 15 triệu USD tại thị trường Việt Nam. Chính hành động của HSBC, tạo ra nền tảng phát triển cho các giao dịch hoán đổi sau này.
Ở một mức cao hơn, các cơng cụ lai tạp có nguồn gốc từ hốn đổi như hốn đổi lãi suất cộng dồn, hoán đổi lãi suất kèm theo điều kiện quyền chọn, hoán đổi lãi suất bắt đầu thực hiện trong tương lai…cũng đã xuất hiện và triển khai trên thị trường ngoại hối trong thời gian gần đây.
Quyền chọn ngoại tệ, lãi suất và vàng dường như là những công cụ phái sinh được thị trường hoan nghênh và đón nhận nhiều nhất do những ưu điểm vốn có của nó trong bối cảnh lãi suất, tỷ giá và giá vàng luôn ở trạng thái tăng liên tục. NH Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam (BIDV) là NH đầu tiên được phép thực hiện giao dịch quyền chọn lãi suất. Các giao dịch quyền chọn lãi suất được phép thực hiện đối với những khoản cho vay và đi vay trung hạn bằng USD hoặc bằng EUR và chỉ được thực hiện đối với các DN hoạt động tại VN, các NHTM hoạt động ở Việt Nam được NHNN cho phép và các NH ở nước ngoài. Sau BIDV là hàng loạt các NHTM khác, bao gồm cả NHTM cổ phần cũng được phép thực hiện nghiệp vụ này.
Bên cạnh quyền chọn lãi suất, quyền chọn ngoại tệ cũng được nhiều NH cung cấp, điển hình là BIDV, Eximbank, ACB, Techcombank, Agribank, Citibank,
Vietcombank, ICB, và ngân hàng Hong Kong Bank chi nhánh TP. Hồ Chí Minh. Sau khi NHNN cho phép ACB, Sacombank và Agribank thực hiện quyền chọn mua bán vàng, ngày 10/12/2004 ACB là NH đầu tiên công bố triển khai dịch vụ này. Tới nay, đã có rất nhiều NH được phép của NHNN cho phép thực hiện các nghiệp vụ quyền chọn. Đặc biệt, NHNN cũng đã cho phép thực hiện các quyền chọn tiền đồng tại BIDV, ACB, VIBank. Với nghiệp vụ này, chắc chắn tương lai sẽ được mở rộng bởi khi đó VNĐ sẽ có cơ hội tiếp cận với thị trường tài chính thế giới. Vị thế của VNĐ và Việt Nam cũng qua đó mà tăng lên.
Bảng 2.2 : Tóm tắt các cơng cụ phái sinh đã sử dụng tại Việt Nam
Công cụ phái sinh Ngân hàng Thời gian thực hiện
Hợp đồng kỳ hạn Hầu hết các NH đều cung cấp hợp đồng kỳ hạn
Quyết định số 65/1999/QĐ-NHNN ngày 25/02/1999
Hoán đổi lãi suất Citibank Thí điểm từ
1/3/2005 đến 2/2006 Hoán đồi lãi suất chéo giữa
hai đồng tiền
Standard Chartered chi nhánh tại Việt Nam
Hoán đổi lãi suất kèm theo
điều kiện quyền chọn Vietcombank Hoán đổi lãi suất cộng dồn HSBC
Hoán đổi lãi suất bắt đầu thực hiện trong tương lai
Citibank
ABN – AMRO
Quyền chọn lãi suất BIDV, VCB, Citibank, HSBC
Quyền chọn ngoại tệ
VIB, VCB
ACB, BIDV, Techcombank, MB 8/2005 12/2005 Quyền chọn vàng ACB Agribank, Sacombank, Eximbank 10/12/2004
Hợp đồng tương lai trên thị
Tuy nhiên, vì đang trong giai đoạn thí điểm nên các NH này bị giới hạn bởi thời gian thực hiện. Nhìn chung, hoạt động này đang đem lại một cơ cấu sản phẩm hiện đại cho các NH trong điều kiện hội nhập. Hơn nữa, nhu cầu của khách hàng đối với các giao dịch quyền chọn đang có xu hướng tăng, do vậy NHNN đã tiến hành gia hạn thí điểm hợp đồng các nghiệp vụ này.
Mức độ áp dụng công cụ phái sinh của các DN Việt Nam :
Những biến động ngày càng phức tạp của giá cả nguyên liệu, lãi suất, tỷ giá đã làm cho rủi ro của các DN ngày càng trở nên khó lường. Nó có thể khiến cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của DN bị ảnh hưởng nghiêm trọng, thậm chí phá sản. Nếu các DN xây dựng đuợc cho mình một hệ thống quản trị rủi ro, những hậu quả có thể gặp phải sẽ được hạn chế một cách tối đa. Tuy nhiên, liệu điều đó có dẫn đến việc các cơng cụ phái sinh dùng để phịng ngừa rủi ro đang được quan tâm nhiều hơn và sử dụng rộng rãi hơn chăng? Theo kết quả cuộc điều tra khảo sát về thực tiễn ứng dụng SPPS trong phòng ngừa rủi ro tại các DN Việt Nam đã được PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Trang - Trường Đại Học Kinh Tế TP. Hồ Chí Minh tiến hành và cơng bố trên tạp chí Phát triển kinh tế số 212 năm 2008 cho kết luận như sau :
- Lãi suất và tỷ giá là hai rủi ro DN lo ngại nhất trong số các rủi ro mà DN phải đối mặt trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Thành công đối với việc sử dụng SPPS cịn hạn chế, nhưng cũng có tín hiệu lạc quan.
- Nếu sử dụng sản phẩm phòng ngừa rủi ro thành công, DN sẽ tiếp tục sử dụng. Điều này gợi ý vai trò đào tạo và tư vấn về SPPS cho DN nhiều hơn, rõ ràng hơn. Từ đó giúp DN ý thức được tầm quan trọng của việc ứng dụng SPPS trong việc bảo vệ mình trước những rủi ro.
- Kỳ hạn là SPPS được các DN dùng nhiều nhất. Và đây cũng là sản phẩm mà DN am hiểu sâu sắc nhất. ( hình 2.2 )
- Mức độ am hiểu về SPPS đóng một vai trị quan trọng trong việc quyết định sản phẩm nào sẽ được sử dụng nhiều để phòng ngừa rủi ro.
- Kết quả cuộc điều tra khảo sát đưa ra gợi ý tiếp tục tìm hiểu các kênh truyền bá SPPS hiệu quả đến các DN nếu muốn việc sử dụng SPPS trong phòng ngừa rủi ro trở nên phổ biến hơn.
Hình 2.2 : Mức độ am hiểu của DN đối với SPPS
(Nguồn : Tạp chí Phát triển kinh tế, số 212 năm 2008)
Nhìn chung, khi điểm lại những mốc chính xuất hiện của các cơng cụ phái sinh và việc ứng dụng các công cụ này ở Việt Nam, dễ dàng nhận thấy rằng chúng chưa được thị trường đón nhận như là cơng cụ khơng thể thiếu trong phịng ngừa rủi ro. Thực trạng đó cho thấy DN Việt Nam hiện nay vẫn cịn ít sử dụng SPPS trong phòng ngừa rủi ro, mức độ thành công của việc sử dụng công cụ phịng ngừa rủi ro cịn hạn chế. DN chưa nhìn nhận được hoặc chưa chú trọng xây dựng hệ thống quản trị rủi ro để có thể đối phó được một cách nhanh chóng, hiệu quả với các biến động xảy ra. Điều đó có thể là do các DN chưa thực sự có nhu cầu phịng chống rủi ro; khoảng cách giữa mong muốn phòng ngừa rủi ro của DN và các cơng cụ phái sinh cịn q lớn; điều kiện kinh tế, đặc biệt là sự phát triển của Việt Nam cịn hạn chế; việc hạch tốn những nghiệp vụ ngoại bảng này còn nhiều bất cập hay những quy định pháp lý hiện nay chưa khuyến khích sự hoạt động của các công cụ phái sinh…
2.2.4.3 Một số cơng cụ khác được áp dụng trong phịng ngừa rủi ro :
Trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các DN, đặc biệt là những DN thương mại, nhập khẩu hàng hóa bán cho các dự án, cơng trình theo các gói thầu đã được duyệt trong nước. Đặc thù giá cả hàng hóa nhập khẩu theo hợp đồng mua hàng ( hợp đồng ngoại ) thường được tính theo giá USD hay EUR còn hợp đồng bán hàng ( hợp đồng nội ) cung cấp trong nước lại phải tính trị giá theo VNĐ, vì thế rủi ro do chênh lệch tỷ giá là rất thường xuyên gặp phải.
khác, an toàn và dễ thực hiện như sau : khi vay vốn ngân hàng, DN sẽ đăng ký nhận nợ khoản vay bằng đồng tiền thực hiện hợp đồng nội. Nghĩa là nếu hợp đồng nội ký giá trị bằng VNĐ thì hợp đồng tín dụng vay vốn cũng ký bằng VNĐ để tránh rủi ro tỷ giá. Tuy nhiên, nếu nhận nợ bằng VNĐ, lãi suất của hợp đồng tín dụng sẽ cao hơn so với nhận nợ bằng EUR hay USD, vậy sẽ phát sinh thêm một khoản chi phí và DN cần xác định khoản chi phí này áp dụng vào bảng tính giá bán hàng hóa.
Một phương pháp khác mà DN xuất nhập khẩu sử dụng đó là tài khoản bảo chứng. Nếu DN ký hợp đồng tương lai mua thép trong 3 tháng nữa, trị giá hợp đồng 100 triệu đồng. Nếu giá thép thực tế trong 3 tháng nữa lên 10%, DN sẽ lời khoảng 10 triệu đồng ( chưa tính phí ). Nhưng nếu giá giảm 10% DN sẽ lỗ chừng 10 triệu. Như vậy DN đâu cần đến 100 triệu mới đủ khả năng thực hiện hợp đồng mà chỉ cần 10 triệu, họ có thể đến cơng ty mơi giới mở tài khoản bảo chứng. Công ty sẽ cho DN vay tiền mua hợp đồng tương lai trị giá 100 triệu.
Hơn nữa, hiện nay với chương trình tài trợ xuất khẩu của các ngân hàng, DN xuất khẩu sau khi được hỗ trợ lãi suất có thể vay tiền đồng với lãi suất 1%/năm, nhưng phải cam kết bán ngoại tệ cho ngân hàng với tỷ giá của ngày giải ngân. Đối với các sản phẩm cho vay tiền đồng với lãi suất đô la hiện nay, có ngân hàng Eximbank thiết kế hẳn nhiều loại sản phẩm cho DN lựa chọn với các mức lãi suất khác nhau tùy theo mức độ cam kết bán ngoại tệ cho ngân hàng. Cụ thể như sau khi được hưởng hỗ trợ lãi suất, DN có thể vay tiền đồng với lãi suất 0.9%/năm nhưng phải cam kết bán ngoại tệ cho ngân hàng với tỷ giá của ngày giải ngân; hay lãi suất 1.4%/năm và bán ngoại tệ cho ngân hàng theo tỷ giá ngày giải ngân cộng 10 đồng/tháng cho mỗi đô la. Nếu DN khơng muốn bán ngoại tệ lại cho ngân hàng thì lãi suất cho vay sau khi được hỗ trợ sẽ là 4.1%/năm. Như vậy, tùy theo nhận định về biến động tỷ giá mà nhà xuất khẩu lựa chọn phương án vay phù hợp, chứ không phải ngân hàng cứ quảng cáo lãi suất 1-2%/năm mà đã hấp dẫn.
Ngoài ra, đối với các DN nhỏ và vừa khi đứng trước các rủi ro lãi suất, rủi ro biến động tỷ giá hay giá cả các loại hàng hóa,… họ khơng thể có đủ điều kiện như các DN lớn để tính tốn và cân nhắc các mức độ rủi ro và mức độ chịu đựng tổn thất khi rủi ro xảy ra; không thể đủ điều kiện và khả năng tính tốn mức thu lợi có thể đạt được, tính tốn mức tổn thất có thể chấp nhận được trong trường hợp xảy ra biến động xấu trên thị trường. Giả sử có làm được những điều trên, DN nhỏ và vừa
cũng không đủ điều kiện để sử dụng các cơng cụ phái sinh để phịng ngừa rủi ro bởi vì chi phí bỏ ra khi sử dụng các cơng cụ này thường cao hơn tổn thất mà DN phải chịu nếu rủi ro xảy ra. Do vậy, công cụ mà DN nhỏ và vừa sử dụng để giảm thiểu rủi ro là :
- Đối với rủi ro lãi suất, giải pháp phịng ngừa hữu hiệu nhất là tìm kiếm và tận