Chính sách tỷ giá: 4 9-

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát vốn vào việt nam thực trạng giải pháp (Trang 61 - 63)

2.4 Thực trạng kiểm soát vốn ở Việt Nam thời gian qua: 4 9-

2.4.1.1 Chính sách tỷ giá: 4 9-

Kinh nghiệm điều hành tỷ giá ở các nước cho thấy chính sách tỷ giá sai lầm là một trong những nguyên nhân chính gây ra các cuộc khủng hoảng kinh tế, đặc biệt là những quốc gia có hệ thống tài chính cịn yếu kém. Do đó một chính sách tỷ giá thích hợp là điều hết sức quan trọng so sự phát triển an toàn và bền vững cho nền kinh tế.

Việt Nam áp dụng cơ chế tỷ giá thả nổi có quản lý với một chính sách tỷ giá linh hoạt. Thực hiện cam kết mở cửa thị trường, hội nhập quốc tế, NHNN đã thực hiện việc công bố tỷ giá trên cơ sở tỷ giá bình quân chung trên thị trường liên ngân hàng theo biên độ dao động thích hợp, cụ thể kể từ tháng 7/2002, biên độ dao động là 0,2%; 0,5% (1/2007); 1% (10/3/2008) và 5% từ 24/03/009. Điều này cho thấy cơ chế điều hành tỷ giá được điều chỉnh một cách linh hoạt theo tình hình biến động của thị trường. Khi cần thiết, Ngân hàng nhà nước sẵn sàng can thiệp trên thị trường liên ngân hàng, điều chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc, quy định biên độ giao dịch tỷ giá. Tỷ giá hối đoái trong các năm qua liên tục biến động một chiều, tức là VND thường xuyên bị mất giá so với USD tuy rằng mức độ mất giá không lớn và không đều. Cuối năm 2009, khi tỷ giá USD/VND liên tục tăng, tỷ giá giao dịch đô la liên ngân hàng luôn chạm trần biên độ 3% trong khi tỷ giá USD/VND ngồi thị trường chợ đen đã có lúc vượt 21,000 đồng. NHNN đã thi hành một loạt các biện pháp rất quyết liệt để hạ nhiệt tỷ giá như cho phá giá tiền đồng 3.5% đồng thời thu hẹp biên độ dao động về 3%. Song song đó, Chính Phủ đã yêu cầu các tập đồn, tổng cơng ty lớn của Nhà nước có nguồn thu ngoại tệ lớn bán lại ngoại tệ cho ngân hàng nhằm tạo nguồn ngoại tệ đáp ứng nhu cầu thanh khoản trên thị trường, Chính Phủ cũng chỉ đạo kiểm soát chặt giao dịch ngoại tệ trên thị trường chợ đen nhằm chống các hành vi đầu cơ, tích trữ đơ la. Mặt khác, Chính phủ cũng chỉ đạo Bộ cơng thương kiểm sốt mức nhập siêu thông qua việc nâng thuế nhập khẩu, áp thuế TTĐB đối với một số mặt hàng xa xỉ để hạn chế nhập siêu. Tiếp đó, Chính Phủ cũng vừa có một động thái rất quyết liệt là đóng cửa hoạt động các sàn vàng dưới mọi hình thức trên phạm vi cả nước với lý do các sàn vàng chưa có đóng góp thực sự cho nền kinh tế nhưng lại đang tạo ra những bất ổn do việc đầu cơ kinh doanh vàng. Sâu xa của quyết định này chính là vấn đề quản lý ngoại hối của Việt Nam, nói một cách ngắn gọn các sàn vàng cung cấp các giao dịch mua bán khống vàng cho nhà đầu tư, các ngân hàng đã phải sử dụng vàng gửi tiết kiệm của người dân để cho vay cho các hoạt động này. Và để đảm bảo thanh khoản, các ngân hàng phải mở một tài khoản giao dịch vàng tại nước ngoài để mua bán đối ứng với các giao dịch trong nước. Đây là một “lỗ thủng” ngoại tệ khá lớn mà Chính phủ muốn “bịt” lại.

Các biện pháp quyết liệt nêu ra ở trên đã ngay lập tức có tác động tích cực đến thị trường ngoại hối khi tỷ giá đô la thị trường liên ngân hàng dao động trở về trong biên độ giao dịch, thanh khoản ngoại tệ được cải thiện, thị trường đô la chợ đen đã dần ổn định về mức tỷ giá USD/VND dưới 19,000. Trong thời gian tới, Chính phủ sẽ nhiều khả năng tiếp tục tăng cường quản lý ngoại hối thông qua các biện pháp dài hơi hơn như kiểm soát nhập siêu, tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngồi…

Như vậy, có thể nói một trong các mục tiêu lớn của Chính Phủ Việt Nam là điều hành tỷ giá linh hoạt phù hợp với tình hình kinh tế đã bước đầu gặt hái được nhiều thành công nhất là trong việc hỗ trợ xuất khẩu. Tuy nhiên, tỷ giá biến động một chiều sẽ không có lợi cho nhập khẩu và vay nợ nước ngồi trả bằng ngoại tệ. Do Việt Nam là nước đang phát triển cho nên rất cần nhiều vốn vay và nhập nhiều hàng hoá, máy móc thiết bị phục vụ cho việc cơng nghiệp hố, phát triển đất nước. Vì thế gánh nặng tài chính mang lại do đồng tiền bị mất giá là điều không thể tránh khỏi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát vốn vào việt nam thực trạng giải pháp (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)