CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ NGÂN HÀNG
2.2 Thực trạng công tác phát triển dịch vụ tại BIDV
2.2.2 Hoạt động kinh doanh dịch vụ khác
Giai đoạn 2005 – 2008 đánh dấu bước chuyển mới trong hoạt động kinh doanh dịch vụ của BIDV và kết quả là đến cuối năm 2008, BIDV đã trở thành ngân hàng có mức thu phí dịch vụ đứng đầu trong hệ thống các NHTM tại Việt Nam, vượt qua cả VCB vốn đã có thế mạnh trong cơng tác dịch vụ từ rất lâu đời.
Bảng2.2: Số liệu thu phí dịch vụ rịng củacác Ngân hàng
ĐVT: Tỷ đồng. Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 Thu dịch vụ ròng BIDV 273 560 892 1,953 VCB 641 822 956 1,689 AGRIBANK 228 497 570 1,193 ACB 112 218 426 606 SACOMBANK 96 124 294 562 TECHCOMBANK 67 109 201 483 Tỷ trọng thu dịch vụ ròng/Lợi nhuận trước thuế
BIDV 35% 42% 42% 71%
AGRIBANK 23% 40% 25% 30%
ACB 29% 32% 20% 24%
SACOMBANK 31% 20% 19% 51%
TECHCOMBANK 23% 31% 28% 30%
Nguồn: Báo cáo tài chính và báo cáo thường niên năm 2005, 2006, 2007, 2008 của BIDV, VCB, AgriBank, Viettinbank, ACB, SacomBank, TechcomBank.
Giai đoạn 2005 – 2007, BIDV ln đứng sau VCB về chỉ tiêu thu phí dịch vụ rịng thìđến năm 2008, BIDV đã vượt qua VCB và trở thành ngân hàng có mức thu phí dịch vụ rịng cao nhấttrong hệ thống ngân hàng Việt Nam. Đây chính là kết quả của sự phát triển vượt trội và toàn diện trong hoạt động kinh doanh dịch vụ của BIDV.
BIỂU ĐỒ PHÍ DỊCH VỤ CỦA MỘT SỐ NGÂN HÀNG GIAI ĐOẠN 2005 - 2008 - 500 1,000 1,500 2,000 2,500 2005 2006 NĂM 2007 2008 T Ỷ Đ Ồ N G BIDV VCB AGRIBANK ACB SACOMBANK TECHCOMBANK
Hình 2.1: Biểu đồ phí dịch vụ của một số ngân hàng
Nguồn: Báo cáotài chính năm 2005, 2006, 2007, 2008 củaBIDV, VCB, Argibank, ACB, Sacombank, Techcombank
Thu dịch vụ ròng của BIDV tăng trưởng với tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2005 – 2008 là 90%/năm. Trong đó, năm 2008 có mức tăng trưởng cao nhất (119%). Mức tăng trưởng này chủ yếu là do phần tăng trưởng của thu dịch vụ kinh doanh tiền tệ và sản phẩm phái sinh (tăng trưởng 448% so với năm 2007).
B IỂ U Đ Ồ TĂN G TR ƯỞ N G P H Í D ỊC H V Ụ C Ủ A B ID V GIAI Đ OẠN 2005 - 2008 0 500 1000 1500 2000 2500 2005 2006 2007 2008 NĂM T Ỷ Đ Ồ N G T ổng thu dịch vụ ròng - T hu dịch vụ thanh toán trong nước và chuyển tiền quốc tế - T hu dịch vụ bảo lãnh - T hu dịch vụ KDT T và sản phẩm phái sinh - T hu dịch vụ thẻ - T hu dịch vụ ngân quỹ - T hu phí tín dụng - T hu khác - T hu dịch vụ chứng khoán - T hu dịch vụ bảo hiểm
Hình 2.2: Biểu đồ tăng trưởng phí dịch vụ củaBIDV
Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của BIDV năm 2005, 2006, 2007, 2008
Cơ cấu thu dịch vụ giai đoạn 2005 – 2008 tương đối giống nhau. Trong tổng nguồn thu dịch vụ ròng, thu từ các dịch vụ truyền thống vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong khi nguồn thu từ các dịch vụ ngân hàng hiện đại, dịch vụ mới và dịch vụ bán lẻ chiếm tỷ trọng chưa cao (khoảng 10%). Tuy nhiên, hoạt động dịch vụ của BIDV qua các năm đã chuyển biến theo xu hướng tích cực, theo đó,tỷ trọng của các dịch vụ truyền thống đã giảm dần – từ 92%(năm 2005) xuống còn 88%(năm 2006) và chỉ còn 86%(năm 2007). Riêng năm 2008, do thị trường có nhiều yếu tố thuận lợi cho hoạt động kinh doanh ngoại tệ nên thu từ kinh doanh ngoại tệ có mức tăng trưởng đột biến, đóng góp rất lớn vào tổng thu dịch vụ ròng và dẫn đến tỷ trọng phí từ các dịch vụ truyền thống trong năm 2008 đã tăng lên, chiếm tỷ trọng 90%.
Bảng 2.3: Bảng cơ cấu phí dịch vụ của BIDV
Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008
- Thu dịch vụ thanh toán trong nước và
chuyển tiền quốc tế 44% 39% 37% 22%
- Thu dịch vụ bảo lãnh 30% 33% 32% 24%
- Thu dịch vụ KDTT và sản phẩm phái sinh 18% 16% 17% 44%
- Thu dịch vụ thẻ 2% 2% 2% 1%
- Thu dịch vụ ngân quỹ 1% 1% 2% 1%
- Thu phí tín dụng 0% 0% 0% 2%
- Thu khác 4% 3% 2% 3%
- Thu dịch vụ bảo hiểm 0% 3% 3% 2%
Tổng cộng 100% 100% 100% 100%
Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của BIDV năm 2005, 2006, 2007, 2008.
Dịch vụ thanh toán: Gồm dịch vụ thanh toán trong nước và dịch vụ thanh
tốn quốc tế.
Với việc triển khai thành cơng dự án hiện đại hóa, chất lượng dịch vụ thanh tốn của BIDV được cải thiện rõ rệt, thu từ dịch vụ thanh toán đạt tốc độ tăng trưởng cao, chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng thu dịch vụ rịng. Các dịch vụ thanh tốn trong nước và thanh tốn quốc tế đều có mức tăng trưởng cao về doanh số và mức phí.
Hoạt động thanh toán trong nước ổn định, tốc độ thanh toán chuyển tiền nhanh, an tồn, chính xác, đáp ứng kịp thời nhu cầu thanh toán trong nước của khách hàng và nền kinh tế. Hoạt động thanh tốn trong nước được thực hiện thơng qua các kênh thanh toán bù trừ; thanh toán điện tử liên ngân hàng; thanh toán song phương với ViettinBank, AgriBank, Sài Gịn Cơng Thương, TMCP Sài Gịn; thanh tốn Homebanking; thanh tốn qua chương trình nối mạng với VCB; thanh toán trực tiếp chứng khoán … Doanh số chuyển tiền trong nước và số lượng giao dịch chuyển tiền đến và đi trong nước tăng trưởng với tốc độ cao ( tốc độ tăng trưởng so với năm 2007 lần lượt là 31% và 24%). Doanh số thanh toán chuyển tiền trong nước bằng ngoại tệ của BIDV trong năm 2008 cũng có mức tăng trưởng rất cao (200% so với năm 2007).
Hoạt động thanh toán quốc tế trong giai đoạn 2005 – 2008 có sự tăng trưởng tương đối tốt cả về doanh số và số phí. Hiện tại BIDV đang thực hiện chuyển tiền quốc tế thông qua hệ thống Swift, dịch vụ Western Union, thanh toán quốc tế, phát hành Bank Draft. Các hợp đồng kiều hối đã triển khai từ những năm trước với các ngân hàng tại Đài Loan, Hàn Quốc, Malaysia … cũng có sự tăng trưởng tốt.
Nguyên nhân của sự tăng trưởng trong doanh số chuyển tiền trong nước và chuyển tiền quốc tế là do BIDV đã và đang phục vụ một số khách hàng lớn như Công ty Liên doanh dầu khí Vietsovpetro, Tập đồn Cơng nghiệp tàu thủy Việt
Nam, Dự án lọc dầu Dung Quất,Tập đồn Dầu Khí Việt Nam, Tổng cơng ty lương thực…
BIỂU ĐỒ DOANH SỐ THANH TOÁN CỦA BIDV GIAI ĐOẠN 2006 - 2008 805,069 1,408,871 1,970,398 83,779 139,418 386,118 - 500,000 1,000,000 1,500,000 2,000,000 2,500,000 2006 2007 2008 NĂM T Ỷ Đ Ồ N
G Doanh số chuyển tiền trong
nước
Doanh số chuyển tiền quốc tế đi và đến
Hình 2.3: Biểu đồ doanh số thanh toán của BIDV
Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của BIDV năm 2006, 2007, 2008.
Hoạt động tài trợ thương mại có những bước phát triển tích cực với những thỏa thuận hợp tác được ký kết, nhiều giao dịch tài trợ thương mại với các ngân hàng đại lý được triển khai, nhiều dịch vụ cho các định chế tài chính và các đối tác là tập đồn và tổng công ty lớn được chú trọng cung cấp. Tuy nhiên, xét về thị phần thì hoạt động tài trợ thương mại của BIDV còn chiếm tỷ trọng thấp. Trong năm 2008, doanh số nhập khẩu chỉ chiếm tỷ trọng 6,27% doanh số nhập khẩu của cả nước, doanh số xuất khẩu chỉ chiếm tỷ trọng 2,5% doanh số xuất khẩu của cả nước. Mức tăng trưởng doanh số nhập khẩu của BIDV thấp hơn so với mức tăng trưởng doanh số nhập khẩu của cả nước. Bên cạnh đó, tỷ trọng doanh số xuất khẩu luôn thấp hơn tỷ trọng doanh số nhập khẩu trong tổng doanh số xuất nhập khẩu qua BIDV nên hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu của BIDV không thể tự cân đối được nguồn ngoại tệ, gây khó khăn và tăng chi phí giao dịch. Đây là một thách thức to lớn với hoạt động tài trợ thương mại của BIDV, địi hỏi BIDV phải có những nỗ lực hơn nữa để đẩy mạnh hoạt động thanh toán quốc tế vốn là nghiệp vụ rất cơ bản của ngân hàng.
BIỂU ĐỒ DOANH SỐ XUẤT NHẬP KHẨU CỦA BIDV GIAI ĐOẠN 2006 - 2008 3.20 5.15 6.75 - 1.00 2.00 3.00 4.00 5.00 6.00 7.00 8.00 2006 2007 2008 NĂM T Ỷ U S D
Doanh số xuất nhập khẩu
Hình 2.4: Biểu đồ doanhsố xuất nhập khẩu của BIDV
Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của BIDV năm 2006, 2007, 2008.
Dịch vụ chuyển tiền Western Union: Là dịch vụ mới được triển khai vàođầu năm 2006 nhưng đã đạt được những kết quả khả quan. Tốc độ tăng trưởng phí từ dịch vụ bình qn giai đoạn 2007 – 2008 là 84%/năm. Tổng số giao dịch chuyển tiền đến và đi Western Union trong năm 2008 là 100.000 giao dịch với doanh số là 63 triệu USD, tăng trưởng 57% so với năm 2007. Công tác phát triển mạng lưới của dịch vụ này cũng được chú trọng, tăng từ 403 điểm giao dịch vào cuối năm 2007 lên thành 430 điểm giao dịch vào thời điểm 31/12/2008.
BIỂU ĐỒ TĂNG TRƯỞNG PHÍ WESTERN UNION CỦA BIDV GIAI ĐOẠN 2006 - 2008 3.7 7.7 12.7 0 2 4 6 8 10 12 14 2006 2007 2008 NĂM T Ỷ Đ Ồ N G Phí Western Union
Hình 2.5: Biểu đồ tăng trưởng phí Western Union của BIDV
Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của BIDV năm 2006, 2007, 2008.
Dịch vụ kiều hối khác:bên cạnh các giao dịch chuyển tiền kiều hối vãng lai, trong giai đoạn 2006 – 2008, BIDV đã triển khai dịch vụ kiều hối thông qua các hợp đồng với các đối tác như Metrobank (Đài Loan), Korean Exchange Bank, VID Public Bank, Hanabank. Tổng doanh số chuyển tiền từ các hợp đồng kiều hối trong
năm 2008 đạt khoảng 69 triệu USD, với số phí thu được là 41.000 USD (khoảng 700 triệu đồng) và số món giao dịch chuyển tiền kiều hối từ các hợp đồng này lên đến trên 5000 món. Trong đó, hợp đồng chuyển tiền kiều hối với Korean Exchange Bank là hiệu quả nhất với doanh số thu và số phí thu được vượt xa các hợp đồng khác (doanh số khoảng 48 triệu USD với số phí trên 35.000 USD).
Dịch vụ séc quốc tế và BankDarft: Doanh số thanh toán séc quốc tế và BankDarft năm 2008 đều sụt giảm nhẹ so với năm 2007. Doanh số thanh toán séc năm 2008 đạt khoảng 17.892 tỷ đồng với số phí thu được là 131 triệu đồng. Hoạt động mua séc du lịch cũng có dấu hiệu giảm sút 10,8%. Điều này một phần doảnh hưởng của suy thối kinh tế tồn cầu dẫn đến lượng khách du lịch đến Việt Nam và hoạt động mua bán séc du lịch sụt giảm.
Dịch vụ bảo lãnh: Hoạt động bảo lãnh là thế mạnh của BIDV do khả năng
tài chính và thế mạnh của BIDV trong hoạt động tài trợ vốn cho các dự án lớn, đồng thời do cơ cấu khách hàng của BIDV vốn là các doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực xây dựng. Giai đoạn 2005 – 2008, BIDV đã tận dụng được lợi thế của mìnhđể tăng trưởng hoạt động bảo lãnh cả về doanh số, số dư và phí bảo lãnh. Tốc độ tăng trưởng của thu phí từ hoạt động bảo lãnh qua các năm tương đối cao, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2005 – 2008 là 77%/năm. Tỷ trọng thu phí dịch vụ từ hoạt động bảo lãnh rất ổn định qua các năm và là một trong ba dịch vụ chiếm tỷ trọng cao nhất – giai đoạn 2005 – 2007: đều trên 30%, năm 2008: 25%. Các loại hình bảo lãnh phát triển đa dạng. Bên cạnh những loại hình bảo lãnh truyền thống có ưu thế của BIDV như bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng…, BIDV đãđẩy mạnh triển khai dịch vụ bảo lãnh phát hành - thanh toán trái phiếu, bảo lãnh đối ứng cho các ngân hàng đối tác và đạt được kết quả hết sức khả quan.
Chất lượng của hoạt động bảo lãnh tốt, ít xảy ra rủi ro cũng như tình trạng ngân hàng phải trả nợ thay bắt buộc.
BIỂU ĐỒ PHÍ DỊCH VỤ BẢO LÃNH CỦA BIDV GIAI ĐOẠN 2005 - 2008 82 182 281 474 273 560 892 1953 0 500 1000 1500 2000 2500 2005 2006 2007 2008 NĂM T Ỷ Đ Ồ N G - Thu dịch vụ bảo lãnh - Tổng phí dịch vụ rịng
Hình 2.6: Biểu đồ phí dịch vụ bảo lãnh của BIDV
Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của BIDV năm 2006, 2007, 2008.
Hoạt động kinh doanh tiền tệ và sản phẩm phái sinh:
Giai đoạn 2005 – 2008, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ có tốc độ tăng trưởng cao với tốc độ tăng trưởng bình quân là 129%/năm, đặc biệt mức tăng trưởng năm 2008 đột biến cao, gấp 6 lần so với năm 2007. Nguyên nhân của tình trạng này là do tỷ giá USD biến động rất mạnh mẽ đã tạo ra nhiều cơ hội cho hoạt động kinh doanh tiền tệ. Tỷ trọng nguồn phí dịch vụ của hoạt động này trong tổng nguồn thu phí dịch vụ ròng tăng dần qua các năm.
BIỂU ĐỒ DOANH SỐ VÀ LỢI NHUẬN KINH DOANH NGOẠI TỆ CỦA BIDV GIAI ĐOẠN 2005 - 2008
13.8 19.6 22.9 41 37 91 112.8 798.5 0 100 200 300 400 500 600 700 800 900 2005 2006 2007 2008 NĂM T Ỷ Đ Ồ N G , T Ỷ U S D Q U Y Đ Ổ I
Doanh số mua bán ngoại tệ của toàn hệ thống (ĐVT: Tỷ USD quy đổi)
Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ (Tỷ VNĐ)
Hình 2.7: Biểu đồ doanh số và lợi nhuận kinh doanh ngoại tệ của BIDV
Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của BIDV năm 2006, 2007, 2008.
Các sản phẩm phái sinh: Các dịch vụ này đã đạt được một số kết quả nhất định, góp phần nâng cao vị thế và hình ảnh của BIDV trên thị trường tài chính với
tư cách là ngân hàng nội địa đi đầu về sản phẩm phái sinh và là ngân hàng đầu tiên và duy nhất được giao phục vụ nguồn vốn trái phiếu chính phủ quốc tế lần đầu tiên phát hành năm 2005.
Nghiệp vụ ủy thác quản lý tài sản: Được triển khai lần đầu tiên vào tháng 12 năm 2005 với việc BIDV nhận ủy thác từ Tập đồn cơng nghiệp tàu thủy Việt Nam quản lý nguồn vốn nhàn rỗi từ nguồn trái phiếu Chính Phủ quốc tế năm 2005. Đến năm 2007, BIDV tiếp tục nhận ủy thác quản lý tài sản cho Công ty tài chính cơng nghiệp tàu thủy từ các nguồn vốn khác ngoài nguồn trái phiếu chính phủ quốc tế năm 2005. Tuy nhiên, do đây là nghiệp vụ cịn rất mới đối với thị trường tài chính Việt Nam và bản thân các doanh nghiệp Việt Nam chưa quen với dịch vụ này nên mức tăng trưởng của dịch vụ này khơng cao.
Bảng 2.4: Doanh số, phí từ dịch vụ ủy thác quản lý tài sản của BIDV
ĐVT: Triệu USD, Tỷ đồng.
Chỉ tiêu 2006 2007 2008
Doanh số ủy thác quản lý tài sản (Triệu USD) 1,451.50 3,046.00 199.25 Phí ủy thác tài sản (tỷ đồng) 1.70 0.55 0.16
Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của BIDV năm 2006, 2007, 2008.
Giao dịch phái sinh lãi suất, tỷ giá: Bắt đầu triển khai từ năm 2006, tuy nhiên đến 2007 BIDV mới thực hiện các giải pháp triển khai mạnh mẽ các sản phẩm phái sinh lãi suất, tỷ giá. BIDV là NHTM Việt Nam đầu tiên đi tiên phong trong việc nghiên cứu, triển khai cung cấp dịch vụ hoán đổi lãi suất đến các khách hàng doanh nghiệp trong nước. Đồng thời, để tạo thuận lợi và chuẩn bị cho một chiến lược dài hạn về phát triển các sản phẩm phái sinh ở trong nước, BIDV đã đi đầu trong việc đàm phán Hợp đồng khung của Hiệp hội phái sinh và hoán đổi quốc tế (ISDA) và đến năm 2008 đã ký kết với 3 đối tác ngân hàng lớn trên thế giới. Đặc biệt, trong năm 2008, để cân đối lại tài sản nợ có bằng VNĐ và ngoại tệ trong điều kiện NHNN hạn chế các đối tượng được vay vốn bằng ngoại tệ và chênh lệch lãi suất USD và VND trên thị trường lớn, BIDV đã phát triển mạnh mẽ và có hiệu quả sản phẩm hốn đổi tiền tệ chéo USD/VND (CCS), góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng