2.4 Thực trạng kiểm soát vốn ở Việt Nam thời gian qua: 4 9-
2.4.2 Về điều hành lãi suất: 5 3-
Trên thị trường tài chính, lãi suất được xem như giá cả của khoản tín dụng. Lãi suất rất nhạy cảm với quan hệ cung cầu về vốn. Một khi có sự mất cân đối quan hệ cung cầu vốn thì diễn ra quá trình phân phối lại thu nhập giữa người đi vay và cho vay thông qua sự thay đổi tăng hay giảm lãi suất. Chính đặc tính này mà lãi suất có tác động đến sự phân phối nguồn tài chính xã hội trong mối tương quan giữa tiết kiệm và đầu tư. Mặt khác, trong nền kinh tế mở, lãi suất có ảnh hưởng nhất định đến sự thay đổi quan hệ cung cầu ngoại tệ nên nó có tác động thay đổi tỷ giá và cán cân thanh toán. Điều này một lần nữa được thấy qua cuộc đua tăng lãi suất giữa các ngân hàng thương mại cổ phần vào cuối năm 2007, đầu năm 2008.
Qua nhiều lần thay đổi cơ chế điều hành lãi suất, Việt Nam đã từng bước gỡ bỏ dần các ràng buộc trong cơ chế điều hành lãi suất theo hướng tiến tới tự do hố lãi suất hồn tồn. Điều này càng khẳng định chính sách hội nhập tài chính thế giới của Việt Nam. Sau khi hệ thống ngân hàng Việt Nam được tổ chức theo mơ hình ngân hàng hai cấp, hoạt động theo cơ chế thị trường thì cơ chế lãi suất bao cấp đã được loại bỏ. Từ tháng 6/1992 đến cuối năm 1995 điều hành lãi suất theo khung lãi suất (bao gồm lãi suất trần với lãi suất cho vay và lãi suất sàn với
lãi suất huy động). Từ đầu năm 1996 đến tháng 7/2000, Ngân hàng Nhà Nước áp dụng mức lãi suất trần đối với lãi suất cho vay.
Từ tháng 8/2000 đến tháng 5/2001, áp dụng cơ chế lãi suất cơ bản, nghĩa là Ngân hàng Nhà Nước sẽ công bố lãi suất cơ bản và biên độ dao động cho phép, trên cơ sở đó ngân hàng thương mại sẽ quyết định lãi suất kinh doanh của mình. Tuy nhiên, các ngân hàng thương mại khơng được tính lãi suất cho vay vượt quá lãi suất cơ bản (cộng 0,3%/tháng đối với vốn ngắn hạn và 0,5%/tháng đối với vốn dài hạn). Trong cơ chế này, lãi suất cơ bản đóng vai trị rất quan trọng trong việc quyết định lãi suất kinh doanh của ngân hàng. Tuy nhiên, cơ chế giới hạn biên độ lãi suất so với lãi suất cơ bản về bản chất khơng khác gì so với trần lãi suất áp dụng trước đây. Trên thực tế, mức trần (lãi suất cơ bản cộng biên độ) được định ở mức cao hơn trần lãi suất theo cơ chế cũ rất nhiều. Trước thời điểm áp dụng lãi suất cơ bản, lãi suất cho vay bình quân của bốn ngân hàng thương mại quốc doanh đã kịch trần (0,85%/tháng) và thực tế là trong năm 1999, các ngân hàng thương mại đã không theo kịp năm đợt hạ trần lãi suất của Ngân hàng Nhà Nước. Kết quả là lãi suất cho vay ngắn hạn bình quân đã vượt trần lãi suất.
Nhìn chung, vì chính sách lãi suất này khơng có gì khác biệt với chính sách lãi suất cơ bản nên không tạo ra được nhiều sự thay đổi trong hoạt động thu hút vốn và cho vay của các ngân hàng. Mặt khác, chi phí cho vay đối với các đối tượng vay vốn nhỏ thường lớn, không thể cho vay theo trần lãi suất hay trong phạm vi giới hạn cộng biên độ, đã khiến họ bị loại bỏ khỏi thị trường tiền tệ chính thức. Các khu vực tư nhân khác cũng chỉ có thể được vay trong khoảng 0,75-0,8%/tháng vì các ngân hàng đánh giá các khu vực này ở một mức độ rủi ro cao hơn. Trong khi đó các doanh nghiệp nhà nước – chậm đổi mới nhưng được Chính Phủ bảo lãnh “ngầm” , sẽ được ngân hàng sẵn sàng cho vay với lãi suất khoảng 0,6-0,65%/tháng. Hiện tượng này làm trầm trọng hơn quan hệ tài chính vốn đã khơng lành mạnh ở hai khu vực này. Tuy nhiên, việc các ngân hàng được tự quyết mức lãi suất tuỳ theo mức độ rủi ro trong chính sách này giúp tăng tính cạnh tranh trong hệ thống các tổ chức tín dụng và cải thiện hiệu quả phân bổ vốn. Từ tháng 6/2001 đến tháng 5/2002, trần lãi suất cho vay ngoại tệ (USD) được xoá bỏ, tạo điều kiện cho người đi vay ngoại tệ có thể trực tiếp thoả thuận lãi suất với ngân hàng nội địa và ngân hàng nước ngoài. Như vậy, lãi suất đối với ngoại tệ là lãi suất thị trường, cơ chế lãi suất cơ bản tiếp tục được áp dụng với đồng Việt Nam. Sau một thời gian dài kiên trì theo đuổi lộ trình tự do hóa lãi suất thì đến tháng 6 năm 2002, cơ chế lãi suất thỏa thuận đã chính thức có hiệu lực với sự ra đời của Quyết định 546/2002/QĐ-NHNN ngày 30/05/2002, việc ban hành lãi suất cơ bản của Ngân hàng Nhà Nước chỉ mang tính chất làm tín hiệu cho thị
trường, lãi suất được hình thành hồn tồn dựa trên quan hệ cung cầu vốn thị trường và mức độ tín nhiệm trong quan hệ tài chính. Điều này giúp cho các thành phần khác nhau của nền kinh tế, tuỳ thuộc vào chi phí cho vay và rủi ro, được tiếp cận với các nguồn tín dụng với giá cả hợp lý. Tuy nhiên lãi suất cơ bản của VND được giữ gần như không thay đổi trong suốt thời gian dài, không phản ánh được biến động lãi suất trên thị trường ngân hàng đã khiến cho ý nghĩa tín hiệu của lãi suất cơ bản của NHNN bị xói mịn. Điều này thể hiện đặc biệt rõ trong giai đoạn 2007-2008 khi mà thị trường tiền tệ diễn ra nhiều biến động thất thường.
Trong giai đoạn TTCK sôi động vào 2006 và đầu 2007, một hiện tượng đáng lưu ý là hàng loạt ngân hàng được thành lập. Việc cho thành lập quá nhiều ngân hàng với vốn nhỏ, mạng lưới khách hàng chưa có đã gây ra những hệ quả tai hại sau này. Các ngân hàng nhỏ không thể cạnh tranh được với các ngân hàng quốc doanh, ngân hàng thương mại về uy tín, mạng lưới hoạt động, trình độ quản lý rủi ro nên đành phải dùng lãi suất cao để huy động vốn. Với cơ chế lãi suất thỏa thuận, các ngân hàng nhỏ đã đẩy hệ thống ngân hàng vào một cuộc đua lãi suất, đầu tiên là các ngân hàng cổ phần lớn tham gia cuộc đua lãi suất sau đó đến các ngân hàng quốc doanh cũng phải tăng lãi suất theo để giữ chân khách hàng. Mặc dù, Hiệp hội Ngân hàng và NHNN đã ra nhiều khuyến cáo, cũng như các ngân hàng đã ngồi lại họp để thống nhất không đẩy lãi suất huy động lên quá cao nhưng tính chế tài của các thỏa thuận này không cao và cuộc đua lãi suất vẫn âm thầm diễn ra. Tháng 6/2007, NHNN ra QĐ1141 tăng tỷ lệ dữ trự bắt buộc đối với tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng bằng VND đối với ngân hàng quốc doanh, ngân hàng thương mại cổ phần, liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngồi, cơng ty tài chính tăng từ 5% lên 10%; riêng đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank), tỷ lệ trên là 8% tính trên tổng số dư tiền gửi phải dự trữ bắt buộc. Tuy nhiên động thái này của NHNN cũng không chặn được cuộc đua lãi suất lâu. Tình trạnh thanh khoản kém của các ngân hàng nhỏ đã khiến lãi suất tăng âm ỉ trong nửa cuối 2007 và bùng phát dữ dội vào nửa đầu 2008. Trong khi đó, lạm phát năm 2007 lên hai con số ở mức 12% và tiếp tục leo thang nửa đầu năm 2008 đã khiến cho NHNN khơng thể thối mái hỗ trợ hệ thống ngân hàng qua thị trường mở. Từ đây NHNN đã có một sự thay đổi trong chính sách tiền tệ từ nới lỏng sang thắt chặt. Ngày 30/01/2008, NHNN công bố điều chỉnh một loạt lãi suất chủ chốt, cụ thể lãi suất cơ bản từ 8,25%/năm tăng lên 8,75%/năm, tăng 0,5%/năm; lãi suất tái cấp vốn từ 6,5%/năm tăng lên 7,5%/năm, tăng 1,0%/năm; lãi suất chiết khấu từ 4,5%/năm tăng lên 6,0%/năm, tăng 1,5%/năm. Liền sau đó, một cơn bão lãi suất diễn ra trên hệ thống ngân hàng khi đồng loạt các ngân hàng tham gia vào cuộc đua tăng lãi suất. Lãi suất
qua đêm VND trên thị trường liên ngân hàng có lúc lên tới 43%/năm. Trên thị trường vốn, lãi suất huy động liên tục tăng mạnh, các đỉnh kỷ lục liên tục bị chinh phục 10%-12%-14% chỉ trong 2 tháng đầu năm 2008, đến mức ngày 27/02/2008 NHNN đã phải bật đèn đỏ bằng công điện yêu cầu các ngân hàng đưa lãi suất huy động về dưới 12%. Thực tế mệnh lệnh có tính chất hành chính này của NHNN chỉ có tác dụng ngắn hạn và hạn chế vì các ngân hàng phải bắt buộc phải tăng lãi suất để giải tỏa cơn khát vốn của mình. Dù Hiệp hội ngân hàng Việt Nam liên tục họp lấy ý kiến đồng thuận đưa lãi suất huy động về dưới 12% nhưng các ngân hàng thiếu vốn tranh thủ lách luật xé rào thỏa thuận. Ngày 16/05/2008, NHNN chính thức có quyết định 16/2008/QĐ-NHNN Về cơ chế điều hành lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam theo đó lãi suất kinh doanh của các tổ chức tín dụng bằng đồng Việt Nam đối với khách hàng không được vượt quá 150% lãi suất cơ bản do NHNN công bố, viện dẫn điều 476 Bộ luật dân sự, theo đó lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại không được vượt quá 150% so với lãi suất cơ bản của Ngân hàng Nhà nước công bố theo từng thời điểm.. Cùng lúc đó NHNN cũng điều chỉnh lãi suất cơ bản từ 8.75% lên 12%. Như vậy sau nhiều cố gắng, NHNN cũng đành phải dừng cơ chế lãi suất thỏa thuận để quay lại quản lý lãi suất bằng luật. Tháng 5/2008, lãi suất cơ bản được nâng lên 14%, lãi suất VND căng như dây đàn, trong những tháng quý 3 năm 2008 lãi suất huy động liên tục tăng lên 12%-14%-16%. Ngày 10/06/2008, NHNN lại tăng lãi suất cơ bản lên 14%, lãi suất huy động liên tục tăng và tạo đỉnh ở mức 19.68% bởi Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) vào 26/6/2008, mức lãi suất huy động phổ biến trong hệ thống ngân hàng từ 18-19% trong khi đó lãi suất cho vay chạm trần 21%.
Lãi suất cho vay quá cao đã khiến các doanh nghiệp chùn tay đi vay khiến các ngân hàng nhận ra rằng việc đưa ra một mức lãi suất quá cao sẽ khiến cho các doanh nghiệp giảm đi vay, dẫn đến ngân hàng càng bị ứ đọng vốn. Thêm nữa, những chính sách mạnh tay của Chính Phủ trong việc kiềm chế lạm phát đã khiến cho tốc độ lạm phát những tháng cuối năm 2008 bắt đầu có dấu hiệu chậm lại. Từ giữa tháng 7/2008, các ngân hàng bắt đầu giảm lãi suất cho vay, khởi đầu là ngân hàng BIDV rồi các ngân hàng quốc doanh khác Vietinbank, Vietcombank và Agribank, sau đó là một cuộc giảm lãi suất đồng loạt trong hệ thống ngân hàng.
Với cuộc khủng hoảng thị trường nhà đất và tín dụng ở Mỹ, khởi đầu cho một cuộc suy thối tồn cầu, thế giới cũng như Việt Nam rơi vào nguy cơ một cuộc đại suy thối. Do đó NHNN lại phải thay đổi chính sách tiền tệ của mình lần thứ hai chỉ trong vòng 2 năm, ngày 20/10/2008 NHNN cắt giảm lãi suất cơ bản
xuống 13% và sau đó liên tục mạnh tay cắt giảm lãi suất xuống 12% vào 3/11/2008, 10% vào 2/12/2008, 8.5% vào 19/12/2008 và 7% vào 23/01/2009.
Cùng với chính sách duy trì lãi suất thấp, Chính phủ cũng cơng bố một gói hỗ trợ lãi suất trị giá 1 tỷ đô la theo phương thức bù 4% lãi suất đi vay cho doanh nghiệp. Những thay đổi từ thắt chặt sang nới lỏng trong chính sách tài khóa và tiền tệ đã giúp nền kinh tế lấy lại được đà tăng trưởng và kết thúc năm 2009 với nhiều kết quả khả quan. Tuy nhiên, cùng với đà tăng trưởng thì mối lo lạm phát đang xuất hiện trở lại và khả năng NHNN có những chính sách điều chỉnh trong chính sách tiền tệ theo hướng thắt chặt trong năm 2010 là có cơ sở.