Các ý kiến chống và ủng hộ kiểm soát vốn: 1 3-

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát vốn vào việt nam thực trạng giải pháp (Trang 25 - 28)

1.5.1 Các ý kiến ủng hộ kiểm sốt vốn:

• Vốn lưu động tự do làm cho việc điều hành kinh tế vĩ mơ khó hơn trong

cả khi khó khăn lẫn khi thuận lợi. Khi đang phát triển thuận lợi, nguồn vốn đổ vào trong nước có thể dẫn đến tăng giá trị đồng nội tệ. Điều này sẽ làm khả năng thanh khoản tăng lên, và có thể sẽ gây lạm phát. Để tránh lạm phát các nước thường tăng lãi suất, nhưng việc này sẽ làm tình hình tồi tệ hơn vì sẽ càng hấp hẫn dịng vốn đầu tư nước ngồi. Do đó, các nước có thể ngăn ngừa khủng hoảng bằng cách hạn chế dòng vốn chảy vào trong nước, tạo sự linh hoạt cho các nước để có thể giảm lãi suất và tăng tốc độ phát triển mà không phải lo lắng là hệ thống tiền tệ của họ sẽ bị sụp đổ. Trong thời kỳ khủng hoảng, biện pháp này cho các nước một khoảng thời gian để thiết lập trật tự trong ngành tài chính.

• Đảm bảo là tiết kiệm nội địa sẽ được sử dụng ở trong nước. Các nước

như đang phát triển không muốn tiền tiết kiệm nội địa được đầu tư ra nước ngồi vì các nước này cần vốn để thúc đẩy nền kinh tế của chính họ.

• Trong khi FDI là dòng vốn để mua quyền sở hữu và sử dụng các tài sản như xí nghiệp, nhà xưởng hay bất động sản, và không thể dễ dạng bị rút ra khỏi nền kinh tế qua một đêm thì FPI là dịng vốn chỉ để mua quyền sở hữu các tài sản có tính thanh khoản cao như chứng khoán, và dễ dàng được chuyển đổi thành tiền để chuyển ra khỏi quốc gia và cần được kiểm soát.

1.5.2 Các ý kiến chống kiểm sốt vốn

• Việc cho phép các dòng vốn lưu chuyển tự do sẽ giúp đồng vốn tìm đến

những nơi có hiệu quả sinh lợi cao hơn, giúp cho cư dân các quốc gia khác nhau có thể tận dụng được tiềm năng của mình.

• Việc kiểm sốt vốn là khó thực thi, kể cả khi đã được thực thi cũng kém

hiệu quả. Sebastian Edward, kinh tế trưởng của World Bank phụ trách khu vực Mỹ La tinh và Caribbean, và những người phản đối biện pháp này nói rằng ở các nước áp dụng kiểm soát vốn sau thời kỷ khủng hoảng như Argentina, Brazil và Mexico tốc độ tăng trưởng đã bị chậm lại.

• Kiểm sốt vốn cũng bóp méo sự vận động của thị trường tài chính, tạo

cảm giác an tồn giả tạo cho các nước, các nước sẽ khơng thay đổi chính sách vì họ cảm thấy đã được các quy định kiểm soát bảo vệ.

• Những người ủng hộ tự do hố thị trường vốn nói rằng nếu khơng có tự

do hố thị trường vốn thì các nước sẽ không thể thu hút được FDI, tuy nhiên khơng có nhiều bằng chứng để chứng minh điều này. Trung Quốc là một ví dụ, đây là nước thu hút được nhiều vốn đầu tư nước ngoài trực tiếp nhất trên thế giới nhưng lại có kiểm sốt tài khoản vốn.

• Tự do hoá thị trường vốn được thúc đẩy cả ở những nước khơng trong

tình trạng thiếu vốn – như các nước Đơng Á, nơi đang cịn khó khăn xoay sở để đầu tư tiền tiết kiệm của họ. Tuy nhiên q trình này khơng nhất thiết sẽ làm nảy sinh các vấn đề nếu như các nước này có khn khổ pháp lý và khu vực tài chính mạnh. Ví dụ như nhóm G-7 của các nước phát triển đã tự do hố tài khoản vốn nhưng khơng bị rơi vào khủng hoảng.

1.5.3 Tự do hóa tài khoản vốn có kiểm sốt:

• Trong khi nhiều nước gặp khó khăn trong việc thực thi chính sách kiểm

soát vốn, một số nước lại thành cơng trong việc này, ví dụ như Chile và Malaysia. Kể cả khi kiểm sốt vốn khơng được thực thi một cách hồn chỉnh hay vẫn tạo khe hở để luồn lách, thì chính sách này vẫn có thể giúp ổn định nền kinh tế (theo lời Paul Volcker, cựu chủ tịch Cục dự trữ Liên bang Mỹ thì ơ thủng vẫn có thể tạm dùng được khi trời mưa). Tuy nhiên cần phân biệt giữa kiểm soát nguồn vốn

đổ vào trong nước như Chile và kiểm soát nguồn vốn chảy ra ngoài nước như Malaysia.

Đến mùa hè năm 1999, nhà kinh tế cao cấp của IMF Michael Mussa đã chính thức thừa nhận mức độ rủi ro của chính sách tự do hóa tài khoản vốn và đề nghị thay đổi điều lệ được rút lại. Tháng 11 năm 2001, Phó tổng giám đốc mới của IMF Anne Krueger thừa nhận rằng áp dụng kiểm sốt vốn trong tình trạng khủng hoảng kinh tế có thể là việc nên làm. Kiểm sốt vốn vẫn cịn là vấn đề đang được tranh cãi gay gắt, tuy nhiên kể cả các nhà kinh tế chủ đạo cũng đã bắt đầu nói rằng tự do hoá thị trường vốn cần được thực hiện từ từ và chỉ khi đã có đủ những điều kiện sau:

• Hệ thống ngân hàng đã phát triển mạnh và có khả năng xử lý nguồn vốn

đổ vào và hướng nguồn vốn này vào những dự án đầu tư có hiệu quả.

• Các cơng ty được sắp xếp lại và có năng suất cao để có thể sử dụng vốn

vay có hiệu quả và khơng đầu tư “vốn tốt vào dự án tồi”.

• Có một chế độ luật pháp và quy định nhằm hạn chế độc quyền để đảm

bảo sự cẩn trọng trong hoạt động của ngân hàng, và khi cần thiết có thể điều hồ quá trình phá sản của các cơng ty nặng nợ.

• Mơi trường kinh tế vĩ mơ lành mạnh để có thể tránh thâm hụt ngân sách

vì điều này sẽ làm trầm trọng thêm độ nóng của nền kinh tế khi có quá nhiều vốn đầu tư chảy vào, và chế độ tỷ giá hối đối kém linh hoạt vì như vậy sẽ khơng đối phó nổi với các dao động phát sinh khi có vốn vào.

• Một hệ thống quy định thận trọng và mạnh, và luật lệ chặt chẽ để đảm

bảo hệ thống kế toán, kiểm toán và báo cáo phù hợp.

• Khơng có bất kỳ sự đảm bảo nào của chính phủ dẫn đến việc khuyến

khích quá nhiều vốn vay ngắn hạn.

Giáo sư Jagdish N. Bhagwati thuộc khoa kinh tế trường đại học Columbia của Mỹ, một trong những nhà kinh tế hàng đầu trong lĩnh vực thương mại, cho rằng tuy tự do thương mại có lợi cho các nước đang phát triển, tự do hố hồn tồn thị trường vốn sẽ có rủi ro rất cao. Ơng chỉ ra rằng khơng có bằng chứng nào để chứng minh là tự do hoá thị trường vốn sẽ mang lại nhiều lợi ích hơn là mở cửa cho đầu tư nước ngoài, và những lợi ích từ q trình ln chuyển vốn tự do mang lại sẽ bị xố nhồ một khi nền kinh tế bị sụp đổ do khủng hoảng.

Nhà kinh tế Dani Rodrik thuộc trường Harvard, người đã chỉ trích tốc độ tự do hố thương mại q nhanh, kết luận rằng khơng có thống kê nào chứng minh

cho quan niệm tự do hoá thị trường vốn sẽ thúc đẩy phát triển kinh tế hoặc dẫn đến tăng số lượng thực vốn đầu tư nước ngoài.

Các nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới và các tổ chức khác cho thấy rằng tự do hố thị trường vốn có liên quan một cách có hệ thống tới mất ổn định và khủng hoảng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát vốn vào việt nam thực trạng giải pháp (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)