Đánh giá hoạt động huy động vốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 37 - 39)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ NGÂN HÀNG

2.2 Thực trạng công tác phát triển dịch vụ tại BIDV

2.2.1 Đánh giá hoạt động huy động vốn

Quy mô huy động vốn: Tốc độ tăng trưởng huy động vốn cuối kỳ giai đoạn

2005 -2008 là 31%/năm và tốc độ tăng trưởng huy động vốn bình quân giai đoạn 2005– 2008 là 26%/năm.

Cơ cấu huy động vốn: diễn biến theo xu hướng tích cực trên nguyên tắc tăng dần số dư huy động vốn của nền khách hàng dân cư, tổ chức kinh tế và tăng dầnnguồn tiền gửi có chi phí thấp.

Bảng 2.1: Cơ cấu huy động vốn của BIDV

ĐVT: Tỷ đồng

CHỈ TIÊU NĂM 2005 NĂM 2006 NĂM 2007 NĂM 2008

Tổng huy động vốn 88,183 121,664 159,964 201,141

Phân theo đối tượng khách hàng

Huy động vốn định chế tài chính - 2,221 28,466 37,168 Huy động vốn tổ chức kinh tế 44,252 68,758 80,453 105,101

Phân theo loại tiền

Huy động vốn VNĐ 69,312 98,632 130,255 158,595 Huy động vốn ngoại tệ 18,871 23,032 29,709 42,546

Phân theo kỳ hạn

Huy động vốn không kỳ hạn 20,858 32,060 57,587 58,532 Huy động vốn ngắn hạn 31,482 42,885 40,631 92,011 Huy động vốn trung dài hạn 35,843 46,719 61,746 50,598

Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của BIDV năm 2005, 2006, 2007, 2008

Phân loại theo đối tượng khách hàng: Huy động vốn dân cư tăng trưởng

với tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2005 – 2008 là 6%. Trong đó, mức tăng trưởng năm 2006 và 2008 là cao nhất đều trên 15%/năm. Đặc biệt năm 2007, mức tăng trưởng nguồn vốn dân cư rất thấp. Nguyên nhân là trong năm 2007, tỷ lệ lạm phát cao trong khi Chính phủ chưa có những biện pháp mạnh để hạn chế lạm phát nên người dân có xu hướng đầu tư vào các tài sản khác có khả năng sinh lời cao hơn tiền như vàng, bất động sản, chứng khoán… Đến năm 2008, NHNN đã có những biện pháp mạnh để can thiệp vào thị trường tài chính và với mục tiêu duy trì lãi suất thực dương nên lãi suất tiền gửi tiết kiệm biến động rất lớn, có thời điểm tăng trên 19%/năm và thời điểm cuối năm 2008 duy trì ở mức 12%/năm trong khi đó giá vàng đã tăng ở mức rất cao cịn thị trường chứng khốn thì chạm đáy, điều này đã tác động và dẫn đến kếtquảlà hệ thống ngân hàng nói chung và BIDV nói riêng thu hút đươc lượng tiền gửi rất lớn từ dân cư.

Trong khi huy động vốn từ dân cư tăng thấp thì huyđộng vốn từ định chế tài chính và tổ chức kinh tế tăng rất mạnh mẽ với tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2005 – 2008 của tổ chức kinh tế là 31%/năm và của định chế tài chính là 190%/năm. Nguyên nhân của việc tăng trưởng nguồn tiền gửi từ các định chế tài chính là trong giai đoạn từ 2006 trở đi, thị trường tài chính đã phát triển rất sôi động, ngày càng xuất hiện thêm nhiều các công ty chứng khốn, các quỹ đầu tư, cơng ty tài chính… Cuối năm 2008, nguồn vốn từ TCKT vẫn chiếm tỷ trọng trên 52%, nguồn vốn dân cư chiếm tỷ trọng 30% và nguồn vốn từ các định chế tài chính

chiếm tỷ trọng 18%. Điều đó cho thấy nguồn vốn của BIDV vẫn giữ được nền khách hàng cơ bản và chi phí vốn của BIDV ở mức hợp lý vì nguồn vốn huy động chủ yếu là từ các TCKT với chi phí thấp.

Cơ cấu huy động vốn theo loại tiền: Cơ cấu loại tiền khơng có thay đổi nhiều qua các năm tuy nhiên giai đoạn 2005 – 2007 cơ cấu huy động vốn diễn biến theo xu hướng tăng tỷ trọng vốn VNĐ và giảm tỷ trọng ngoại tệ, nguyên nhân là do tiền gửi ngoại tệ hiệu quả thấp hơn so với VNĐ về hai yếu tố là lãi suất và tỷ giá. Tuy nhiên, trong năm 2008, do tình hình USD khan hiếm dấn đến tỷ giá USD/VNĐ ngày càng tăng cao làm cho khách hàng có tâm lý và xu hướng nắm giữ ngoại tệ.

Cơ cấu huy động vốn theo kỳ hạn: Giai đoạn 2005 – 2007 tỷ trọng nguồn vốn trung dài hạn là cao nhất, và nguồn vốn không kỳ hạn thấp nhất. Năm 2008 tỷ trọng nguồn vốn ngắn hạn là cao nhất và nguồn vốn trung dài hạn là thấp nhất.Lý do là lãi suất liên tục biến động nên khách hàng có tâm lý gửi ngắn hạn, cịn ngân hàng lạihạn chế huy động nguồn vốn trung dài hạn. Đây là điểm bất lợi trong cơng tác huy động vốn vì nguồn vốn khơng có tính ổn định về mặt dài hạn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)