CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ NGÂN HÀNG
1.3 Kinh nghiệm phát triển dịch vụ của một số ngân hàng trên thế giớ
1.3.6 Bài học kinh nghiệm cho các Ngân hàng thương mại Việt Nam
Một là, việc phát triển dịch vụ ngân hàng cần phải được thực hiện theo chiến lược đãđược hoạch định trước. Cần phân tích rõ thị trường và khả năng cạnh tranh để đưa ra chiến lược phát triển phù hợp. Chiến lược cần mang tầm dài hạn, và xác
định mục tiêu cụ thể cho từng giai đoạn của chiến lược.Cần phải xác định rõ phân khúc thị trường và đối tượng khách hàng mục tiêu để có chiến lược cạnh tranh hợp lý cho từng phân khúc thị trường.
Hai là, việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm dịch vụ cần phải xuất phát từ nhu cầu khách hàng để tạo ra được sản phẩm dịch vụ phù hợp với khách hàng và được khách hàng đón nhận. Khi đó mới có thể phát triển mạnh dịch vụ ngân hàng.
Ba là, chính sách chăm sóc khách hàng rất quan trọng và ảnh hưởng rất lớn đến việc giữ chân khách hàng cũ và thu hút khách hàng mới. Việc chăm sóc khách hàng với phong cách phục vụ chuyên nghiệp và chất lượng phục vụ tốt sẽ tạo nên uy tín cho ngân hàng đối với khách hàng. Việc xây dựng mối quan hệ đặc biệt lâu dài với khách hàng cũng góp phần quan trọng trong việc củng cố lòng trung thành của khách hàng với ngân hàng.
Bốn là, công tác quảng bá thương hiệu, quảng cáo sản phẩm dịch vụcần phải được thực hiện bài bản, thường xuyên và mang tính hệ thống để quảng bá hình ảnh và tạo dựng thương hiệu.
Sáu là, để gia tăng số lượng khách hàng sử dụng sản phẩm dịch vụ của ngân hàng thì cần phát triển mạnh mạng lưới kênh giao dịch.
Năm là, công tác tập huấn đào tạo cán bộ đặc biệt quan trọng vìđây chính là yếu tố quyết định làm nên sự thành công cho ngân hàng.
KẾT LUẬN CHƯƠNG I
Trong chương 1, luận văn đã nêu những lý luận cơ bản về dịch vụ ngân hàng thương mại, đồng thời cũng nêu lên những tiêu chí để đánh giá chất lượng dịch vụ ngân hàng và những khuynh hướng ảnh hưởng đến sự phát triển dịch vụ ngân hàng. Ngồi ra, để có cái nhìn tổng qt về việc phát triển dịch vụ ngân hàng, tác giảcũng nêu lên một số kinh nghiệm phát triển dịch vụ của các ngân hàng nổi tiếng thế giới và chiến lược phát triển của các ngân hàng nước ngoài khi thâm nhập vào thị trường Việt Nam trong bối cảnh Việt Nam đã gia nhập WTO. Các nội dung được trình bày ở chương 1 là cơ sở cần thiết để tác giả ngiên cứu các chương tiếp theo của luận văn.
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
2.1 Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Đầu tư và Phát
triển Việt Nam
Tiền thân của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam là Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam (trực thuộc Bộ Tài chính) - được thành lập theo quyết định 177/TTg ngày 26/04/1957 của Thủ tướng Chính phủ với nhiệm vụ chủ yếu là thực hiện cấp phát, quản lý vốn kiến thiết cơ bản từ nguồn vốn ngân sách cho tất các các lĩnh vực kinh tế, xã hội.
Ngày 24/6/1981, được đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo Quyết định số 259-CP của Hội đồng Chính phủ. Với nhiệm vụ chủ yếu là cấp phát, cho vay và quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản tất cả các lĩnh vực của nền kinhtế thuộc kế hoạch nhà nước.
Ngày 14/11/1990, Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam được đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam theo Quyết định số 401-CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng. Nhiệm vụ của BIDV được thay đổi cơ bản: Tiếp tục nhận vốn ngân sách để cho vay các dự án thuộc chỉ tiêu kế hoạch nhà nước; Huy động các nguồn vốn trung dài hạn để cho vay đầu tư phát triển; kinh doanh tiền tệ tín dụng và dịch vụ ngân hàng chủ yếu trong lĩnh vực xây lắp phục vụ đầu tư phát triển.
Ngày 1/1/1995 đánh dấu sự chuyển đổi cơ bản của BIDV đó là BIDV được phép kinh doanh đa năng tổng hợp như một ngân hàng thương mại, phục vụ chủ yếu cho đầu tư phát triển của đất nước.
Ngày 21/09/1995, BIDV được tổ chức lại theo mơ hình Tổng cơng ty Nhà nước (trước đây BIDV là loại hình doanh nghiệp nhà nước), chính thức chuyển sang loại hình ngân hàngđa năng.
Từ 1996 - nay: Được ghi nhận là thời kỳ “chuyển mình, đổi mới, lớn lên cùng đất nước”; chuẩn bị nền móng vững chắc và tạo đà cho sự “cất cánh” của
BIDV. Bắt đầu từ tháng 09/2008, BIDV thực hiện chuyển đổi mơ hình tổ chức cũ sang mơ hình tổ chức mới với tên gọi là mơ hình TA2 – là mơ hình hoạt động phù hợp với thơng lệ quốc tế. Hiện nay, BIDV đang tiến hành các điều kiện cần thiết để cổ phần hóa và hướng tới trở thành Tập đồn tài chính hàng đầu Việt Nam với 4 trụ cột là Ngân hàng– Bảo hiểm – Chứng khoán – Đầu tư Tài chính.
Trong suốt hơn 50 năm xây dựng và phát triển, từ một ngân hàng ban đầu là ngân hàng chuyên doanh với 8 chi nhánh và 200 cán bộ, trải quanhiều giai đoạn, đến nay,với phương châm:“Hiệu quả kinh doanh của khách hàng là mục tiêu hoạt động của BIDV” và “Chia sẻ cơ hội, hợp tác thành công” cùng với chính sách kinh doanh“Chất lượng – tăng trưởng bền vững – hiệu quả an toàn”,BIDV đã trở thành ngân hàng đa năng hàng đầu Việt Nam, kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực với 106 Chi nhánh, 344 phòng /điểm giao dịch, 13.000 cán bộ nhân viên, có quan hệ hợp tác kinh doanh với hơn 1000 ngân hàng đại lý trên thế giới.BIDV hiện đangthực hiện những bước chuyển đổi để trở thành Tập đồn Tài chính – ngân hàng vững mạnh, đáp ứng được sự phát triển của nền kinh tế trong bối cảnh tồn cầu hóa đang diễn ra hết sức mạnh mẽ.