2.3. Thực trạng thu hút dòng vốn FPI: 3 7-
2.3.2 Tình hình thu hút vốn FPI: 3 7-
2.3.2.1 Giai đoạn từ 1997-2004:
Đây là giai đoạn nền tảng đặt nền móng cho sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam. Ngay từ giai đoạn này, vai trò của nhà đầu tư nước ngoài đã thể hiện rất rõ nét với các làn sóng đầu tư gián tiếp đổ vào Việt Nam
• Làn sóng đầu tư gián tiếp thứ nhất
Với một nền kinh tế phát triển năng động với nhiều tiềm năng to lớn, Việt Nam đã trở thành một điểm đến của các nhà đầu tư tài chính quốc tế. Bằng chứng là dù TTCK Việt Nam chỉ chính thức đi vào hoạt động vào ngày 20/07/2000 nhưng từ đầu những năm 90, làn sóng đầu tư gián tiếp đã chảy vào Việt Nam thông qua các quỹ đầu tư nước ngồi. Đây cũng chính làn sóng đầu tư gián tiếp
thứ nhất với sự thành lập của 7 quỹ đầu tư nước ngoài quản lý số vốn khoảng 700 triệu đô la.
Tuy nhiên, khủng hoảng tài chính Châu Á nổ ra vào năm 1997 cùng với sự chậm trễ trong việc đưa vào hoạt động của các TTGDCK, lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam chứng kiến sự tháo chạy của luồng vốn gián tiếp này. Đến cuối thập niên 90, chỉ còn duy nhất một quỹ đầu tư còn trụ lại là VietNam Enterprise Investment Fund (VEIL) thuộc Công ty quản lý quỹ Dragon Capital, vốn cũng đã mất 50% giá trị tài sản sau cuộc khủng hoảng.
Sự đổ bộ và tháo chạy của làn sóng đầu tư gián tiếp thứ nhất cho thấy sự năng động của dịng vốn này hay nói cách khác nó hoạt động như một dịng tiền thông minh, lưu thông không chỉ trong phạm vi một quốc gia, một khu vực mà trên toàn cầu. Khi một nền kinh tế, một quốc gia khởi sắc về kinh tế, tuân thủ luật chơi quốc tế, luồng vốn này tự khắc tìm đến, bơm vốn để kích thích thêm sự tăng trưởng ở nơi đó nhưng nếu mọi thứ trở nên xấu đi, các chính phủ thực hiện những chính sách sai lầm hay không đáp ứng được sự mong đợi của cộng động đầu tư quốc tế thì lập tức dịng vốn này sẽ rút khỏi với một tốc độ nhanh đến không ngờ.
• Làn sóng đầu tư gián tiếp thứ 2
Ngày 20/07/2000, TTGDCK Tp. HCM đã chính thức hoạt động với hai mã cổ phiếu niêm yết là REE, SAM khởi đầu cho sự hình thành của TTCK Việt Nam. Đến cuối năm 2000, TTGDCK Tp. HCM đã có 5 loại cổ phiếu niêm yết với giá trị thị trường vào khoảng 1.237,5 tỷ đồng. Cùng với sự tăng trưởng nhanh chóng của nền kinh tế, sự ra đời của TTGDCK đã thúc đẩy sự quay trở lại của làn sóng đầu tư gián tiếp thứ 2.
Dòng vốn FPI thứ hai được khởi động vào năm 2002 với sự thành lập của quỹ Mekong Enterprise, VinaCapital và một loạt quỹ nhỏ khác. Thị trường chứng khoán Việt Nam đã thu hút được một số lượng nhà đầu tư nước ngồi thơng qua sự gia tăng nhanh chóng số lượng tài khoản giao dịch của NĐTNN. Họ cũng tham gia tích cực hơn vào quá trình giao dịch của thị trường.
Giao dịch NĐTNN 45 72 99 203 15 147 253 864 - 50 100 150 200 250 2001 2002 2003 2004 Tài khoản - 100 200 300 400 500 600 700 800 900 1,000 tỷ đồng
Tài khoản NĐTNN Giá trị giao dịch (tỷ đồng)
(Tạp chí Đầu tư chứng khốn, số 8 năm 2004)
Tuy nhiên, đến cuối năm 2005 thì luồng vốn gián tiếp cũng chỉ mới chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong tổng đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Ước tính vốn đầu tư gián tiếp mới chỉ chiếm khoảng 1% vốn đầu tư trực tiếp, tỷ lệ này ở các quốc gia trong khu vực chiếm khoảng 30-40%.
Đồ thị 2.4: Tỷ lệ FPI/FDI giai đoạn 2002-2004
Tỷ lệ FPI/FDI 1.20% 2.30% 3.70% 0.00% 0.50% 1.00% 1.50% 2.00% 2.50% 3.00% 3.50% 4.00% 2002 2003 2004 FPI/FDI (Nguồn: IMF)
Đến tháng 11/2004, tổng giá trị chứng khoán niêm yết đạt hơn 20.000 tỷ đồng trong đó có 26 cổ phiếu niêm yết đạt 1.319,44 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 6,6% trên tổng giá trị niêm yết của thị trường và có gần 18.600 tỷ đồng các loại trái phiếu chính phủ, trái phiếu ngân hàng đầu tư và phát triển, trái phiếu quỹ hỗ trợ phát triển, trái phiếu đô thị,…
Chỉ số VN-Index trong giai đoạn này lên tới đỉnh điểm là 571,04 điểm trong phiên giao dịch thứ 137 ngày 26/6/2001 và rơi xuống đáy 130,09 điểm ngày 24/10/2003.
Đồ thị 2.5: Diễn biến chỉ số VN-Index giai đoạn 2001-2004
(VietStock.com.vn)
Trong giai đoạn đầu này, vai trò của NĐTNN đã thể hiện rất rõ nét, mang tính định hướng cho toàn thị trường. Nhà đầu tư trong nước với kiến thức về chứng khốn cịn rất hạn chế đã xem việc giao dịch của NĐTNN như kim chỉ Nam cho sự giao dịch của mình. Các định chế nước ngồi tham gia góp vốn vào các cơng ty trong nước như REE, VNM, Sacombank… đã đóng góp rất tích cực cho sự phát triển của các doanh nghiệp này.
Tuy nhiên, cũng chính trong giai đoạn này chúng ta cũng đã thấy được tính đầu cơ của dịng vốn nóng trên thị trường chứng khốn. Tính đầu cơ khơng chỉ thể hiện ở sự ra vào nhanh chóng của dịng vốn đầu tư gián tiếp mà nó cịn thể hiện ngay ở cả các dòng vốn đầu tư trong nước. Rất nhiều dòng vốn nhàn rỗi trong dân chúng đã được sử dụng để đầu cơ vào thị trường chứng khốn với mục đích đón đầu dịng vốn đầu tư gián tiếp, hy vọng sẽ bán lại các cổ phiếu cho các NĐTNN với giá cao hơn.
2.3.2.2 Giai đoạn 2005 – 2009:
(http://info.vcbs.com.vn) • Thời kì 1 (năm 2005): Giai đoạn chuyển mình của con Gấu.
Ngày 8/3/2005, TTGDCK Hà nội chính thức hoạt động với 6 cổ phiếu giao dịch. Ngày 29/9/2005 Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định 238/2005/QĐ-TTg cho phép nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ đến 49% cổ phần của tổ chức niêm yết. Điều đó đã làm cho TTCK sơi động hẳn lên với giá trị giao dịch khớp lệnh bình quân phiên trong tháng 9 và 10/2005 lên đến 21,7 tỷ gấp hơn hai lần so với giá trị giao dịch bình quân phiên của cả năm. Số lượng nhà đầu tư với gần 10.000 tài khoản giao dịch mới được mở, tăng 44,9% so với năm 2004 và gấp 10 lần so với cuối năm 2000. Đến cuối năm 2005, số lượng cổ phiếu giao dịch đã tăng lên 33 với tổng giá trị thị trường của các chứng khoán niêm yết và đăng ký giao dịch theo mệnh giá đạt 47.478 tỷ đồng, tương đương 6,1 % GDP, trong đó cổ phiếu chiếm 1,2% GDP và trái phiếu chiếm 4,9% GDP. Cơng ty chứng khốn thành viên được cấp phép hoạt động cũng tăng lên con số 15 công ty.
Đồ thị 2.7: Diễn biến chỉ số VN-Index năm 2005
(http://www.sbsc.com.vn) • Thời kỳ 2 (từ 2006 - Quí I năm 2007): Giai đoạn của những kỷ lục
Năm 2006, TTCK có sự tăng trưởng vượt bật cả về số lượng hàng hoá, giá trị giao dịch và sự tham gia của các nhà đầu tư đặc biệt là các tổ chức tên tuổi như JP Morgan Chase, Merryll Lynch, Citigroup… Trước những thơng tin có lợi như Việt Nam có khả năng là thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO, cùng với việc Việt Nam được đánh giá là nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao đứng thứ 2 sau Trung Quốc và mơi trường đầu tư ổn định chính là những nhân tố thúc đẩy tâm lý cả nhà đầu tư trong nước và ngồi nước.
Tính đến ngày 31/12/2006, đã có 193 cơng ty niêm yết tại TTGDCK Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh. Tổng giá trị vốn hoá đạt 221.156 tỷ đồng (tương đương 14 tỷ USD), bằng 22,7% GDP năm 2006, tăng gần 20 lần so với cuối năm 2005 và vượt xa mục tiêu đạt 15% GDP vào năm 2010 của chiến lược phát triển TTCK. VN- Index tăng mạnh, đạt 751,77 điểm vào phiên giao dịch cuối năm, tăng trưởng 143% so cuối năm 2005 trong khi mức tăng trưởng của năm 2005 chỉ là 28%.
Đồ thị 2.8: Diễn biến chỉ số VN-Index giai đoạn 2006 - Quý 1/2007
(http://www.sbsc.com.vn)
Cùng với sự kiện Việt Nam gia nhập vào tổ chức thương mại thế giới WTO (7/11/2006), sự tăng trưởng cao của nền kinh tế, và các dịng vốn gián tiếp nước ngồi liên tục đổ vào Việt Nam nhằm tranh thủ những lợi thế của thị trường mới nổi làm cho giá của các cổ phiếu phổ thông, kể cả cổ phiếu mới vừa IPO xong cũng tăng lên rất cao so với giá trị thực của nó. Tại sàn TP.Hồ Chí Minh, chỉ số VN-Index đã đạt mức kỷ lục cao nhất trong lịch sử hoạt động của nó từ trước đến giờ khi đạt 1170,67 điểm vào ngày 12/3/2007, một mức mà ngay cả các chuyên gia kinh tế đầy kinh nghiệm và các nhà đầu tư kỳ vọng nhất cũng không ngờ, không tưởng tượng nổi sự phát triển đột phá của thị trường.
Tại TTGDCK Hà Nội, chỉ số HASTC Index dừng cuối tháng 12/2006 ở mức 242,89 điểm và sau đó đạt đỉnh vào ngày 9/3/2007 với 450 điểm, tăng gấp gần 2 lần chỉ trong vịng có 3 tháng.
Đồ thị 2.9: Diễn biến chỉ số HNX-Index 2006-2007
(http://www.sbsc.com.vn)
Chính sự tăng trưởng nhanh chóng của TTCK đã đưa Việt Nam vào sách xếp hạng top-10 “bull market”
Bảng 2.3: Top-10 “bull market” STT Quốc gia Tỷ suất sinh lợi
1 Peru 168% 2 Venezuela 156% 3 Viet Nam 145% 4 China 121% 5 Russia 92% 6 Costa Rica 77% 7 Botswana 74% 8 Croatia 61%
9 Serbia & Montenegro 58%
10 Marocco 57%
(Nguồn: Dow Jones)
Cũng theo hãng tin tài chính hàng đầu Bloomberg và hãng tư vấn đầu tư tồn cầu Standard & Poors vừa cơng bố báo cáo tốc độ tăng trưởng của thị trường chứng khoán tại 83 nước cho thấy tại Châu Á, Việt Nam chỉ đứng sau Ấn Độ và Indonesia.
Bảng 2.4: Tỷ lệ tăng trưởng TTCK tại Châu Á
STT Quốc gia Tỷ suất sinh lợi
1 Peru 168% 2 Venezuela 156% 3 Viet Nam 145%
4 China 121% 5 Russia 92% 6 Costa Rica 77% 7 Botswana 74% 8 Croatia 61% 9 Serbia & Montenegro 58%
(Bloomberg, Standard & Poor’s) • Thời kỳ 3 : Thời kỳ của sự điều chỉnh
Thời kỳ này là một loạt sự điều chỉnh sâu của thị trường. Nếu như từ tháng 1 đến tháng 3, năm 2007 chỉ số VN-Index “nóng” liên tục, đạt mức kỷ lục 1.170,67 điểm, thì sau đó giảm mạnh, đến cuối tháng 4 cịn 905,53 điểm. Từ tháng 5 đến tháng 7, VN- Index dao động từ 900-1,000 điểm và đầu tháng 8 giảm xuống 883,9 điểm
Đồ thị 2.10: Diễn biến chỉ số VN-Index giai đoạn điều chỉnh năm 2007
(http://www.sbsc.com.vn)
Chỉ số VN-Index trong phiên giao dịch cuối cùng của năm 2007 đạt 927,02 điểm, tăng khoảng 25% so với cuối năm 2006. Nếu so với mức tăng 146% mà chỉ số này đạt được trong năm 2006, thì sự tăng trưởng của VN-Index đã “khiêm tốn” đi rất nhiều.
Tuy nhiên với sức hấp dẫn của một thị trường mới nổi, vẫn còn non trẻ và đầy tiềm năng. Nhiều “đại gia” phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) như Vietcombank, Habeco, Incombank vẫn thu hút một lượng lớn luồng vốn đầu tư gián tiếp đổ vào thị trường.
Theo thống kê của UBCKNN, riêng 6 tháng đầu năm 2007 đã có khoảng 260 quỹ ĐTNN đầu tư vào TTCK Việt Nam với tổng giá trị danh mục đầu tư ước tính khoảng 5 tỷ USD. Số lượng tài khoản của nhà đầu tư nước ngoài cũng gia tăng đáng kể lên tới khoảng 5.568 tài khoản trong đó khoảng 5.353 tài khoản cá nhân và 215 tài khoản tổ chức. Nét nổi bật trong giai đoạn này là các nhà đầu tư mới đến từ các nước Châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore… Trong đó lượng tài khoản của nhà đầu tư Nhật mở mới tại các CTCK được xem là đông nhất, chiếm hơn 70% tổng số tài khoản cá nhân của nhà đầu tư nước ngoài. Tại sàn SSI, bình qn mỗi tuần có đến 40 nhà đầu tư Nhật mở tài khoản. Tương tự tại sàn BVSC lượng tài khoản của nhà đầu tư Nhật đã chiếm 70% trong tổng số tài khoản của nhà đầu tư nước ngoài.
Số lượng giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài đạt 7.500 tài khoản (tăng gấp 3 lần so với năm trước). Nhà đầu tư nước ngoài đang nắm 25-30% cổ phần của công ty niêm yết với doanh số giao dịch chiếm 18% toàn thị trường. Giá trị danh mục đầu tư của khối đầu tư nước ngồi trên thị trường chính thức đạt 7,6 tỷ USD. Cũng theo UBCKNN, tính đến hết ngày 29/12/2007, tồn thị trường đã có 248 cơng ty niêm yết và chứng chỉ quỹ (sàn TP.Hồ Chí Minh 141, sàn Hà Nội 108). Tổng giá trị vốn hố thị trường đạt khoảng 491 nghìn tỷ đồng (sàn TP. Hồ Chí Minh 361 nghìn tỷ đồng, sàn Hà Nội 130 nghìn tỷ đồng).
Bảng 2.5: Bảng tỷ lệ sở hữu của NĐTNN 2005-2007
(triệu đô la)
Năm Giá trị vốn hố tồn
thị trường Giá trị NĐTNN nắm giữ Tỷ lệ
31.12.2005 469 114 24.38% 31.12.2006 9,110 2,060 22.62% 31.12.2007 30,700 7,675-9,210 25-30%
(Nguồn: Công ty cổ phần chứng khốn Hà Nội ) • Thời kỳ 4 (đầu năm 2008 đầu 2009) : TTCK Việt Nam lao dốc
Nếu như trong cuối năm 2006 và đầu năm 2007, các nhà đầu tư đổ xô mua chứng khoán vào, giá các chứng khoán cứ thi nhau lên giá, các công ty đua nhau lên sàn, nhiều tổ chức thành lập các sàn giao dịch chứng khốn… làm cho thị trường có lúc đã căng như quả bóng sắp nổ thì cuối năm 2007 và 4 tháng đầu năm 2008 thị trường thực sự lao dốc khơng phanh. Có những thời điểm VN-Index xuống đến mức thấp nhất trong vịng gần 2 năm trở lại đây đó là vào đợt khớp lệnh đầu tiên của ngày 26.3.2008 khi VN-Index chốt ở mức 495.02 điểm.
Đồ thị 2.11: Diễn biến chỉ số VN-Index từ 2007 - đầu 2009
(http://www.sbsc.com.vn) Đồ thị 2.12: Diễn biến chỉ số HNX-Index từ 2008 - đầu 2009
(http://www.sbsc.com.vn)
Trong quý I năm 2008, VN-Index đã tụt 44% so với mức đỉnh vào tháng 3 năm 2007. Bên cạnh đó chỉ số giá tiêu dùng CPI của Việt Nam trong tháng 3 đã tăng 19,4% so với cùng kỳ năm 2007 và tiếp tục tăng theo những quý tiếp theo của năm 2008. Trong thời gian này giá cả của tất cả các mặt hàng tăng đến “chóng mặt” nhất là giá xăng dầu thế giới có lúc đạt đỉnh 147 USD/ thùng đã đẩy giá xăng dầu trong nước tăng vọt nhanh chóng, đồng tiền trong nước liên tục bị mất giá, hiện tượng “đơla hố” bắt đầu xuất hiện trên thị trường, lãi suất ngân hàng liên tục có nhiều biến động lớn… Do đó, đã gây nhiều khó khăn trong cuộc sống của người dân cũng như trong điều hành chính sách tài khóa và tiền tệ của Chính phủ. Những tác động xấu trên đã gây rất nhiều khó khăn cho TTCK. Các nhà đầu tư trong nước có xu hướng tháo chạy khỏi thị trường trong khi các nhà đầu tư nước ngoài lại gom “hàng” liên tục nhiều hơn lượng bán ra. Điều này cho
ta thấy rõ sự thiếu kiến thức cũng như kỹ năng phân tích thị trường, tâm lý chạy theo đám đông xảy ra phần đông ở các nhà đầu tư trong nước. Nội trong tháng 3 năm 2008, khối ngoại đã mua ròng lượng cổ phiếu trị giá 249 triệu USD, đây là mức mua ròng lớn nhất của khối này kể từ tháng 1 năm 2007. Trong quý I năm 2008, các nhà đầu tư nước ngoài đã đổ tổng số tiền 450 triệu USD vào TTCK Việt Nam trong khi đẩy mạnh bán ra ở các thị trường Châu Á khác.
Liên tục các phiên giao dịch trong quý II năm 2008 chứng kiến sự tụt dốc không phanh của thị trường chứng khoán Việt Nam trên cả hai sàn HOSE và HASTC. Hầu hết các nhà đầu tư đang nắm giữ cổ phiếu dường như đã phó mặc cho thị trường quyết định hoặc phó mặc cho các cơng ty chứng khốn, ngân hàng “giải quyết” đối với số cổ phiếu cầm cố. Chỉ số VN-Index trên hai sàn này liên