Thống kê về việc đề bạt cán bộ trong HTV qua 100 phiếu điều tra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại đài truyền hình TP hồ chí minh (Trang 45 - 47)

Đánh giá theo các mức độ Câu hỏi

1 2 3 4 5

Bạn cĩ nhiều cơ hội được thăng tiến trong Cơng ty (11) (35) (38) (14) (2) Bạn được biết các điều kiện cần thiết để được thăng tiến (14) (37) (20) (24) (6) Chính sách thăng tiến của Cơng ty là cơng bằng (18) (37) (29) (15) (1)

( Nguồn: Trích từ Phụ lục “kết quả tổng hợp Bảng Câu Hỏi”) Trong đĩ: 1: Rất khơng đúng/Rất khơng đồng ý; 2: Khơng đúng/Khơng đồng ý; 3:Khơng đúng lắm/Khơng đồng ý lắm; 4: Đúng/ Đồng ý; 5: Rất đúng/Rất đồng ý

Nhận xét:

Đài đã xây dựng các quy định rõ ràng và chi tiết về cơng tác tuyển dụng lao động như: tiêu chuẩn tuyển chọn cho từng loại đối tượng, mẫu hồ sơ tuyển dụng lao động, phân cơng trách nhiệm và quyền hạn tuyển lao động. Những quy định này giúp cho cơng tác tuyển dụng lao động của Đài thực hiện trên cơ sở chuẩn mực thống nhất, quản lý được đối tượng tuyển dụng theo từng loại cụ thể.

Đài đã thực hiện chế độ thi tuyển và xét chọn. Tuy nhiên việc xây dựng tiêu chuẩn thực hiện cơng việc cụ thể cho từng vị trí chỉ mang tính tự phát, khơng đồng bộ. Vì vậy: - Việc xác định số lượng nhân viên cần thiết tại từng phịng ban khơng chính xác và khơng mang tính khoa học. Đồng thời, nhu cầu nhân sự phát sinh cũng chưa đảm bảo đĩ là nhu cầu thật sự cần thiết, hầu hết các đơn vị chỉ dự báo được nhu cầu ngắn hạn.

- Chưa tuyển được người cĩ đủ phẩm chất, trình độ và năng lực phù hợp cho từng cơng việc cụ thể. Đồng thời số lượng con em trong cơ quan được tuyển dụng trước đây đang gây nên tình trạng thừa người khơng cĩ đủ trình độ và năng lực cần thiết.

- Việc chỉ đề bạt, bổ nhiệm cán bộ trong nội bộ Đài cĩ nhược điểm là khơng thu hút được nhân tài, những quản trị gia cao cấp từ bên ngồi.

- Chưa xây dựng 1 qui trình tuyển dụng bài bản và cĩ chi tiết các bước thực hiện rõ ràng mà chỉ làm theo kinh nghiệm.

- Theo bảng tổng hợp 3 câu hỏi liên quan đến việc đề bạt cán bộ tại Đài hiện nay, chúng ta thấy số phiếu trả lời ở 3 vị trí lựa chọn 1-3 (tương ứng là rất khơng đồng ý - khơng đúng lắm) là khá nhiều phiếu. Điều này cũng làm cơ sở cho chúng ta xem xét lại việc đề bạt cán bộ hiện nay, tuy rằng chính sách trẻ hĩa cán bộ là đúng với chủ trương của Đảng và Nhà Nước. Nhưng việc chưa xây dựng các tiêu chuẩn cho việc đề bạt, thăng tiến và cơng khai minh bạch các tiêu chuẩn này làm cho một số CBCNV cĩ những suy nghĩ khơng đúng về chính sách đề bạt của cơ quan hiện nay.

2.2.2.5. Cơng tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

- Với hơn 950 lao động gồm biên chế, hợp đồng trong chỉ tiêu, hợp đồng dài hạn; cơng tác đào tạo được hết sức quan tâm vì đây là cơng tác quyết định sự phát triển Đài. HTV đầu tư nhiều tỷ đồng để tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ Truyền Hình trong và nước ngồi.

- Hàng năm, căn cứ vào nhiệm vụ và nhu cầu phát triển và nhiệm vụ, Đài lập kế hoạch đào tạo nhân sự cho năm sau, bao gồm: kế hoạch bồi dưỡng đào tạo lại, đào tạo ngắn hạn, dài hạn, bồi dưỡng nâng bậc… nhằm bổ sung, cập nhật kiến thức mới, nâng cao trình độ

theo yêu cầu cơng tác cho CBCNV, tạo ra đội ngũ năng động để bắt kịp tiến bộ khoa học kỹ thuật hiện đại.

Tổ chức tuyển chọn cán bộ đi đào tạo:

Căn cứ vào nhu cầu, chương trình và kế hoạch đào tạo, kinh phí đào tạo, Tổng Giám đốc Đài chỉ đạo, cân đối, lập kế hoạch tuyển sinh, triển khai chương trình đào tạo hàng năm. Tuy nhiên, kết quả cho thấy chưa đến 50% các đơn vị lập và thực hiện theo kế hoạch đào tạo do đơn vị xây dựng hàng năm; các đơn vị tham gia các lớp đào tạo theo thơng báo, chỉ đạo của Đài là chính.

Đối tượng được cử đi đào tạo là CBCNV thuộc một trong các diện dưới đây:

- Nằm trong quy hoạch sử dụng lao động của đơn vị (những người thuộc diện sắp xếp, bố trí theo kế hoạch dài hạn về phát triển nhân lực của đơn vị).

- Theo yêu cầu của các chức danh lao động (bổ sung kiến thức cho những người cịn thiếu so với tiêu chuẩn).

- Theo yêu cầu chuyển đổi chức danh của đơn vị (chuyển ngạch lương).

- Tuyển chọn luân phiên để tránh thiếu cơng bằng và cĩ người đi học nhiều lần khơng đảm bảo thời gian cơng tác.

Kinh phí đào tạo:

Kinh phí đào tạo được trích từ các nguồn sau: kinh phí đào tạo của Đài; kinh phí tham quan, đào tạo theo các hợp đồng mua sắm thiết bị; các học bổng và đài thọ của các tổ chức, Cơng ty, Chính phủ trong và ngồi nước… Số liệu dưới đây cho thấy phần nào về mức độ đầu tư trong cơng tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực của Đài.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại đài truyền hình TP hồ chí minh (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)