Lý thuyết bộ ba bất khả thi (The Impossible Trinity) là một mơ hình lý thuyết rất phổ biến, còn được gọi là mơ hình Mundell- Fleming được Robert Mundell và Marcus Fleming phát triển trong những năm 1960. Và vào những năm 1980, khi vấn đề kiểm soát vốn bị thất bại ở nhiều quốc gia cùng với mâu thuẫn giữa việc neo giữ tỷ giá và chính sách tiền tệ độc lập ngày càng rõ ràng thì Lý thuyết bộ ba bất khả thi đã trở thành nền tảng cho kinh tế học vĩ mô của nền kinh tế mở.
Theo Lý thuyết bộ ba bất khả thi thì một quốc gia không thể đồng thời thực hiện cùng một lúc 3 mục tiêu chính sách vĩ mơ:
• Ổn định tỷ giá
• Tự do hóa dịng vốn
• Chính sách tiền tệ độc lập
“Bạn khơng thể có đồng thời tất cả: một quốc gia chỉ có thể chọn tối đa 2
trong 3. Nó có thể chọn một chính sách ổn định tỷ giá nhưng phải hi sinh tự do hóa dịng vốn tức là tiếp tục kiếm soát vốn (giống như Trung Quốc ngày nay), nó có thể chọn một chính sách tự do hóa dịng vốn nhưng vẫn tự chủ về tiền tệ, song phải để tỷ giá thả nổi (giống như Anh hoặc Canada), hoặc nó có thể chọn kiểm sốt vốn và ổn định chính sách tiền tệ , nhưng phải thả nổi lãi suất để chống lạm phát hoặc suy thoái (giống như Achentina hoặc hầu hết Châu Âu)"- Paul Krugman, 1999.
Các lý luận kinh tế như sơ đồ DD-AA hay mơ hình Mundell-Fleming đều chỉ ra quan hệ giữa chính sách tiền tệ và tỷ giá hối đối với giả định là vốn được tự do lưu chuyển qua biên giới quốc gia. Khi NHTW thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng thì tỷ giá hối đối sẽ tăng lên, khi thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt thì tỷ giá giảm đi. Như thế, nếu thực hiện một chế độ tỷ giá cố định, thì chính sách tiền tệ khơng thể thay đổi linh hoạt được.
Giả sử một nước cố gắng thực hiện cả ba chính sách trên đồng thời. Khi kinh tế tăng trưởng nhanh, vốn nước ngoài sẽ chảy vào trong nước gây ra áp lực tăng giá nội tệ. Khi đó, NHTW muốn bảo vệ chế độ tỷ giá cố định thì cần phải mua ngoại tệ vào. Song điều này lại làm tăng lượng cung tiền trong lưu thông dẫn đến
tăng tốc lạm phát. Muốn lạm phát không tăng tốc, NHTW có thể thực hiện chính sách thanh khoản đối ứng, cịn được gọi là chính sách vơ hiệu hóa. thu hồi bớt nội tệ từ lưu thơng nhằm vơ hiệu hóa hoặc giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực của việc thu mua ngoại tệ tới giá trị nội tệ thơng qua việc bán chứng khốn để thu nội tệ về. Song như thế thì vốn nước ngồi càng chảy vào nhiều.
Nói tóm lại, lý thuyết bộ ba bất khả thi chỉ ra rằng chỉ có thể tồn tại một phối hợp trong đó đạt được hai mục tiêu và “đánh đổi” mục tiêu còn lại. Dưới đây là tam giác thể hiện các sự phối hợp có thể có của ba mục tiêu Tỷ giá ổn định, Lưu chuyển vốn tự do và một chính sách tiền tệ độc lập.
Hình tam giác thể hiện các nguyên tắc phối hợp của bộ ba bất khả thi, các cạnh thể hiện các mục tiêu mà các quốc gia theo đuổi. Nếu một quốc gia muốn giữ chính sách tiền tệ độc lập và duy trì tỷ giá ổn định, quốc gia đó phải chấp nhận khơng thể có sự lưu chuyển vốn tự do (Trung Quốc). Nếu chính sách tiền tệ độc lập và sự lưu chuyển vốn tự do là ưu tiên, quốc gia đó phải để tỷ giá thả nổi hoàn toàn đồng nghĩa với những sự biến động của nó (Nhật Bản). Và cuối cùng, nếu một quốc gia chọn lựa một chế độ tỷ giá ổn định và sự lưu chuyển tự do của dịng vốn, mục tiêu về chính sách tiền tệ cần phải bị từ bỏ như một sự đánh đổi (Hồng Kông).